Hướng dẫn sử dụng card mạng dùng internet trong winxp

Bài viết này cung cấp cho các bạn cách thức thiết lập địa chỉ IP cho card mạng từ môi trường dòng lệnh trong Windows [XP/Vista/Win7].

Các bước cụ thể như sau:

B1: Chạy chương trình cmd.exe [trình xử lý dòng lệnh trong Windows] với quyền Admin [vì công việc cấu hình TCP/IP yêu cầu đặc quyền quản trị]

  • Trong WinXP, đăng nhập bằng tài khoản thuộc nhóm Administrator rồi vào Run -> gõ cmd -> nhấn Enter.
  • Trong Vista/Win7, nhấn nút Start -> gõ cmd vào ô tìm kiếm [để ý tên cmd đang được tô sáng] -> nhấn đồng thời Ctrl + Shift + Enter -> nếu User Account Control [UAC] đang được bật, bạn chọn Yes hoặc cung cấp Password của 1 người dùng thuộc nhóm Administrator tại hôp thoại UAC.
  • Nếu thành công bạn sẽ thấy cửa sổ cmd hiện ra với thanh tiêu đề bắt đầu bằng Administrator:…

B2: Thiết lập TCP/IP bằng dòng lệnh

Trong cửa sổ cmd chạy với quyền Admin vừa hiện ra:

  • Để cấu hình IP động: nhận các thiết lập TCP/IP một cách tự động từ DHCP Server, bạn gõ 2 lệnh sau:
    netsh interface ip set address Name_of_Network_Interface dhcp
netsh interface ip set dnsservers Name_of_Network_Interface dhcp
  • Để cấu hình IP tĩnh: tự tay thiết lập TCP/IP cho card mạng [gồm IP Address, Subnet Mask, Default Gateway, DNS Server], và những thiết lập này không bao giờ thay đổi cho tới khi bạn thay đổi chúng thì bạn gõ 2 lệnh sau:
    netsh interface ip set address Name_of_Network_Interface static IP_Address Subnet_Mask Default_Gateway
netsh interface ip set dnsservers Name_of_Network_Interface static IP_DNSServer

*Lưu ý:

– Name_of_Network_Interface: thay bằng tên của kết nối mạng mà bạn muốn thiết lập TCP/IP cho nó. Nếu tên này chứa khoảng trắng bạn cần đặt nó trong 2 dấu nháy kép [“…”]. VD:

Trong hình trên thì MyLAN là tên của giao tiếp mạng sử dụng kết nối có dây [LAN], còn Wireless LAN là tên của giao tiếp mạng sử dụng kết nối không dây [WLAN]. Nên bạn thay:

+ Name_of_Network_Interface = MyLAN

hoặc

+ Name_of_Network_Interface = “Wireless LAN”

  • IP_Address: địa chỉ IP gán cho giao tiếp mạng.
  • Subnet_Mask: giá trị mask tương ứng với IP_Address trên.
  • Default_Gateway: địa chỉ IP của Gateway [cần thiết nếu bạn muốn truyền thông với các máy không nằm trong cùng mạng với mình].
  • IP_DNSServer: địa chỉ IP của DNS Server làm nhiệm vụ phân giải tên miền.

Bonus:

Để việc thiết lập TCP/IP cho card mạng trở nên đơn giản hơn nữa bạn chỉ cần sử dụng Notepad [hoặc bất kỳ trình Text Editor nào] để tạo batch file [đuôi .cmd hoặc .bat] chứa các câu lệnh trên. Mỗi lần muốn thay đổi thiết lập TCP/IP, bạn mở batch file đó bằng Notepad rồi thay đổi các tùy chọn cho phù hợp, sau đó lưu lại và chạy batch file với quyền Admin [Right-click lên file và chọn Run as Administrator] là xong.

Cắt dư ra khoảng 1m so với khoảng cách từ máy tính đến Switch. Lưu ý nếu máy tính cách quá xa Switch sẽ làm ảnh hưởng đến tốc độ đường truyền mạng và độ đảm bảo của dữ liệu khi truyền, tiêu chuẩn là dưới 100m đường dây từ máy tính đến Switch.

Mô hình minh họa các đường dây nối từ Switch đến các máy tính trong mạng LAN

  • Bấm đầu dây :

Một vài lưu ý về kỹ thuật : - Dây từ máy tính nối với Switch là dây đấu thẳng. - Nối từ Modem ADSL đến Switch là dây đấu thắng. - Dây đấu thằng là dây có 2 đầu được đấu cùng 1 chuẩn, 2 đầu cùng chuẩn T-658A hoặc cùng chuẩn T-658B [không có sự khác biệt về tốc độ khi dùng 1 trong 2 chuẩn này]

Chiều đếm thứ tự các dây

Bấm đầu dây :

Tuốt lớp vỏ bọc ngoài cùng của dây và sắp xếp theo thứ tự mầu dây như hình trên rồi lùa vào rắc RJ-45 [trong hình là chuẩn T-568A]. Lưu ý các đầu sợi dây phải lùa hết tầm

Chuẩn bị kìm bấm mạng, lưu ý 2 mặt kìm khác nhau

Cho đầu rắc đã lùa dây vào kìm bấm và bấm mạnh tay. Chú ý khi đưa đầu rắc vào phải đúng chiều và hết tầm

Bấm đầu còn lại giống hệt như trên bạn sẽ có cáp thẳng

Bước 3 : Thiết lập địa chỉ IP cho các máy

Bạn có thể thiết lập địa chỉ IP động hoặc tĩnh cho mạng của mình, tuy nhiên cần lưu ý những điểm sau :

- Thiết lập IP động thì bạn cần phải có modem ADSL, nếu không có modem các máy sẽ bị lỗi mạng [vì modem luôn có 1 địa chỉ IP để các máy có thể tự dò thấy và tự xác lập IP cho mình] - Nếu thiết lập IP tĩnh thì bạn cần phải biết 1 số thông số như Default gateway, DNS server...

Thiết lập IP động [chỉ áp dụng cho mạng có Modem ADSL] :

Click chuột phải vào Network chọn Properties :

  • Click chuột phải vào biểu tượng Local Area Connection/ chọn Properties :

  • Nháy kép vào dòng Internet Protocol :

  • Đánh dấu chọn dòng Obtian an Address automaticcally và dòng Obtian DNS server automaticcally rồi nhất OK

Thiết lập IP tĩnh [áp dụng cho cả mạng có modem ADSL hoặc không có] :

- IP tĩnh là địa chỉ IP cố định, cần thiết cho các phòng game nối mạng nhiều máy. Để thiết lập IP tĩnh cho mạng có modem ADSL bạn cần thiết lập các thông số sau : Default gateway và DNS server

Thiết lập IP tĩnh cho mạng không có modem ADSL [không kết nối Internet] :

Click chuột phải vào Network chọn Properties

Click chuột phải vào biểu tượng Local Area Connection/ chọn Properties

Nháy kép vào dòng Internet Protocol

Thiết lập như hình trên rồi nhấn OK

Thiết lập IP tĩnh cho mạng có modem ADSL [kết nối Internet] : Bạn cần phải thiết lập các thông số Default gateway và DNS server

  • Ban đầu tạm thiết lập cho 1 máy là IP động như hướng dẫn bên trên, sau đó truy cập từ máy đó vào mạng Internet để máy tự nhận các thông số Default gateway và DNS server

Sau đó click chuột phải vào Local Area Network và chọn Status

Chọn thẻ Support rồi nhất Details...

Ghi lại các thông tin trong hình để sử dụng thiết lập IP tĩnh

Sử dụng các thông tin trên để thiết lập IP tĩnh cho các máy [các bước ban đầu giống thiết lập IP động]. Lưu ý phần khoanh tròn đánh số mỗi máy tùy ý khác nhau 2 đến 254

Bước 4 : Cài đặt mạng cho tất cả các máy trong mạng LAN

  • Giả sử bạn có 4 máy được đánh số thứ tự như hình sau :

Để thuận tiện ta đặt tên cho các máy là MAY01, MAY02, MAY03, MAY04

  • Về nhóm máy bạn có thể đặt tên tùy ý, ví dụ : MSHOME hoặc WORKGROUP

Nháy kép vào biểu tượng Network trên màn hình

Click vào dòng chữ như trong hình

Nhấn Next

Tick chọn và nhấn Next như trong hình

Tiếp tục chọn như trong hình và Next

Nhập tên máy, chẳng hạn MAY02. Nhấn Next

Đặt tên nhóm cho máy tuỳ ý. Ở đây đặt là MSHOME

Tick chọn như hình trên sẽ cho phép chia sẻ máy in. Nếu không muốn có thể chọn dòng bên dưới. Nhấn Next

Ngồi đợi....

Chọn dòng dưới cùng rồi Next

Cuối cùng thì cũng có chữ Finish, nhấn vào nó thôi. Sau đó khởi động lại máy

Làm tương tự với các máy tính khác của bạn.

Bây giờ ta thử xem mạng đã hoạt động chưa [nhớ cắm dây vào các máy và vào Switch nhé

]

Nháy kép vào biểu tượng Network trên màn hình

Click vào dòng View workgroup computers

Nếu không thấy máy nào không có tên trong danh sách thì bạn cần kiểm tra lại cáp mạng.

  • Dùng lệnh ping để kiểm tra mạng :

Giả sử bạn đang ngồi ở MAY01, bạn ping thử sang MAY02 xem thông chưa. Làm như sau :

Click Start > RUN > gõ cmd và nhấn Enter

Gõ lệnh "PING MAY02". Nếu màn hình hiển thị được địa chỉ IP MAY02 thì có nghĩa là mạng đã thông từ MAY01 sang MAY02 [hình trên là đã thông mạng]

Hình này chưa thông mạng

Bước 5 : Gỡ bỏ các chế độ password :

Sau khi hoàn thành các bước trên thì cơ bản là đã xong. Tuy nhiên 1 số trường hợp bạn không thể sử dụng được tài nguyên trên các máy khác do yêu cầu nhập password. Ví dụ bạn ngồi ở MAY01 và truy cập vào MAY02 để lấy dữ liệu bạn thao tác như sau :

Nháy kép vào biểu tượng Network trên màn hình, sau đó click vào dòng "View workgroup computers" như hình trên sẽ hiển thị tên các máy tính trong mạng

Click vào MAY02 có thể nhận được thông điệp nhập password :

Để gỡ bỏ chế độ password trên MAY02 bạn làm như sau :

  • Trên MAY02 bạn vào Start/Settings/Control Panel rồi nháy kép vào biểu tượng Administrative Tools. Sau đó tiếp tục nháy kép vào biểu tượng Computer Management.
  • Click vào dấu cộng ở dòng Local Users and Groups/ chọn User bạn sẽ thấy 1 số dòng có dấu x mầu đỏ :

  • Click chuột phải vào các dòng mầu đỏ chọn Properties :

  • Bỏ chọn ở các dòng User cannot change password và dòng Account is disabled, chỉ chọn đánh dấu dòng Password never exprise :

  • Sau khi làm như trên các dòng sẽ mất đi mầu đỏ :

  • Bây giờ bạn sẽ không gặp phải thông báo yêu cầu nhập password khi vào MAY02 nữa.

Bước 6 : Gỡ bỏ các chính sách bảo mật : Thêm Guest [khách] vào danh sách các máy được truy cập : Sau khi gỡ bỏ password như ở bước 5, một số trường hợp khi bạn truy cập vào MAY02 hoặc MAY03 nào đó bạn vẫn gặp 1 thông báo như sau và không cho phép bạn truy cập :

Để khắc phục hiện tượng trên các bạn làm theo các bước sau :

  • Vào Start/Settings/Control Panel/Administrative tools/Local Security Policy [Chính sách bảo mật nội bộ]
  • Nháy kép vào dòng Local Policies --> User Rights Assignmen :

  • Trong khung bên phải, nháy kép vào dòng chữ Access this computer from the network... [thường là dòng trên cùng] :

  • Tiếp theo nhấn vào Add User or Group...

  • Nhấn Advanced...

  • Nhấn Find Now :

  • Chọn dòng có chữ Guest rồi nhấn OK, OK và OK

  • Lại tiếp tục vào Start/Settings/Control Panel/Administrative tools/Local Security Policy
  • Nháy kép vào dòng Deny access to this computer from the Network ở khung bên phải :

  • Trong cửa sổ hiện ra nếu thấy dòng chữ ...Guest [như hình sau] thì bạn cần loại bỏ nó đi bằng cách nhấn vào Remove :

Bước 7 : Chia sẻ tài nguyên mạng : Giả sử bạn cho phép máy khác truy cập vào ổ D: của MAY02 để lấy thông tin bạn thiết lập trên MAY02 như sau :

Click chuột phải vào ổ D: chọn Sharing and Security...

Click tiếp vào dòng If you understand the...

Đánh dấu chọn dòng Share this folder on the network và nhấn OK

Sau đó nếu bạn thấy biểu tượng ổ D: có thêm bàn tay đỡ bên dưới nghĩa là ổ D: của MAY02 đã được chia sẻ dùng chung trên mạng LAN

Chủ Đề