Hướng dẫn trò chơi với nước cho trẻ

MỘT SỐ TRÒ CHƠI VỚI NƯỚC CHO TRẺ 3 TUỔI

Sưu tầm - Biên tập: Lê Đức, Phùng Tường

1. Tắm cho búp bê
Chuẩn bị:
1 chậu đựng nước sạch, 1 khăn rửa mặt, 1 khăn tắm. Quần áo búp bê.
Cho trẻ thực hiện các thao tác với búp bê
- Gội đầu, rửa mặt, kì cọ
- Lau khô người
- Mặc quần áo

 2. Giặt quần áo
Chuẩn bị: ½ chậu nước sạch, 2 –3 bộ quần áo búp bê,1 chậu đựng quần áo sạch. một dây phơi cao chừng khoảng 50 cm bằng cước hoặc dây thừng.
Cho trẻ thực hiện các động tác:
- Vò quần áo
- Vắt quần áo
- Phơi quần áo

3. Đong nước đổ vào chai
Chuẩn bị 2 chai nhựa [can, bình] có 2 kích thước to - nhỏ khác nhau. phễu và ca, 1 chậu nước.
Cho trẻ chơi: đong nước đổ vào hai chai
So sánh nước ở trong 2 chai

4. Vật chìm và nổi
Chuẩn bị một khay đồ chơi, trong đó có một số đồ chơi nặng và một số đồ chơi nhẹ. Thả tất cả đồ chơi đó vào chậu nước.
- Cho trẻ quan sát gọi tên đồ chơi “chìm”, đồ chơi “nỏi”
- Giải thích cho trẻ “chìm”do nặng, “nổi” do nhẹ
- Cho trẻ chơi “Ai vớt được nhiều đồ chơi”

5. Chơi thuyền
Chuẩn bị: đổ ½ chậu nước sạch, 2 – 3 cái thuyền gấp bằng giấy hoặc thuyền bằng nhựa có cánh buồm bằng giấy [hoặc nắp nhựa, lá cây…] cho trẻ chơi thả thuyền.

6. Câu cá
Chuẩn bị cần câu cá có gắn lưỡi câu bằng nhựa, Một vài con cá nhựa hoặc giấy dùng kẹp gắn vào miệng cá để trẻ có thể gắn vào lưỡi câu [nên chuẩn bị cá có kích thước, màu sắc khác nhau]. Một chậu nước.
Cho trẻ chơi: câu cá
So sánh kích thước, phân biệt màu sắc các con cá câu được

7. Cho trẻ tự rửa tay, rửa mặt. cô giáo có thể cho trẻ cảm nhận độ nóng, lạnh của nước

8. Tháo nút của chậu nước để chonước chảy hết ra ngoài, sau đó cô nút lại và đổ đầy nước vào và chỉ cho trẻ xem nước trong chậu đã chảy đi đâu


9. Pha thạch, cho trẻ quan sát thạch đông lại.

10. Cho trẻ xem ấm nước đang sôi và quan sát hiện tượng hơi nước ngưng tụ.

11. Thổi bong bóng xà phòng trong nhà hoặc ngoài trời, khi trời nắng hoặc khi có gió.

12. Cho trẻ xem mưa rơi, cảm nhận nó rơi xuống mặt trẻ, cũng có thể chỉ cho trẻ thấy hạt mưa rơi nghiên, chảy vào ống màng, trẻ có thể thử bước vào các vũng nước mưa đọng.

13. Cho trẻ giặt các loại vải khãc nhau để trẻ cảm nhận sự khác biệt khi chúng bị nhúng ướt, có một số loại vải khi nhúng ướt dễ chuyển màu nhưng có một số loại khác thì không.

14. Hãy thả rơi một vài vật xuống nước và cho trẻ quan sát sự loang ra của mặt nước.

15. Cho trẻ tưới cây bằng bình nước hoặc vòi phun.

16. Tạo một vũng nước nhỏ trên mặt sàn nhà cho trẻ dùng các vật khác nhau để cho trẻ nhúng vào vũng nước. Vì dụ: bàn thấm, miếng bọt biển, giấy thấm.

17. Cho trẻ quan sát những giọt sương đọng trên các ngọn cỏ, trẻ các tơ nhiện hoặc trên nhành cây…

18. Cho trẻ dùng nước để vẽ lên các bề mặt khác nhau: tường rào, bờ tường, lối đi và quan sát những vệt nước khô dần khi có nắng hoặc bóng râm.

19. Cho trẻ tưới vây bằng bình nước hoặc vòi phun

Lưu ý: Khi cho trẻ chơi với nước, cha mẹ, cô giáo cần chú ý:
- Chọn thời điển thuận lợi cho người lớn có thể trông trẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Không cho trẻ chơi với nước khi trời lạnh
- Thời gian chơi không quá 15 phút
- Xắn gọn tay áo của trẻ, nếu có thể cho trẻ mặc yếm không thấm nước
- Có thể cho trẻ chơi với nước khi tắm, rửa cho trẻ

Theo Tạp chí giáo dục mầm non Số 1- 2005

Trò chơi với nước cho trẻ mầm non là trò chơi mang đến cơ hội cho trẻ mầm non sử dụng các giác quan để khám phá thế giới tự nhiên. Trò chơi với nước cho trẻ mầm non giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và thích thú. Chơi với nước là hoạt động thư giãn, giải trí vì nó không đòi hỏi phải hoàn thành nhiệm vụ cụ thể nào.

trò chơi với nước cho trẻ mầm non

Tạo ra một đại dương thu nhỏ trên thế giới: Với một khu chơi nước và một vài đồ dùng đồ chơi mầm non như tàu thủy hoặc thuyền gấp bằng giấy, hoặc sỏi, các con vật nhự như cá, mực, tôm, cua, trẻ mầm non sẽ thích thú sưu tầm các đồ chơi mầm non ngoài trời mầm non sáng tạo có sẵn. Kết hợp để tạo ra đại dương nhỏ thật phong phú với các sinh vật biển đa dạng. Qua đó trẻ mầm non có thể học được vật nổi, vật chìm, màu sắc, phân biệt tính chất của các nguyên liệu như giấy, nhựa, thủy tinh,… đồng thời trẻ mầm non còn được phát triển các kỹ năng vận động tinh.

tro choi ve nuoc cho tre mam non

trò chơi đổ nước vào chai mầm non

Bồn Cát Nước Mầm Non

Trò chơi với cát, sỏi, nước là trò chơi mang đến cơ hội cho trẻ sử dụng các giác quan để khám phá thế giới tự nhiên. Giúp trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ và thích thú. Chơi với cát, sỏi, nước là hoạt động thư giãn, giải trí vì nó không đòi hỏi phải hoàn thành nhiệm vụ cụ thể nào. Khi cùng nhau tham gia hoạt động vui chơi thú vị như vậy, trẻ sẽ có cơ hội học cách chia sẻ, giúp đỡ nhau. Qua các trò chơi đơn giản với nước như: lọc nước, đong nước qua lại trong các loại chai đựng có thể tích khác nhau, đổ cước từ trên cáo chảy xuống chỗ thấp hơn, hút nước qua ống nhựa, vòi, thí nghiêm để tìm ra vật chìm, vật nổi, thảo luận kết quả khám phá..., trẻ tìm hiểu những khái niệm đơn giản về toán, khoa học, đồng thời sự phát triển ngôn ngữ cũng được kích thích. Những đồ chơi cát như xô, bình tưới nước, xẻng, cào, khuôn cát các loại, hay những đồ chơi nước sẽ giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng phong phú.

Trò chơi với cát: Trẻ trải nghiệm cảm giác sảng khoái khi sờ mó, nghịch với cát. Trẻ chơi với cát để thư giãn. Chơi với cát còn giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo vởi vì chúng được thoải mái làm theo sáng kiến của riêng mình, trong quá trình chơi trẻ có trẻ thay đổi thêm bớt, mở rộng các ý tưởng của mình khi tạo ra một công trình nào đó với cát như: Đào, xới, xúc, ịn. gạt cho bằng, bưng 1 xô cát, tạo sự cân bằng cho 2 giỏ cát... là những hoạt động giúp trẻ phát triển cơ bắp và sự phối hợp khéo léo, hịp nhàng của cơ thể.

Khi trẻ làm bánh, xây lâu đài, đắp hang, đập, tạo sợ bằng nhau của 2 giỏ... bằng cát , là phát triển ở trẻ trí tưởng tượng và hình thành các biểu tượng về thế giới xung quanh.

Khi trẻ cùng nhau làm một cái gì đó với cát thì chúng thường học cách chia sẻ, hợp tác, thương lượng, kiên trì chờ đến lượt mình... nghĩa là phát triển các năng lực xã hội một cách tự nhiên.

Trò chơi với sỏi: Qua các trò chơi với sỏi cũng giúp trẻ trải nghiệm, sờ mó như trẻ xếp hình bằng sỏi, xếp dường đi bằng sỏi, đong sỏi từ rổ to sang rổ nhỏ hơn, cho sỏi chạy theo ống từ cao xuống thâp, tạo sự bằng nhau giữa 2 giỏ, tô màu viên sỏi… Ngôn ngữ được hình thành cùng với việc trẻ khám phá ra các đặc tính khác nhau khi chơi với sỏi.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ được tiếp xúc trải nghiệm thiên nhiên với cát, sỏi, nước giúp trẻ hứng thú và các cô giáo luôn nghĩ làm sao để những giờ hoạt động chơi ngoài trời của trẻ không khô khan và trở nên thú vị, đồng thời tăng cường thêm sự hiểu biết với trẻ về môi trường tự nhiên.

Trẻ sẽ quên luôn điện thoại thông minh hay máy tính bảng nhờ 5 trò chơi với nước đá thú vị này.

Chỉ với nước trắng, khay đựng đá và một vài vật dụng đơn giản, dễ kiếm khác, cha mẹ hoàn toàn có thể sáng tạo ra những trò chơi khiến trẻ "quên" luôn điện thoại thông minh hay máy tính bảng.

1. Vẽ tranh bằng nước đá

Với hoạt động này, mỗi viên nước đá sẽ đóng vai trò như những chiếc bút màu của trẻ, giúp khơi gợi sự hứng thú của trẻ đối với hoạt động vẽ tranh quen thuộc.

Dụng cụ: Khay nước đá, sơn kim tuyến nhiều màu, băng dính, dao, tăm hoặc dĩa gỗ.

Cách làm:

Đổ sơn kim tuyến đầy 1/3 mỗi ô nước đá, sau đó rót đầy nước vào từng ô nước đá đã chứa sơn kim tuyến, khuấy đều.

Dùng băng dính dán lên trên thành của khay đá theo hàng ngang, sau đó chọc tăm hoặc dĩa gỗ qua lớp băng dính thẳng xuống từng ô nước đá.

Làm đông lạnh khay đá trong khoảng từ 3-5 giờ đồng hồ. Sau khi nước màu trong khau đá đã đông cứng, gỡ bỏ lớp băng dính và gỡ từng viên đá ra khỏi khay.

2. Giải cứu đồ chơi

Dụng cụ: Bóng bay chưa thổi, cục bông [hoặc len] nhiều màu, đồ chơi nhỏ hình động vật sống dưới nước [cá, tôm, sao biển…], chất tạo màu thực phẩm [nếu muốn], muối hoặc nước nóng hoặc dụng cụ đập đá.

Cách làm:

Cho một vài cục bông [hoặc len] và đồ chơi nhỏ hình động vật vào trong bóng bay, có thể thêm chất tạo màu thực phẩm nếu muốn.

Bơm căng nước trắng vào trong quả bóng bay. Làm đông lạnh quả bóng nước trong khoảng 12 giờ đồng hồ. Sau khi quả bóng nước đã đông cứng, chọc vỡ lớp vỏ bóng bên ngoài để lộ ra quả bóng nước đông cứng với nhiều hình thù thú vị.

Với trò chơi này, nhiệm vụ của trẻ là “giải cứu” những món đồ chơi bị mắc kẹt trong quả bóng nước đông cứng. Trẻ có thể sử dụng muối, nước nóng [dưới sự giám sát của cha mẹ] hoặc dụng cụ đập đá đồ chơi để loại bỏ lớp băng cứng bên ngoài và lấy được những món đồ chơi bên trong.

3. Những chiếc thuyền băng

Dụng cụ: Âu hoặc bát nhựa, băng dính, chỉ khâu hoặc chỉ thêu, que gỗ nhỏ.

Cách làm:

Đổ nước trắng đầy một nửa chiếc âu hoặc bát nhựa. Dán căng băng dính vào thành của âu hoặc bát nhựa vừa được đổ nước. Cắm que gỗ dựng đứng vào trong nước qua lớp băng dính để làm cột buồm và nhúng một đầu sợi chỉ vào trong nước.

Làm đông lạnh âu nước trong khoảng từ 6-8 giờ đồng hồ. Sau khi nước trong âu đã đông cứng, gỡ bỏ lớp băng dính và đính lá cờ nhỏ vào “cột buồn” đã được dựng. Gỡ thuyền băng ra khỏi âu nhựa.

Với những chiếc thuyền băng đã được tạo thành từ nước đá, trẻ có thể thả thuyền nổi trên mặt nước hoặc dùng sợi chỉ dắt thuyền đi. Thú vị hơn, trẻ cũng có thể đặt lên thuyền những nhân vật ngộ nghĩnh trong vai thủy thủ, thuyền viên hoặc ngư dân .

4. Câu cá bằng băng

Dụng cụ: Khay nước đá, kẹp giấy kim loại, gậy nam châm.

Cách làm:

Đặt 2-3 kẹp giấy kim loại vào từng ô nước đá, sau đó rót đầy nước trắng vào từng ô nước đá đã chứa kẹp giấy. Làm đông lạnh khay nước đá trong khoảng từ 3-5 giờ đồng hồ.

Sau khi nước trong khay đã đông lạnh, gỡ từng viên đá ra khỏi khay và thả vào bát nước để giả làm cá. Để câu những chú cá bằng băng chưa kẹp ghim, trẻ cần dùng một chiếc gậy nam châm.

Hoạt động này còn có tác dụng khuyến khích sự tò mò của trẻ và tạo cho trẻ cơ hội tìm hiểu hiện tượng thú vị khi những viên đá bị hút chặt vào cây gậy nam châm.

5. Chuỗi dây gắn đá

Dụng cụ: Khay nước đá, kéo và dây ruy-băng.

Cách làm:

Dùng lưỡi kéo miết vào sợi dây ruy-băng để tạo độ xoắn cho sợi dây. Đổ đầy nước trắng vào từng ô nước của khay đá. Xếp sợi dây ruy-băng đã được làm xoắn vào khay đá sao cho không phần nào của sợi dây bị dính vào nhau.

Làm đông lạnh nước đá trong khoảng từ 3-5 giờ đông hồ. Sau khi nước đã đông lạnh toàn bộ, cẩn thận gỡ đá ra khỏi khay. Với sản phẩm này, trẻ có thể đeo lên cổ để làm trang sức hoặc sử dụng như một chướng ngại trong hoạt động thử tài sự khéo léo.

Nguồn: Moms

Chủ Đề