Huyện krông pắk có bao nhiêu xã năm 2024

Krông Pắk [Đắk Lắk ] là huyện duy nhất ở miền Trung – Tây Nguyên được chọn để xây dựng thành “huyện điểm văn hoá”. Sau 5 năm thực hiện, những kết quả đạt được trong kế hoạch xây dựng “huyện văn hoá” được khẳng định chính là đòn bẩy làm thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế -văn hoá - xã hội của huyện. Cái đích trở thành “huyện văn hoá” đầu tiên của miền Trung – Tây Nguyên không còn xa.

Cứ đều đặn mỗi tuần 3 buổi tối, già làng Y Djỡn Niê, buôn Krông Pắk, xã Ea Kly, huyện Krông Pắk lại đến Nhà văn hoá cộng đồng của buôn để thực hiện một công việc đầy ý nghĩa: dạy diễn tấu cồng chiêng và cách chế tác các nhạc cụ dân tộc cho đám trẻ con trong làng. Cho đến nay, tất cả trẻ từ 9-10 tuổi trở lên ở buôn Krông Pắk đều biết diễn tấu cồng chiêng, thuộc nhiều làn điệu Ay Ray, nghề dệt thổ cẩm được khôi phục… Không chỉ ở buôn Krông Pắk mà ở tất cả 273 thôn, buôn ở huyện Krông Pắk đều đang thực hiện rất tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thồng. Đồng thời, việc xây dựng đời sống văn hoá tinh thần về mọi mặt được nhân dân hưởng ứng nhiệt thành theo tinh thần: dân biết – dân bàn – dân làm – dân kiểm tra.

Krông Pắk vốn là vùng chuyên canh cây cà phê và một số loại cây công nghiệp vào loại lớn của tỉnh Đắk Lắk, vì vậy đời sống kinh tế khá phát triển. Tuy nhiên, trong vòng xoáy của cơ chế kinh tế thị trường, một mặt nào đó đã làm ảnh hưởng mạnh đến đời sống văn hoá của nhân dân vốn lâu nay chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý giá bị mai một; đời sống văn hoá trong cộng đồng dân cư mang nhiều dấu hiệu bất ổn… Phong trào xây dựng đời sống văn hoá sâu rộng khắp trong huyện có được như hiện nay là bước nhảy vọt về nhận thức của nhân dân, từ khi Krông Pắk được chọn để xây dựng “huyện điểm văn hoá” đầu tiên của khu vực miền Trung – Tây Nguyên gia đoạn 2005 – 2010.

Sau lễ phát động xây dựng “huyện điểm văn hoá Krông Pắk” hồi tháng 3/2005, các cấp Đảng, chính quyền và cơ quan đoàn thể ở đây đứng trước hàng “núi” những khó khăn, bởi Krông Pắk vốn là vùng quy tụ dân cư từ nhiều địa phương với nhiều dân tộc khác nhau về sinh sống, lập nghiệp. Huyện đã đưa ra một kế hoạch thực hiện khoa học, phương châm là hướng đến làm chuyển biến nhận thức của nhân dân một cách thấu tình đạt lý; vừa thực hiện vừa bổ sung. Chẳng hạn, đối với 58 buôn đồng bào dân tộc Ê-đê vốn quen với cuộc sống “cộng sinh”, xúm xít trên những ngôi nhà dài truyền thống, huyện đưa ra chủ trương tách hộ, lập vườn nhưng vẫn giữ lại những nét văn hoá truyền thống. Tất cả được đồng bào bàn bạc và ghi vào hương ước quy ước.

Đến nay, toàn huyện đã có 38.439 hộ/42.309 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, trong đó đã có trên 30.000 hộ được công nhận “Gia đình văn hoá” các cấp; 14/16 xã, thị trấn đăng ký và làm lễ phát động xây dựng xã văn hoá. Để có kinh phí phục vụ công tác xây dựng xã văn hoá, ngoài 40 triệu đồng do huyện hỗ trợ, nhân dân các xã đã đóng góp thêm ít nhất 300 triệu đồng mỗi xã để làm “quỹ xây dựng xã văn hoá”. 253/273 thôn, buôn, tổ dân phố đăng ký xây dựng thôn buôn, tổ dân phố văn hóa. Từ nguồn đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân, đã có 44 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xây dựng được Nhà văn hoá cộng đồng, với tổng kinh phí 5,8 tỷ đồng. Xây dựng 240 hội trường thôn, buôn, tổ dân phố trị giá hơn 10 tỷ đồng hoàn toàn bằng nguồn kinh phí tự góp của nhân dân đồng… Năm 2007, huyện đã cấp hàng chục bộ cồng chiêng; hàng chục lớp dạy diễn tấu cồng chiêng được mở cho các buôn người dân tộc thiểu số tại chỗ. Ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc được duy trì ở từng thôn, buôn.

Bên cạnh những giá trị văn hoá của đồng bào dân tộc tại Tây Nguyên như cồng chiêng, hát Ay ray, kể Khan, dệt thổ cẩm, các lễ hội truyền thống được bảo tồn, khôi phục và ngày càng phát triển, trở thành “cuộc sống tinh thần” không thể thiếu, sẽ là thiếu sót lớn nếu không đề cập đến những loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc anh em đến từ các vùng miền khác hiện đang sinh sống ở Krông Pắk như câu lạc bộ hát Then – đàn tính ở xã Ea Dông, đội tuồng cổ độc nhất vô nhị của vùng Tây Nguyên ở xã Hoà Tiến… đã từng nhiều lần đoạt giải cao trong các cuộc liên hoan toàn quốc. Không không chỉ bảo tồn, khôi phục các giá trị văn hóa của cá dân tộc, huyện còn tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc Ê-đê, Xê-đăng, Tày, Nùng, Vân Kiều, Hoa… sinh sống trên địa bàn cùng tổ chức các ngày hội để gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tôn vinh các điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực. Đó cũng là nét độc đáo hiếm thấy của Krông Pắk.

Đời sống văn hoá phát triển, các giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy đã thực sự là đòn bẩy cho Krông Pắk phát triển kinh tế - xã hội. Một vị lãnh đạo đứng đầu huyện đã đưa ra nhận xét: một địa phương có đời sống văn hóa của nhân dân phát triển thì không thể là huyện nghèo. Sống có văn hoá, người dân thi đua phát triển kinh tế, tự nguyện giúp nhau làm kinh tế, sống tương thân tương ái… Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Krông Pắk luôn đứng trong nhóm dẫn đầu của tỉnh Đắk Lắk với mức tăng bình quân trong 5 năm qua là 12,3%, thu nhập bình quân đạt hơn 16 triệu đồng /người/năm, thu ngân sách tăng bình quân 20%/năm. Nền kinh tế của huyện được đánh giá là đang phát triển nhanh, đa dạng và bền vững. Các chương trình của Chính phủ như: 132, 134, 135, 159, 167… được huyện thực hiện đạt hiệu quả cao, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt.

Kinh tế phát triển, công tác y tế, giáo dục cũng được nâng cao và từng bước được xã hội hoá. Krông Pắk đã được công nhận hoàn thành phổ cập THCS vào năm 2006. Bình quân mỗi năm Krông Pắk huy động trên 10 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất trường lớp, trong đó gần ½ số tiền đó là huy động sức dân; vận động hàng chục tỷ đồng cho công tác xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa. Số học sinh trong độ tuổi được đến trường đạt trên 98%. Toàn huyện xây dựng được 267 chi hội khuyến học với số tiền quỹ tự huy động gần 2 tỷ đồng./.

Huyện Krông có bao nhiêu xã?

Toàn huyện có 1 thị trấn và 13 xã gồm: Thị trấn Krông Kmar, các xã Yang Reh, Ea Trul, Hòa Sơn, Khuê Ngọc Điền, Hòa Tân, Cư Kty, Hòa Thành, Dang Kang, Hòa Lễ, Hòa Phong, Cư Pui, Cư Đrăm, Yang Mao.

Huyện Krông Pa có bao nhiêu xã và thị trấn?

Đơn vị hành chính cấp xã, trị trấn: 14 [1 thị trấn, 13 xã]. - Thị trấn: Phú Túc. - Các xã: Uar, Ia Rsiơm, Ia Rmok, Chư Rcăm, Ia Dreh, Krông Năng, Ia Rsai, Chư Drăng, Ia Mlah, Chư Gu, Đất Bằng, Phú Cần, Chư Ngọc.

Huyện Lắk bao nhiêu xã?

Hành chính. Huyện Lắk có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Liên Sơn [huyện lỵ] và 10 xã: Bông Krang, Buôn Tría, Buôn Triết, Đắk Liêng, Đắk Nuê, Đắk Phơi, Ea Rbin, Krông Nô, Nam Ka, Yang Tao.

Daklak có bao nhiêu xã phường?

Hành chính. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, với 184 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 20 phường, 13 thị trấn và 151 xã.

Chủ Đề