Hướng dẫn tội giả mạo trong công tác

Hướng dẫn tội giả mạo trong công tác

Quy định của pháp luật hình sự về tội giả mạo trong công tác: Chủ thể của tội giả mạo trong công tác: Là người bị tạm giam, giữ,...

TỘI GIẢ MẠO TRONG CÔNG TÁC

 Câu hỏi của bạn:

       Quy định của pháp luật hình sự về tội giả mạo trong công tác

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luât hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

     Theo điều 359 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi  2017:

“Điều 359. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 06 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;

b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng 11 giấy tờ giả trở lên;

b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Hướng dẫn tội giả mạo trong công tác

Giả mạo trong công tác

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: . Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

Ngày hỏi:21/07/2000

Tội giả mạo trong công tác được quy định tại Khoản 3 Điều 284 Bộ luật hình sự như thế nào?

Nội dung này được Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội - HSLAWS tư vấn như sau:

Khoản 3 Điều 284 Bộ luật hình sự chỉ quy định một tình tiết là yếu tố định khung hình phạt, đó là giả mạo trong công tác gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi giả mạo trong công tác gây ra lầ những thiệt hại rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và những thiệt hại vật chất cho xã hội. Cũng như đối với một số tội phạm khác, tuy chưa có hướng dẫn thế nào là gây hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi giả mạo trong công tác gây ra, nhưng căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự đối chiếu với hướng dẫn về các tội phạm khác trong Bộ luật hình sự, thì có thể coi các thiệt hại là hậu quả rất nghiêm trọng như đã trình bày ở phần trên. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 284 thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, cũng là tội phạm rất nghiêm trọng.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 3 Điều 284, Tòa án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, không có tình tiết tăng nặng hoặc có nhưng mức độ tăng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, không phải là người có tổ chức, đáng được khoan hồng, thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới 7 năm tù) nhưng không được dưới ba năm tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc tuy có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể thì có thể bị phạt tới mười lăm năm tù.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .


Thực tế thời gian gần đây chúng ta thấy có rất nhiều vụ án liên quan đến giả mạo trong công tác nhằm vụ lợi cá nhân. Pháp luật có những quy định cụ thể xử lý đối với hành vi vi phạm, cụ thể như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC về quy định về tội danh giả mạo trong công tác để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

Hướng dẫn tội giả mạo trong công tác

Tội danh giả mạo trong công tác

Để một người phải gánh chịu tội danh giả mạo trong công tác thì người phạm tội cần có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, cụ thể:

Chủ thể đặc biệt, người có chức vụ, quyền hạn

Lỗi: cố ý trực tiếp

Động cơ phạm tội: vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác

Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi khách quan sau đây:

+ Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu là hành vi thêm bớt, tẩy xóa hoặc có hành vi khác làm cho giấy tờ, tài liệu không còn phản ánh đúng sự thực khách quan nữa. Người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn nên có khả năng tiếp cận giấy tờ, tài liệu. Họ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm cho nội dung của giấy tờ, tài liệu sai lệch.

+ Làm, cấp giấy tờ giả là hành vi làm ra hoặc đưa vào lưu thông các loại giấy tờ giả. Trong thực tế, giấy tờ giả là các loại giấy tờ được in bằng khuôn mẫu giả, chữ kí giả, dấu chứng thực giả… Người có chức vụ, quyền hạn chỉ cần làm ra hoặc cấp các loại giấy tờ này là có dấu hiệu của tội giả mạo trong công tác.

+ Giả mạo chữ kí của người có chức vụ, quyền hạn là hành vi kí tên của người khác vào giấy tờ, tài liệu. Người khác trong trường hợp này là người có chức vụ, quyền hạn.

– Đối tượng tác động: giấy tờ, tài liệu.

Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội giả mạo trong công tác như sau:

“1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  1. a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
  2. b) Làm, cấp giấy tờ giả;
  3. c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
  5. a) Có tổ chức;
  6. b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
  7. c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
  8. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
  9. a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
  10. b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
  11. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
  12. a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;
  13. b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
  14. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Như vậy, mức phạt cao nhất đối với tội danh giả mạo trong công tác có thể lên tới 20 năm tù.

Hình phạt bổ sung đối với tội danh giả mạo trong công tác: Cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

Quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội giả mạo trong công tác đã có một số điểm sửa đổi, bổ sung so với quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 như sau:

Về cơ bản, các dấu hiệu định tội giả mạo trong công tác không sửa đổi, đó vẫn là các hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả và giả mạo chữ ký, quyền hạn vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 sửa dấu hiệu gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng bằng các số lượng giấy tờ giả.

Cụ thể: Khoản 2 Điều 359 quy định “c. làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả”; Khoản 3: “a. Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả”; Khoản 4: “a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên”.

Khoản 4 bổ sung tình tiết định khung tăng nặng như sau: “b. Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.

Hình phạt tiền là hình phạt bổ sung được nâng lên từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng ( thay vì từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng).

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về mức phạt tù đối với tội danh giả mạo trong công tác để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất và cụ thể các vấn đề pháp lý nhé.