Kéo cưa lừa xẻ nghĩa là gì năm 2024

Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi quen thuộc với tuổi thơ của mỗi chúng ta. Những buổi trưa hè ngồi dưới bóng cây cổ thụ đầu làng cùng nhóm bạn vui đùa và chơi kéo cưa lừa xẻ hay những buổi tối gia đình nhỏ quây quần bên nhau cùng chơi kéo cưa lừa xẻ là một phần ký ức tuổi thơ khó quên đúng không nào. Hãy cùng Special Kid tìm hiểu kỹ hơn về trò chơi này nhé!

Ý nghĩa trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi dân gian kéo cưa lừa xẻ giúp trẻ vận động nhẹ nhàng, như một bài tập thể dục hàng ngày cho trẻ; đồng thời giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đồng thời giáo dục cho trẻ hiểu rõ hơn về tinh thần lao động của ông cha. Tạo sự đoàn kết, tinh thần hợp tác và không khí sôi nổi mỗi khi tham gia trò chơi

Xem thêm sản phẩm bổ sung canxi cho trẻ

Bài hát kéo cưa lừa xẻ

Bài đồng dao kéo cưa lừa xẻ

Tùy theo đặc trưng vùng miền mà các bạn nhỏ có bài hát khác nhau khi tham gia trò chơi. Dưới đây là 2 bài hát phổ biến nhất khi chơi kéo cưa lừa xẻ

Lời 1:

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.

Lời 2:

Kéo cưa lừa kít

Làm ít, ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Nó lấy mất cưa

Lấy gì mà kéo.

Xem thêm sản phẩm tăng đề kháng cho trẻ

Cách chơi kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi kéo cưa lừa xẻ là trò chơi không giới hạn người chơi, cứ 2 người hợp thành 1 đôi là có thể chơi và trò chơi này cũng có thể chơi tại nhiều địa điểm khác nhau như: Trong lớp học, sân trường, bãi đất trống, trên giường, dưới gốc cây...với cách chơi như sau:

Kéo cưa lừa xẻ trong tư thế đứng: Hai người chơi đứng đối diện nhau, bốn tay đan vào nhau trước ngực, chân phải của hai người đưa lên phía trước tì sát vào nhau làm trụ, chân trái để phía sau.

Kéo cưa lừa xẻ tư thế ngồi: Hai người chơi ngồi đối diện nhau, bốn tay đan vào nhau trước ngực, chân đan xen và tì sát vào nhau.

Khi đã lựa chọn được tư thế chơi hai người chơi bắt đầu đưa tay - kéo lần lượt về từng phía [nhịp nhàng như động tác cưa gỗ] và hát bài đồng dao kéo cưa lừa xẻ. Đến câu cuối cùng, cưa về phía bên nào thì bên đó “về bú tí mẹ” và cả hai người chơi cùng reo to trêu đùa nhau đến khi nào mệt thì dừng cuộc chơi.

Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi dân gian đồng dao được nhiều trẻ em yêu thích. Đây là trò chơi tập thể giúp các bé hoạt động tập thể và phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ, thầy cô có thể đọc bài viết sau để hướng dẫn trẻ cách chơi trò này.

1. Nguồn gốc của trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ là trò chơi dân gian lâu đời, không rõ ra đời khi nào, ai sáng tạo ra. Trò chơi này được nhiều trẻ em, nhất là trẻ vùng nông thôn chơi đùa. Cho đến nay thì trò chơi này đã bị mai một nhiều, không còn nhiều trẻ biết chơi nữa. Để giúp trẻ có tuổi thơ đẹp, tránh xa các trò chơi điện tử có hại cho sức khỏe thì cha mẹ, thầy cô nên dạy trẻ trò chơi này, đây cũng là cách để lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

2. Lứa tuổi, giới tính nào phù hợp chơi?

Trò chơi này phù hợp với tất cả các bé, không phân biệt nam nữ và độ tuổi.

3. Số lượng người chơi kéo cưa lừa xẻ

Số lượng người chơi không giới hạn, cứ 2 bé xếp thành một đôi cùng chơi với nhau.

4. Không gian chơi kéo cưa lừa xẻ

Không gian vừa đủ chỗ ngồi cho tất cả mọi người tham gia trò chơi, không quá cần quá rộng. Chỗ ngồi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn. Lưu ý, vì khi chơi trẻ sẽ có động tác ngả lưng xuống nên cần thêm khoảng không gian này nữa, tránh việc va chạm giữa các nhóm khi chơi.

5. Hướng dẫn cách chơi kéo cưa lừa xẻ

Chuẩn bị

  • Số lượng người chơi: Không giới hạn và chơi theo cặp. Người lớn có thể chia sẵn các cặp, cho trẻ tự chọn hoặc oẳn tù xì để chọn cặp ngẫu nhiên.
  • Diện tích ngồi vừa đủ cho tất cả mọi người.
  • Bài đồng dao:

“Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ.”

Hoặc:

“Kéo cưa lừa kít

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Nó lấy mất cưa

Lấy gì mà kéo?”

Luật chơi

Trẻ đọc thuộc lời đồng dao và đung đưa theo đúng nhịp của bài.

Cách chơi

  • Mỗi nhóm có 2 trẻ ngồi đối diện nhau. Cả 2 đều duỗi thẳng chân ra phía trước, 2 bàn chân đạp vào nhau, 2 bàn tay nắm lấy nhau, cùng đẩy qua đẩy lại như người đang cưa gỗ theo nhịp 2 – 2, miệng đọc lời đồng dao.
  • Lời đồng dao kết thúc ở trẻ nào thì bàn cưa xẻ chúc theo trẻ đó. Để trò chơi hấp dẫn, sau mỗi lần kết thúc nên đổi lại lượt bắt đầu để cho mỗi trẻ đều được nhận là “ông thợ bị thua” hoặc là “ ông thợ lười”
    Các bé nắm tay nhau cùng kéo qua kéo lại và đọc bài đồng dao theo nhịp kéo

6. Ý nghĩa của trò chơi kéo cưa lừa xẻ

Khi chơi kéo cưa lừa xẻ, các bé sẽ được rèn luyện cả về thể chất và ngôn ngữ như sau:

  • Trẻ được hoạt động tập thể theo nhóm nhỏ. Trẻ được vận động vừa phải đôi tay và thân thể.
  • Trẻ phát triển ngôn ngữ: nhớ lời đồng dao và đọc đúng theo nhịp của bài đồng dao có 4 từ có vần điệu dễ nhớ, dễ thuộc.

7. Những điều cần chú ý khi chơi kéo cưa lừa xẻ

Để trẻ chơi an toàn, không gặp rủi ro gì, khi tổ chức trò chơi, người lớn nên chú ý những điều sau đây:

Trong bài đồng dao kéo cưa lừa xẻ ống thở nào khỏe thì được ăn gì?

Bài đồng dao thường được sử dụng là: Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe. Về ăn cơm vua.

Tập tầm vông là trò chơi gì?

Tập tầm vông là một bài đồng dao phổ biến khắp Bắc, Trung, Nam nhại theo âm trống tầm vông / tâm vinh [gọi theo Nghệ An] tức trống cơm: Tập tầm vông. Chị có chồng / ý hiểu chị có chồng và có gia đình riêng tư như bao người. Em có vợ / em cũng có gia đình như chị

Trò chơi gieo hạt là trò chơi gì?

Trò chơi gieo hạt nảy mầm là trò chơi phổ biến được các cô giáo mầm non hướng dẫn các bé chơi. Đây là trò chơi tập thể rèn luyện thính giác, khả năng tập trung, nghe và làm theo hiệu lệnh cho trẻ.

Chủ Đề