Huyện bảo thắng có bao nhiêu dân tộc anh em năm 2024

Là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, huyện Bảo Thắng hiện có 112.035 người, trong đó đồng bào DTTS là 45.235 người chiếm hơn 40% dân số toàn huyện. Thời gian qua, đồng bào các dân tộc luôn đoàn kết, thống nhất, tích cực tham gia lao động, sản xuất phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện có hiệu quả các Chương trình Mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững và xây dựng Nông thôn mới.

Đến thời điểm này, huyện Bảo Thắng đã có 2 xã ra khỏi diện 135, 6/15 xã, thị trấn hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Các chương trình, chính sách dân tộc đã và đang góp phần chuyển biến tích cực cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, cụ thể: 100% các xã có điện lưới quốc gia, 100% thôn bản có đường giao thông, 100% đồng bào dân tộc ở các xã thuộc vùng khó khăn được cấp thể bảo hiểm y tế miễn phí…Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân 6%/năm, đến thời điểm này tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,98%, trong đó hộ nghèo thuộc đồng bào DTTS còn 1.983/9.711 hộ chiếm 20,4%... Đời sống kinh tế nâng cao, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS được gìn giữ và phát triển...

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Bảo Thắng cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, tại Đại hội, huyện Bảo Thắng đề ra mục tiêu quyết tâm phấn đấu đến năm 2025 đưa huyện Bảo Thắng trở thành huyện trọng điểm của tỉnh Lào Cai; bình quân mỗi năm giảm 5-5,5% hộ nghèo, không còn nhà ở dột nát, 99% nhà đạt tiêu chuẩn; 95% đường liên thôn, xóm được bê tông hóa; 99% trẻ em trong độ tuổi được đến trường…

Tại Đại hội, đã có 1 tập thể, 2 cá nhân vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc; 7 cá nhân nhận Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc.

Đại hội đã bầu 17 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ III, diễn ra vào tháng 10 tới.

Với 17 dân tộc anh em, huyện Bảo Thắng được biết đến là một trong những địa phương có bản sắc văn hóa đa dạng và đặc sắc. Những năm gần đây, trước sự mai một, huyện đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn, duy trì vốn văn hóa dân tộc.

Xác định di sản văn hóa là tài sản quý giá, gắn kết cộng đồng, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, nên Bảo Thắng đã có những bước đi cụ thể, trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa với giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng. Với 2 khu di tích cách mạng là Soi Giá, Soi Cờ [xã Gia Phú], di tích lịch sử Chiến thắng đồn Phố Lu [thị trấn Phố Lu], cùng với đầu tư của Nhà nước, huyện đã huy động xã hội hóa để có thêm nguồn lực cho công tác trùng tu, tôn tạo. Vào các dịp lễ, tết, huyện thường xuyên tổ chức cho thế hệ trẻ tham quan, mời cựu chiến binh đến nói chuyện truyền thống, giáo dục tinh thần cách mạng, động viên con, cháu tiếp tục phấn đấu. Lễ hội là một trong những nét riêng biệt, mang tính đặc trưng cho văn hóa mỗi dân tộc, vì vậy, công tác bảo tồn lễ hội được huyện coi trọng. Trên địa bàn huyện có 10 lễ hội truyền thống của các dân tộc được phục dựng và tổ chức định kỳ thường niên như: Lễ hội xuống đồng; hội hát qua làng; lễ hội Gầu tào; lễ cúng rừng… Hằng năm, huyện tiến hành khảo sát các lễ hội có nguy cơ mai một, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức, làm mẫu, những năm tiếp theo, các xã theo trình tự đó tiến hành.

Nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong các lễ hội.

Phú Nhuận là một trong những xã tiêu biểu trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Trong 15 năm qua, xã duy trì tổ chức lễ hội xuống đồng, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân địa phương, vừa tạo không khí phấn khởi cho bà con. Phục dựng lại sao cho giữ được những nét truyền thống, gần với nguyên bản là mục tiêu mà xã đưa ra, không chỉ lấy ý kiến của bậc cao niên, mà xã còn cử cán bộ đến học kinh nghiệm ở các địa phương khác đã tổ chức trước đó. Bên cạnh đó, Phú Nhuận cũng thành lập đội văn nghệ quần chúng với khoảng 20 thành viên. Những “diễn viên nghiệp dư” này, sau giờ lao động, tập hợp lại để cùng nhau tập luyện, biểu diễn các làn điệu then dân tộc Tày. Nhờ vậy, làn điệu then không bị mất đi, mà được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Bà Lê Hải Thanh, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Thắng cho biết: Không riêng Phú Nhuận, các xã đều tích cực trong việc khôi phục lễ hội truyền thống.

Một thành công nữa của Bảo Thắng, chính là bảo tồn giá trị văn hóa phi vật thể, đặc biệt là phục dựng thành công Hội hát qua làng. Đây là hình thức hát đối đáp giữa người dân các thôn, bản với nhau của dân tộc Dao, xã Bản Phiệt. Trước việc lớp con cháu không còn thuộc nhiều bài hát giao duyên của dân tộc, hội hát được tổ chức mỗi năm thưa dần, quy mô ngày càng thu hẹp, nên xã kịp thời cho ghi chép lại lời bài hát, tổ chức các buổi truyền dạy hát và tổ chức lại hội hát. Nhờ đó, nét sinh hoạt văn hóa tưởng chừng đã mai một được tái hiện lại mỗi năm vào ngày mùng 5 Tết, thu hút hàng trăm người dân trong vùng tham dự.

Cùng với đó, các trường học trên địa bàn, nhất là cấp tiểu học và trung học cơ sở đã tổ chức Cuộc thi “Em yêu làn điệu dân ca”, là cách khuyến khích thế hệ trẻ đến với nghệ thuật truyền thống. Danh sách các nghệ nhân am hiểu văn hóa phi vật thể về lĩnh vực dân ca, hương ước, múa khèn, thuốc cổ truyền, lễ hội, thêu - dệt truyền thống cũng được huyện lập và có kế hoạch mời tham gia tổ chức truyền dạy cho lớp kế cận.

Những nỗ lực của huyện Bảo Thắng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực. Kết quả đó không chỉ lưu lại nét đẹp văn hóa cho thế hệ tương lai, mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Chủ Đề