Hướng dẫn lập trình cnc bằng tay

Mặc dù có nhiều hệ điều khiển máy CNC được sử dụng trong các xưởng máy cnc như Fanuc, Haas CNC, Siemens Sinumerik, v.v. Nhưng đối với những người mới bắt đầu học máy cnc, tốt hơn là nên hiểu và bắt đầu học một hệ điều khiển máy cnc được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay, và hầu như mọi hệ điều khiển CNC đều có một số điểm tương đồng với các hệ điều khiển CNC khác. Vì vậy, hệ điều khiển Fanuc CNC được sử dụng phổ biến hiện nay. Rất đơn giản để lập trình, học và hiểu.

Hướng dẫn viết chương trình phay CNC

Viết chương trình phay CNC không khó để học và thành thạo, tương tự như thực hiện trên máy tiện nhưng máy phay CNC thường khó học hơn do làm việc trên 3 trục X, Y và Z. Trong khi đó, máy tiện CNC chỉ có hai trục để làm việc với trục X và trục Z.

  • Trục X của máy phay CNC điều khiển bàn máy di chuyển theo phương X.
  • Trục Y của máy phay CNC điều khiển bàn máy di chuyển theo phương Y.
  • Trục Z của máy phay CNC điều khiển dụng cụ cắt di chuyển lên xuống theo phương Z.

Ví dụ chương trình CNC

Một hướng dẫn lập trình máy phay cnc rất đơn giản cho người mới bắt đầu học máy cnc. Một mã chương trình máy nghiền cnc dễ hiểu. Đây là một ví dụ mã cnc g mà không sử dụng bất kỳ chu kỳ đóng hộp cnc.

Hướng dẫn lập trình cnc bằng tay

Ví dụ lập trình máy phay CNC cho người mới bắt đầu

%

O1111;

T1 M6;

G43 H1 Z50.;

G90 G54 G0 X40. Y48. Z2. ;

M3 S1000;

G1 Z-12. F100.;

X20.Y18. Z-10.;

G91 G28 Z0.

G28 X0. Y0.;

M5;

M30;

%

Trong đó:

  • Tốc độ trục chính S = 1000 vòng / phút.
  • Tốc độ tiến dao F=100 mm / phút.
  • G1 di chuyển trên một đường thẳng trong không gian trên.
  • G91 lập trình tương đối.
  • G28 trở về điểm chuẩn R của máy.
  • M5 dừng quay trục chính.
  • M30 Kết thúc chương trình.

Ví dụ chương trình phay CNC nội suy cung tròn G02,G03

Ví dụ chương trình nội suy tròn phay CNC để minh họa việc sử dụng G-Code Nội suy tròn G02 G03.

Hướng dẫn lập trình cnc bằng tay

Ví dụ về chương trình phay CNC G02, G03

%

O1111;

T1 M6;

G43 H1 Z50.;

G90 G54 G0 X-1. Y.-1.; Điểm S

G1 X0.Y0. F500.; Điểm A

G1 Y2.134; Điểm B

G03 X0.5 Y3. I-0.5 J0.866; Điểm C

G03 X0. Y3.866 I-1. J0.; Điểm D

G01 Y5.5; Điểm E

G02 X0.5 Y6.0 I0.5 J0 Điểm F

G01 X4.5; Điểm G

G02 X6. Y4.5 I0. J-1.5; Điểm H

G01 X6.Y0. Điểm I

G01 X0.Y0. Điểm A

G00 X-1. Y-1.; Điểm S

G91 G28 Z0.;

G28 X0.Y0.;

M5;

M30;

%

Kết luận

Như vậy, có thể thấy để Viết chương trình phay CNC bạn phải hiểu và nắm được các câu lệnh trong mã lệnh G-code. Qua bài viết này, nhằm truyền đạt đến người đọc cách Viết chương trình phay CNC là như thế nào? Qua đó, thấy được tầm quan trọng của các mã lệnh G-Code trong chương trình CNC. Chúc các bạn thành công!

Trước khi vận hành máy CNC, lập trình viên nhất định phải trải qua bước lập trình tiện CNC cơ bản. Tuy nhiên, với những bạn mới vào nghề hẳn chắc sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện. Hiểu được điều này, bài viết sau đây ATC Machinery sẽ hướng dẫn lập trình tiện CNC cơ bản theo hệ Fanuc để các bạn tham khảo.

Hướng dẫn lập trình cnc bằng tay
Lập trình tiện CNC là gì?

Lập trình tiện CNC là cách lập trình viên tạo ra cách thức giao tiếp và điều khiển máy tiện CNC. Lập trình dựa trên các mã G-Code hay M-Code mặc định cho máy tiện CNC. Theo đó, lập trình viên viết các đoạn code và để máy thực hiện những yêu cầu của mình.

Để lập trình tiện CNC, có thể lập trình tiện CNC bằng tay hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ Cad Cam. Người lập trình cần phải hiểu rõ các mã lệnh và chu trình tiện CNC cơ bản mới có thể thực hiện hiệu quả.

Tham khảo ngay mã lệnh lập trình tiện CNC cơ bản

Như đã đề cập, để lập trình tiện CNC thì lập trình viên cần nắm rõ:

  • Các mã lệnh G-Code trong máy tiện CNC: Quy định tốc độ di chuyển, chức năng di chuyển của các dụng cụ cắt, quỹ đạo di chuyển,…
  • Các mã lệnh M-Code trong máy tiện CNC: Chức năng hỗ trợ mã lệnh G để điều khiển chương trình gia công tiện CNC.

Ngoài ra, còn có các mã lệnh trong lập trình tiện CNC khác bạn có thể tham khảo bảng sau:

Mã lệnhMiêu tảALà tọa độ góc trục ABLà tọa độ góc trục BCLà tọa độ góc trục CDLà giá trị bù bán kính dao cắtFLà tốc độ chạy dao khi cắt (mm/phút)HBù chiều cao (Z) của dao cắt trong bảng thay dao với đơn vị là mmIJKĐộ lệch tương đối với tọa độ Z, Y và ZNĐánh số đầu dòngONhãn chương trình conPDừng chuyển động các trục trong khi gia công với giá trị tính bằng phần nghìn của giây hoặc giâyQLà độ sâu trong của một lần khoan nhắp hoặc là số lần lặp lại của chương trình conRLà tọa độ rút dao về trong các lệnh khoanSĐiều chỉnh tốc độ quay trục chính vòng/ phútTLà số hiệu dao cắt trong bảng thay daoXYZLà tọa độ decac của đầu dao

Các chu trình tiện CNC

Trước khi tiến hành lập trình tiện CNC, bên cạnh việc nắm rõ các mã lệnh lập trình CNC, lập trình viên còn phải hiểu về chu trình tiện CNC:

Chu trình tiện thô dọc trục Z: G90

– Chức năng: Tiện trụ trong, trụ ngoài và côn dọc trục.

– Cấu trúc câu lệnh:

G90 X (U)__Z (W)__R__F__;

– Với:

  • X (U)__: Là đường kính chi tiết tại điểm cần đến theo phương X.
  • Z (W)__: Là tọa độ điểm cuối theo phương Z.
  • F__: Là tốc độ tiến dao khi cắt vật liệu.
  • R__: Là độ sai lệnh bán kính mặt đầu côn và mặt kết thúc côn, giá trị có thể âm hoặc dương.
  • R = (đường kính đầu côn – đường kính kết thúc côn) /2.
    Hướng dẫn lập trình cnc bằng tay
    Chu trình tiện CNC

Chu trình tiện thô dọc trục X: G94

– Chức năng: Tiện mặt đầu và côn dọc trục.

– Cấu trúc câu lệnh:

G94 X (U)__Z (W)__R__F__;

– Với:

  • X (U)__: Là đường kính chi tiết tại điểm cần đến theo phương X.
  • Z (W)__: Là tọa độ điểm cuối theo phương Z.
  • F__: Là tốc độ tiến dao khi cắt vật liệu.
  • R__: Là độ sai lệnh bán kính mặt đầu côn và mặt kết thúc côn, giá trị có thể âm hoặc dương.
  • R = (đường kính đầu côn – đường kính kết thúc côn) /2

Chu trình tiện ren: G92

– Chức năng: Tiện mặt đầu và côn dọc trục.

– Cấu trúc câu lệnh:

G92 X (U)__Z (W)__R__F__;

– Với:

  • X (U)__: Là đường kính chân ren tại điểm cuối theo phương X.
  • Z (W)__: Là tọa độ điểm cuối theo phương Z.
  • F__: Là tốc độ tiến dao khi cắt ren, F (mm/vòng) = bước ren
  • R__: Là độ sai lệnh bán kính mặt đầu côn và mặt kết thúc côn, giá trị có thể âm hoặc dương.
  • R = (đường kính đầu côn – đường kính kết thúc côn) /2

Chu trình tiện thô biên dạng dọc trục Z: G71

– Chức năng: Dùng để tiện thô dọc trục Z theo biên dạng được mô tả.

– Cấu trúc câu lệnh:

G71 U(d)_ R(e)_ ;

G71 P _ Q _ U _ W_ F_ ;

– Với:

  • U (d): Là chiều sâu mỗi lớp cắt tính theo đường kính (mm).
  • R (e): Là khoảng lùi dao (có thể thiết lập bởi tham số N0. 718).
  • P: Là số block bắt đầu của đoạn chương trình gia công được mô tả.
  • Q: Là số block kết thúc của đoạn chương trình gia công được mô tả.
  • U: Là lượng dư để lại cho chu trình tiện tinh theo phương X.
  • W: Là lượng dư để lại cho chu trình tiện tinh theo phương Z.
  • F: Là tốc độ tiến dao.

Chu trình tiện thô biên dạng dọc trục Z: G72

– Chức năng: Dùng để tiện thô dọc trục X theo biên dạng được mô tả.

– Cấu trúc câu lệnh:

G72 W(l)_ R(e)_ ;

G72 P _ Q _ U _ W_ F_ ;

– Với:

  • W(l): Là chiều sâu mỗi lớp cắt tính theo phương Z (mm).
  • R(e): Là khoảng lùi dao (có thể thiết lập bởi tham số N0. 718).
  • P: Là số block bắt đầu của đoạn chương trình gia công được mô tả.
  • Q: Là số block kết thúc của đoạn chương trình gia công được mô tả.
  • U: Là lượng dư để lại cho chu trình tiện tinh theo phương X.
  • W: Là lượng dư để lại cho chu trình tiện tinh theo phương Z.
  • F: Là tốc độ tiến dao.

Chu trình tiện thô chép hình (tiện phôi đúc): G73

– Chức năng: Tiện thô dọc theo biên dạng của chi tiết với các đường chạy dao liên tiếp nhau.

– Cấu trúc câu lệnh:

G73 U(d)_ W(l)_ R(e)_ ;

G73 P _ Q _ U _ W_ F_ ;

– Với:

  • U(d): Là chiều dày lượng dư theo phương X.
  • W(l): Là chiều dày lượng dư theo phương Z.
  • R(e): Là số lần chia (số lớp cắt thô).
  • P: Là số block bắt đầu của đoạn chương trình gia công được mô tả.
  • Q: Là số block kết thúc của đoạn chương trình gia công được mô tả.
  • U: Là lượng dư để lại cho chu trình tiện tinh theo phương X.
  • W: Là lượng dư để lại cho chu trình tiện tinh theo phương Z.
  • F: Là tốc độ tiến dao.

Chu trình tiện tinh: G70

– Chức năng: Tiện tinh G70 thường kết hợp với các chu trình gia công thô G71, G72, G73 nhằm gia công tinh đạt được hình dạng chi tiết gia công theo yêu cầu kỹ thuật.

– Cấu trúc câu lệnh:

G70 P (ns)_ Q (nf)_ F (f)_ S_ ;

– Với:

  • P: Là số block đầu tiên của đoạn chương trình gia công được mô tả.
  • Q: Là số block cuối cùng của đoạn chương trình gia công được mô tả.
  • F: Là tốc độ tiến dao.
  • S: Là số vòng quay trục chính.

Chu trình tiện rãnh – khoan mặt đầu: G74

– Chức năng: Dùng để tiện rãnh hay khoan lỗ mặt đầu.

– Cấu trúc câu lệnh:

G74 R(e)_ ;

G74 X(U)_ Z(W)_ P _ Q _ F_ ;

– Với:​

  • R(e): Là khoảng lùi dao theo phương Z
  • X: Là tọa độ X tuyệt đối tại điểm B
  • U: Là khoảng cách tương đối từ A đến B theo trục X
  • Z: Là tọa độ Z tuyệt đối tại điểm C
  • W: Là khoảng cách tương đối từ A đến C theo trục Z
  • P: Là khoảng dịch chuyển của dụng cụ theo phương X, lập trình theo bán kính và không có dấu chấm thập phân.
  • Q: Là chiều sâu mỗi lần cắt theo phương Z và không có dấu chấm thập phân.
  • F: Là tốc độ tiến dao.
    Hướng dẫn lập trình cnc bằng tay
    Chu trình tiện CNC

Khoan mặt đầu G74

– Cấu trúc câu lệnh:

G74 R(e)_ ;

G74 Z(W) _ Q _ F_ ;

– Với:​

  • R(e): Là khoảng lùi dao theo phương Z
  • Z : Là tọa độ Z tuyệt đối tại điểm C
  • W: Là khoảng cách tương đối từ A đến C theo trục Z
  • Q: Là chiều sâu mỗi lần cắt theo phương Z và không có dấu chấm thập phân.
  • F: Là tốc độ tiến dao.

Chu trình tiện rãnh trụ ngoài, rãnh trụ trong: G75

– Chức năng: Dùng để tiện rãnh trụ ngoài hoặc trụ trong.

– Cấu trúc câu lệnh:

G75 R(e)_ ;

G75 X(U)_ Z(W)_ P _ Q _ F_ ;

– Với:​

  • R (e): Là khoảng lùi dao theo phương Z
  • X: Là tọa độ X tuyệt đối tại điểm B
  • U: Là khoảng cách tương đối từ A đến B theo trục X
  • Z: Là tọa độ Z tuyệt đối tại điểm C
  • W: Là khoảng cách tương đối từ A đến C theo trục Z
  • P: Là khoảng dịch chuyển của dụng cụ theo phương X, lập trình theo bán kính và không có dấu chấm thập phân.
  • Q: Là chiều sâu mỗi lần cắt theo phương Z, không có dấu chấm thập phân.
  • F: Là tốc độ tiến dao.

Chu trình tiện ren hỗn hợp: G76

– Chức năng: Là dùng thực hiện nhiều lần chạy dao liên tiếp nhau để tiện ren.

– Cấu trúc câu lệnh:

G76 P (m) (a) (œ) Q(Dd min) R(d)_ ;

G76 X(u)_ Z(w)_ P(Di)_ Q(Dk)_ R (Dd)_ F(f)_ ;

– Với:​

  • P (m): Là số lần tiện ren tinh (0-99 lần).
  • (a): Là khoảng vuốt chân ren:
  • (œ): Là góc vào dao của dao tiện ren:
  • Q (Dd min): Là chiều sâu cắt nhỏ nhất (Q1000 =1 mm) .
  • R (d): Là lượng dư gia công tinh (R1000 = 1 mm) .
  • X (u): Là đường kính chân ren theo phương X.
  • X (u) = đường kính đỉnh ren – 1.3 * bước ren
  • hoặc X(u) = đường kính đỉnh ren – 2 * chiều cao ren
  • P (Di): Là chiều cao ren (tính theo bán kính và luôn dương, không dấu chấp thập phân, P1000 =1 mm)
  • Q (Dk): Là chiều sâu lớp cắt đầu tiên (tính theo bán kính và luôn dương).
  • R (Dd): Là độ sai lệch bán kính mặt đầu côn và mặt kết thúc côn, giá trị này có thể âm hoặc dương.
  • F (f): Tốc độ tiến dao: F (mm/vòng) = bước ren.

Hướng dẫn cách lập trình tiện CNC theo hệ Fanuc cơ bản

Hướng dẫn lập trình cnc bằng tay
Hướng dẫn lập trình tiện CNC cơ bản

Để lập trình tiện CNC theo hệ Fanuc cơ bản, lập trình viên cần thực hiện theo các bước sau:

– Bước 1 của lập trình tiện CNC:

Trước tiên, gọi công cụ cắt thích hợp cho gia công, các mã lệnh được gọi phụ thuộc vào hệ điều khiển. Đối với máy CNC hệ điều hành Fanuc, bạn cần sử dụng lệnh T5 hoặc T0505.

– Bước 2 của lập trình tiện CNC:

Lập trình xoay trục chính máy tiện CNC: G97 S1000

– Bước 3 của lập trình tiện CNC:

Tiến hành thiết lập lệnh xoay trục chính theo 2 cách:

  • M03 – CW: Xoay cùng chiều kim đồng hồ
  • M04 – CCW: Xoay ngược với chiều kim đồng hồ

– Bước 4 của lập trình tiện CNC:

Lệnh mở chất làm mát máy CNC:

  • M08: Xoay cùng chiều kim đồng hồ
  • M09: Xoay ngược với chiều kim đồng hồ

– Bước 5 của lập trình tiện CNC:

Bước này cần thiết lập lệnh di chuyển công cụ. Và để di chuyển công cụ với tốc độ nhanh thì sử dụng lệnh lập trình CNC hoặc mã G. Giá trị X và Z với G00 chính là tọa độ đích đến của dụng cụ: G00 X… Z…

– Bước 6 của lập trình tiện CNC:

Để có thể di chuyển dụng cụ cắt theo đường thẳng, các giá trị X và Z với G01 cho phép nội suy dụng cụ cắt theo đường thẳng.

Giá trị F chính là tốc độ tiến dao của dụng cụ, được sử dụng lệnh như sau:

G01 X… Z… F…

– Bước 7 của lập trình tiện CNC:

Sử dụng lệnh G02 và G03 để lập trình cung tròn.

Giá trị X và Z chính là tọa độ điểm đến và R là bán kính của cung tròn:

G02 X… Z… R…

G03 X… Z… R…

– Bước 8 của lập trình tiện CNC:

Kết thúc chương trình tiện CNC bằng cách sử dụng lệnh M30.

Như vậy, trên đây ATC Machinery đã hướng dẫn các bạn cách lập trình tiện CNC cơ bản trước khi bước vào vận hành máy CNC. Bạn có thể tham khảo và thực hành để phục vụ cho công việc của mình. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi và hẹn gặp lại!