Hút mũi cho trẻ nhiều có tốt không

Trẻ bị nghẹt mũi có nhiều nguyên nhân như: cảm lạnh, dị ứng, dị vật mũi, polyp mũi… Những trường hợp nghẹt mũi do cảm hay dị ứng thì có thể xịt mũi cho trẻ được nhưng cũng không nên lạm dụng xịt và hút mũi thường quy mỗi ngày vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi mà chỉ nên làm khi có chỉ định của bác sĩ. Cách làm thông mũi tốt nhất tránh tổn thương mũi là dùng khăn giấy sạch xếp nhỏ lại thành cái bấc sâu kèn rồi đưa vào mũi để giấy thấm nước mũi thì lấy ra, làm đến khi nào thấy khô thì thôi, trước đó có thể xịt mũi với nước muối rồi để khoảng 30 phút cho nước mũi loãng ra thì sẽ dễ làm thông mũi bằng bấc sâu kèn hơn.

Nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài và không cải thiện sau xịt mũi nhất là nghẹt 1 bên mũi, thì phải đi khám bác sĩ tai mũi họng kiểm tra để loại trừ nguyên nhân do polyp hay dị vật… Những nguyên nhân này cần phải can thiệp thì trẻ mới hết nghẹt mũi được. Nếu trẻ nghẹt mũi có kèm theo sốt, ho, khó thở… thì cũng nên đưa trẻ đi bệnh viện để khám bệnh.

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém, nên trẻ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp, chảy mũi, nghẹt mũi. Vì vậy, bố mẹ cần phải biết cách hút mũi cho trẻ sơ sinh để có thể xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi. Vậy hút mũi cho bé thế nào là đúng cách và an toàn? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1/ Vì sao cần hút mũi cho trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm với các bệnh về đường hô hấp, bởi hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn kém tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập. Thời điểm dễ bị viêm đường hô hấp nhất là mùa đông – xuân hoặc khi thời thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí thấp làm trẻ dễ bị ngạt mũi, khó thở.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là do đờm, chất nhầy hoặc dị vật mắc ở khoang đường thở. Đờm hay xuất hiện trong cuống phổi, cây phế quản, xoang mũi… khiến cho đường thở của trẻ bị tắc nghẽn. Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi sẽ có biểu hiện thở khò khè, khó thở, khi ngủ phải thở bằng miệng…

Do đó, việc giảm đờm trong mũi trẻ là điều cần làm để tạo ra sự thông thoáng cho đường thở và việc hô hấp trở nên dễ dàng hơn. Vì trẻ sơ sinh còn nhỏ sẽ không biết cách tự xì mũi hay khạc đờm ra ngoài, do đó bố mẹ cần phải biết cách sử dụng cụ để hút mũi để lấy chất nhầy ra ngoài.

Trẻ cần được hút dịch mũi để có thể hô hấp bình thường

2/ Cách hút mũi cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi và bác sĩ có chỉ định hút chất nhầy mũi hằng ngày tại nhà, bố mẹ có thể được khuyên dùng dụng cụ ống bơm khá phổ biến. Cách hút mũi cho bé được thực hiện như sau:

Bước 1: Đặt bé nằm xuống và giữ đầu nghiêng về một bên, lấy dung dịch nước muối sinh lý đã pha loãng sẵn nhỏ khoảng 1 – 2 giọt vào trong mũi để làm loãng chất nhầy bên trong. Để yên trong 10 giây.

Bước 2: Sau 2 – 3 phút khi chất nhầy được hòa loãng, bạn hạ đầu bé thấp hơn chân để dung dịch có thể đi sâu vào khoang mũi. Lúc này mũi của bé đã được thông dịch nhầy. Nếu bé vẫn còn thở khò khè nên nhỏ thêm vài giọt nước muối sinh lý.

Bước 3: Lưu ý, ống bơm cần được đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đưa vào mũi bé. Đặt đầu ống bơm và mũi sao cho khớp, sau đó bạn mới nhẹ nhàng hút chất nhầy ra.

Không được đưa ống bơm quá sâu vào trong mũi vì sẽ gây tổn thương niêm mạc mũi. Trong trường hợp nếu bé cử động mạnh hoặc phản kháng cần dừng lại ngay. Khi trẻ chịu hợp tác thì bạn mới thực hiện hút mũi được. Đặt đầu vòi lớn vào trước mũi bé. Đầu thon được nối với một ống hình trụ dài, thu được chất nhầy từ mũi.

Hút mũi cho trẻ sơ sinh cần thực hiện đúng cách

Bước 4: Bạn hãy đặt lên miệng đầu còn lại của dụng cụ và hút. Lượng chất nhầy đi ra từ mũi bé tùy thuộc vào lực hút của bạn.

Bước 5: Khi hút mũi cho bé xong, bạn đem dụng cụ đi rửa thật kỹ càng bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó tiếp tục hút bên mũi còn lại cho bé với thao tác tương tự.

3/ Một số lưu ý

Khi thực hiện cách chữa ngạt mũi cho trẻ sơ sinh bằng ống bơm, bạn nên nhớ rằng niêm mạc vùng mũi của trẻ còn rất mỏng và dễ tổn thương, khi thực hiện hút đờm trong mũi trẻ cần phải nhẹ nhàng và đúng cách hạn chế xây xát.

Dụng cụ hút mũi phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi sử dụng.

Sau khi hút mũi cho bé xong cần phải vệ sinh mũi họng trẻ nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.

Không thực hiện hút chất nhầy mũi quá 3 lần/ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương, khiến trẻ dễ bị các bệnh đường hô hấp.

Không được tự hút mũi cho bé trực tiếp bằng miệng của mình bởi rất dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.

  LÀM GÌ KHI TRẺ SƠ SINH BỊ NGHẸT MŨI?

Nếu thấy trẻ bị hắt hơi khi rửa mũi bằng nước muối, bạn cũng không cần quá lo lắng bởi dung dịch vệ sinh vẫn đi vào khoang mũi bé, đồng thời việc hắt hơi cũng giúp đẩy chất nhầy trong mũi ra ngoài. Chỉ khi nào trẻ phản ứng mạnh thì cần dừng lại.

Nếu thực hiện cách hút mũi cho trẻ sơ sinh thường xuyên trong vòng 3 ngày mà vẫn không đỡ, tình trạng ngạt mũi, sổ mũi kéo dài thì lúc này bạn cần đưa bé đến các cơ sở y tế để kiểm tra. Rất có thể bé mắc những bệnh lý về đường hô hấp khác như viêm phổi, viêm tiểu phế quản… cần được điều trị thích hợp.

Nguồn tham khảo: //medlatec.vn/tin-tuc/huong-dan-me-cach-hut-mui-tot-nhat-cho-be-yeu-s159-n18060

Khi nào thì nên hút mũi cho trẻ?

Khi nào thì cần hút mũi cho trẻ sơ sinh? Trẻ nhỏ hay mắc các vấn đề về hô hấp gây ngạt mũi, sổ mũi khó thở do chất nhầy và đờm chứa đầy trong các khoang miệng, xoang mũi. Ở những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, không biết cách để khạc ra đờm. Nên lúc này hút mũi là việc cần thiết để đảm bảo sự thở cho trẻ.

Nên hút mũi cho trẻ bao nhiêu lần 1 ngày?

Theo các chuyên gia thì mẹ chỉ nên hút mũi cho trẻ từ 2 – 3 lần/ngày và không nên lạm dụng, nhất là nước rửa mũi, vì khi dùng quá thường xuyên có thể làm mỏng niêm mạc mũi sẽ ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác của bé.

Tại sao không nên dùng miệng hút mũi cho trẻ?

Tuy nhiên, về mặt khoa học, miệng là nơi chứa rất nhiều các loại vi khuẩn khác nhau. Việc dùng miệng hút cho trẻ vô hình chung tạo một con đường lây nhiễm vi khuẩn từ khoang miệng sang cho trẻ. Điều này có thể làm tăng tình trạng nhiễm khuẩn của trẻ.

Có nên ngày nào cũng hút mũi cho bé?

Không thực hiện hút chất nhầy mũi quá 3 lần/ngày sẽ khiến cho niêm mạc mũi bị mỏng đi, dễ bị tổn thương, khiến trẻ dễ bị các bệnh đường hô hấp. Không được tự hút mũi cho bé trực tiếp bằng miệng của mình bởi rất dễ lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.

Chủ Đề