Hướng dẫn thực hành kế toán nuôi trồng thủy sản

Kế toán thủy hải sản là kế toán dành cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp có kinh doanh mặt hàng thủy hải sản. Việc nắm rõ các quy định về thuế kế toán của loại hình này rất quan trọng.

Các mặt hàng thủy hải sản bao gồm: Hải sản hay đồ biển với nghĩa rộng, thủy hải sản là bất kỳ sinh vật biển được sử dụng làm thực phẩm cho con người. Hải sản bao gồm các loại cá biển, động vật thân mềm [bạch tuộc, mực, tôm, nghêu, sò, ốc, hến, hàu…], động vật giáp xác [tôm, cua và tôm hùm], động vật da gai [nhím biển].

Các vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản:

Các quy định liên quan

Về thuế GTGT:

Theo điều 4 thông tư 219/2013/TT-BTC: Đối tượng không chịu thuế GTGT:

1. Sản phẩm trồng trọt [bao gồm cả sản phẩm rừng trồng], chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh [ướp lạnh, đông lạnh], bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác. ⇒Mặt hàng này không chịu thuế GTGT nhưng phải mua từ tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. [Hộ kinh doanh được xem là tổ chức]

Về thuế TNDN:

Theo điều 4 thông tư 96/2015

Trừ các khoản chi không được trừ, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  1. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  3. Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên [giá đã bao gồm thuế GTGT] khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Đa phần việc thu mua thủy hải sản của người dân là không có hóa đơn chứng từ [ngay cả hộ kinh doanh kinh doanh mặt hàng không chịu thuế cũng không được phát hành hóa đơn]

Theo điều 4 thông tư 96/2015

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ [không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC] trong các trường hợp: – Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; ………….. – Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh [không bao gồm các trường hợp nêu trên] có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng [100 triệu đồng/năm]. Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Tham khảo thêm về mẫu 01/TNDN kèm theo thông tư 78

Khi doanh nghiệp thu mua của cá nhân, hộ kinh doanh kinh doanh mặt hàng thủy hải sản thì cần lưu ý quy định sau:

Theo điểm e điều 3 thông tư 111/2013/TT-BTC về các đối tượng được miễn thuế thu nhập cá nhân thì:

  1. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế thông thường chưa chế biến thành sản phẩm khác. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất theo hướng dẫn tại điểm này phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: e.1] Có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, quyền sử dụng mặt nước, quyền thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản. Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật [trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận khoán trồng rừng, chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng với các công ty Lâm nghiệp]. Đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thuỷ sản [trừ trường hợp đánh bắt thuỷ sản trên sông bằng hình thức đáy sông [đáy cá] và không thuộc những hoạt động khai thác thuỷ sản bị cấm theo quy định của pháp luật]. e.2] Thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản. Địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản theo hướng dẫn này là quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh [gọi chung là đơn vị hành chính cấp huyện] hoặc huyện giáp ranh với nơi diễn ra hoạt động sản xuất. Riêng đối với hoạt động đánh bắt thuỷ sản thì không phụ thuộc nơi cư trú.

Như vậy,

Đối với đầu vào:

Để làm bảng kê thu mua hàng hóa của tổ chức, cá nhân đánh bắt thủy hải sản thì doanh nghiệp cần chú ý các điều kiện miễn thuế TNCN để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Nếu mua hàng của người trực tiếp đánh bắt: Phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thuỷ sản [trừ trường hợp đánh bắt thuỷ sản trên sông bằng hình thức đáy sông [đáy cá] Nếu mua hàng của cá nhân, hộ kinh doanh trực tiếp nuôi trồng: + Có quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê + Cư trú tại địa phương xảy ra hoạt động nuôi

Đối với đầu ra:

Hoạt động xuất khẩu: thuế suất 0%

Bán trong nước: Theo điều 5 thông tư 219/2013/TT-BTC: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hoá đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ. + Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% + Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi kinh doanh các mặt hàng thủy hải sản, mọi thắc mắc vui lòng để lại bình luận bên dưới. Xin cảm ơn.

Chủ Đề