Hướng dẫn lập mẫu c70a-hd theo quyết định 636

Nếu nhân viên của bạn đang có vấn đề về sức khỏe, thai sản hay muốn phục hồi sức khỏe mà vẫn nhận được trợ cấp thì bạn hãy chuẩn bị mẫu C70A-HD theo quyết định 636. Hiện nay, mẫu này không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó là dùng mẫu 01B-HSB QĐ 166 nhé!

Mẫu C70A-HD về hưởng chế độ thai sản, đau ốm

>>> Tham khảo mẫu 01B-HSB Quyết định 166 thay cho mẫu C70A-HD

>>> Mức lương tối thiểu vùng 2021 cập nhật mới nhất

>>> Mẫu D01-TS quản lí BHXH

Mẫu C70A-HD thai sản, đau ốm

Sau đâu là mẫu C70A-HD danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản, đau ốm mới và cách ghi mẫu C70A-HD này theo QĐ 636 dành cho người sử dụng lao động chuẩn bị cho người lao động muốn giải quyết trợ cấp hưởng chế độ thai sản, đau ốm, phục hồi sức khỏe hay dưỡng sức,… Bạn theo dõi mẫu cũng như cách ghi mẫu để nắm bắt và viết cho đúng nhé!

Phần 1: Danh sách đề nghị hưởng chế độ mới phát sinh

STTHọ và tênSố sổ BHXH/ Số định danhĐiều kiện tính hưởngSố ngày nghỉ được tính hưởng trợ cấpHình thức nhận trợ cấpGhi chú
Tình trạngThời điểmTừ ngàyĐến ngàyTổng số
AB123456CD
IBản thân ốm thường
1
2
Cộng
IIBản thân ốm dài ngày
1
2
Cộng
IIICon ốm
1
2
Cộng
IKhám thai
1
2
Cộng
IISẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu
1
2
Cộng
IIISinh con, nuôi con nuôi
Trường hợp thông thường
1
Với trường hợp mẹ phải nghỉ dưỡng thai [khoản 3 điều 31]
1
Trường hợp mẹ chết sau khi sinh [khoản 4 Điều 34]
1
Và trường hợp mẹ chết hoặc gặp rủi ro sau khi sinh [khoản 6 Điều 34]
1
 Cộng
IVLao động nữ mang thai hộ sinh con
1
Cộng
VVới lao động nữ nhờ mang thai hộ nhận con
1 
Cộng
VIKhi lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con
1 
Cộng
VIILao động nam hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con
1 
Cộng
VIIIThực hiện các biện pháp tránh thai
1 
Cộng
INghỉ DS sau ốm đau
1 
Cộng
IINghỉ DS sau thai sản
1 
Cộng
IIINghỉ DS sau TNLĐ-BNN
1 
Cộng

Như bảng trên thì đó là mẫu c70a-hd mới theo qđ 636. Tiếp theo là những hướng dẫn cách ghi mẫu C70A-HD cụ thể. Vì có hơi rắc rối nên mình xin phép viết hướng dẫn ở dưới chứ không điền vô bảng như mọi lần nhé! Còn trong trường hợp công ty chưa có kế toán đảm trách hãy tham khảo dịch vụ kế toán của Kế toán Đông Nam Á để trải nghiệm dịch vụ của chúng tôi và bạn sẽ hài lòng về nó!

Hướng dẫn điền mẫu C70A-HD theo QĐ 636

Tiếp theo đây mình sẽ hướng dẫn bạn điền mẫu C70A-HD nhé!

Cột họ tên chắc chắn là bạn phải điền họ tên rồi. Tương tự như cột sổ bảo hiểm, chắc chắn bạn phải viết số trong sổ BH của người lao động rồi. Mình sẽ tập trung hướng dẫn các phần sau:

– Thông tin tại cột 2:

Với người hưởng chế độ đau ốm:

Nếu NLĐ bị bệnh thông thường và nghỉ trúng vào ngày mà công ty nghỉ thì khỏi phải ghi. Nhưng nếu rơi vào ngày khác thì cần phải ghi rõ ràng nhé.

Ví dụ như nếu họ nghỉ T7, CN mà theo quy định công ty là bình thường nghỉ T7, CN thì không cần ghi. Nhưng nếu nghỉ T4,T5 thì phải ghi vào cột thời điểm là T4,T5. Nếu nghỉ nhiều ngày quá thì ghi là [BDN].

Phụ nữ có chế độ thai sản:

  • Khám thai: Ghi như người hưởng chế độ đau ốm. Nhưng nếu thai bệnh lí thì ghi là [BL].
  • Với sẩy thai, nạo hút thai, thai chết lưu: Ghi số tuần của thai
  • Khi sinh con, nuôi nhận con: Ghi [SC] nếu là sinh con, [NCN] nếu nuôi con nuôi/số con sinh, số con nhận nuôi/số tháng tuổi của con[nếu con sinh ra dưới 6 tháng bị chết]. Nếu con dưới 2 tháng tuổi chết thì ghi [-2], nếu con hơn 2 tháng tuổi chết thì ghi [2].
  • Lúc mẹ nghỉ dưỡng thai: ghi như trường hợp thông thường.
  • Trường hợp mẹ chết sau sinh: nếu 1 con thì chỉ cần ghi số CMND hoặc số hộ chiếu của mẹ, nếu có 2 con trở lên thì ghi số con/ số CMND hoặc số hộ chiếu của mẹ.
  • Và trường hợp mẹ chết sau sinh hoặc mẹ gặp rủi ro không đủ sức khỏe chăm con thì ghi như trường hợp mẹ chết sau sinh.

Người lao động nữ mang thai hộ sinh:

Ghi số trẻ được sinh/ số ngày tuổi của con [trong trường hợp con dưới 6 tuổi bị chết]. Nếu trẻ dưới 60 ngày chết thì ghi [-60], trên 60 ngày thì ghi [60].

Trường hợp nữ lao động mang thai hộ nhận con:

Bạn ghi số con/số tháng tuổi của con[ trong trường hợp con dưới 6 tuổi bị chết]. Nếu con dưới 2 tháng tuổi chết thì ghi [-2], nếu con hơn 2 tháng tuổi chết thì ghi [2].

Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con:

  • Ghi như người bị đau ốm bình thường. Ghi thêm số con được sinh/số CMND hoặc số hộ chiếu hoặc số thẻ căn cước của người mẹ/ phương thức sinh con hoặc số tuần tuổi của con.
  • Nếu sinh con phải phẫu thuật thì ghi thêm [PT]. Nếu sinh con dưới 32 tuần tuổi thì ghi thêm [32], nếu sinh một con dưới 32 tuần tuổi mà phải phẫu thuật thì chỉ cần ghi thêm hoặc [PT] hoặc [32]. Trường hợp sinh từ hai con trở lên và phải phẫu thuật thì chỉ cần ghi thêm đầy đủ số con và phương thức sinh là được rồi.

Còn lao động nam hưởng trợ cấp một lần sau khi vợ sinh:

Ghi số con được sinh/số CMND, hộ chiếu hay căn cước công dân của người mẹ.

Khi thực hiện biện pháp tránh thai:

Đặt vòng thì ghi [ĐV], triệt sản thì ghi [TS]

Còn nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe:

  • Nghỉ dưỡng sức sau ốm đau: Ghi như đau ốm bình thường. Nếu có phẫu thuật thì ghi [PT], nghỉ dài ngày thì ghi [BDN]. Trường hợp nghỉ ở nhà thì không ghi nhưng nghỉ tập trung thì ghi [TT].
  • Với nghỉ dưỡng sức sau thai sản: nếu sinh một con không cần ghi. Trường hợp sảy thai, thai chết, nạo hút thai thì ghi [ST], nếu sinh đôi thì ghi [SC02] và nghỉ ở nhà thì không ghi nhưng nghỉ tập trung thì ghi [TT].
  • Dưỡng sau tai nạn lao động: Ghi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động, nghỉ ở nhà thì không ghi nhưng nghỉ tập trung thì ghi [TT].

– Với cột 3:

  • Trường hợp sinh con thì ghi ngày tháng năm sinh của con.
  • Đau ốm, thai sản phải nghỉ dưỡng sức thì ghi lại ngày tháng năm thời gian bắt đầu làm việc lại.
  • Ghi lại ngày tháng năm mà bộ phận giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động.
  • Còn lại để trống cho các trường hợp khác.

– Cột 4:

Ghi ngày tháng năm mà người lao động thực tế nghỉ việc.

– Với cột 5:

Ghi ngày tháng năm người lao động thực tế nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm.

– Ở cột 6:

Ghi lại tổng số ngày thực tế mà người lao động nghỉ việc trong kỳ đề nghị giải quyết.

– Cột C:

Ghi lại hình thức người lao động nhận tiền trợ cấp.

Phần 2: Danh sách điều chỉnh sổ đã được giải quyết

STTHọ và tênSố sổ BHXH/ Số định danhĐợt giải quyếtNội dung và lý do đề nghị điều chỉnhHình thức nhận trợ cấpGhi chú
Diễn giải nội dungLý do
AB123C
ACHẾ ĐỘ ỐM ĐAU
IBản thân ốm thường
1 
 
II
 
BCHẾ ĐỘ …
1 
2 
 CộngXX X

Đây là phần 2 của mẫu C70A-HD mới theo quyết định 636. Mình cũng sẽ giải thích cách viết phần này luôn nhé!

Download mẫu C70A-HD để sử dụng nhé!

Phần 2 cực kì dể điền luôn. Cái này thì trường hợp nào cần làm thì ghi vô! Siêu dể luôn!

Download mẫu C70A-HD theo quyết định 636 mới nhất

Để download mẫu C70A-HD excel theo quyết định 636, bạn có thể click vào nút Download để tải về!

Bạn có thể vào và tải mẫu C70A-HD word  để sử dụng nếu thích làm trên word nhé!

Thì trên đây là những hướng dẫn về việc điền và tải mẫu C70-HD về chế độ trợ cấp thai sản, đau ốm. Nhân tiện đây mình cũng sẽ giới thiệu qua luôn về thủ tục hưởng chế độ thai sản hoặc đau ốm để bạn nắm và làm luôn.

Lưu ý khi thực hiện giao dịch điện tử khi giải quyết chế độ thai sản, ốm đau trên cổng điện tử gddt về BHXH

Từ ngày 17/01/2020, trong trường hợp bạn sử dụng cổng giao dịch //gddt.baohiemxahoi.gov.vn/ để thực hiện giải quyết chế độ thai sản hay đau ốm,… cho người có BHXH thì bạn cần lưu ý sau đây:

Công ty/ doanh nghiệp cần lập danh sách đề nghị giải quyết các trường hợp đau ốm, thai sản,… theo mẫu 01B-HSB, ký số và gửi cho cơ quan BHXH qua cổng điện tử gddt.baohiemxahoi.gov.vn. Lúc này, doanh nghiệp cần nộp các chứng từ giấy tờ có liên quan như giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện hay giấy khai sinh,… qua dịch vụ bưu chính công ích cho cơ quan BHXH, chứng từ bản giấy phải gửi cùng với Phiếu giao nhận hồ sơ điện tử [630, 630a, 630b, 630c].

Nhận kết quả giải quyết từ cơ quan BHXH qua cổng điện tử hoặc địa chỉ điện tử đã đăng ký với cơ quan BHXH [bản điện tử C70b-HD].

Lưu ý: Đối với các hồ sơ cần nộp chứng từ giấy gửi đính kèm, cơ quan BHXH sẽ tính ngày tiếp nhận hồ sơ từ khi nhận đầy đủ chứng từ giấy. Có thể sử dụng phần mềm kBHXH để thực hiện nhé!

Nguồn: //www.facebook.com/baohiemxahoidientu.kbhxh/posts/1100193373661304

Thủ tục hưởng chế độ thai sản dành cho doanh nghiệp

1/ Chế độ được hưởng bảo hiểm thai sản

a/ Nếu sinh con thông thường

Nghỉ trước sinh không quá 2 tháng và được nghỉ sinh trong vòng 6 tháng. Nếu sinh đôi trở lên thì cứ thêm 1 con thì thêm 1 tháng.

Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần và các dịp lễ tết.

b/ Nếu nhận con nuôi

Được nghỉ đến khi con nuôi đủ 6 tháng tuổi.

c/ Nếu con chết

Trường hợp thai chết lưu trước khi sinh và trong thời gian đang nghỉ thai sản, người nữ lao động đóng đủ 6 tháng BHXH thì ngoài việc được hưởng chế độ thai sản ra còn được hưởng cả chế độ từ thời điểm thai chết lưu.

Nếu con chết sau sinh và người nữ lao động đóng đủ 6 tháng BHXH thì ngoài chế độ thai sản trước sinh ra, còn được hưởng chế độ thai sản do con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng. Có 2 trường hợp sau:

  • Con dưới 2 tháng tuổi chết => mẹ được nghỉ 4 tháng tính từ lúc sinh
  • Con từ 2 tháng tuổi trở lên chết => mẹ được nghỉ 2 tháng tính từ lúc con chết nhưng thời gian nghỉ không vượt quá 6 tháng.

d/ Nếu mẹ chết sau sinh

Trong trường hợp mẹ chết thì cha hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp được nghỉ theo thời gian còn lại của mẹ. Nếu không nghỉ thì ngoài tiền lương còn được hưởng theo tiền chế độ của mẹ.

  • Nếu bố hay người nuôi dưỡng trực tiếp nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của bố hay người nuôi dưỡng trực tiếp.
  • Nếu không nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của mẹ.

e/ Nếu người nữ muốn đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản

Để có thể đi làm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ phải đủ điều kiện sau:

  • Nghỉ ít nhất 4 tháng.
  • Phải báo trước và được sự đồng ý từ người sử dụng lao động.
  • Ngoài tiền lương thì người lao động còn được hưởng tiền chế độ cho đến khi đủ thời gian nghỉ thai sản.

2/ Số tiền được hưởng theo chế độ thai sản

Mức hưởng = [Mbq6t x 100% x Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi] + 2 lần x Lương cơ sở

Trong đó:

  • Mbq6t : Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc
  • Từ 01/07/2018, lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng

3/ Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Để hưởng chế độ thai sản, lao động nữ cần phải đảm bảo điều kiện sau:

  • Lao động nữ mang thai hoặc sinh con.
  • Mang thai hộ hoặc người mẹ mang thai hộ.
  • Nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi.

=> Phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Đặt vòng tránh thai hoặc triệt sản.

Lao động nam đóng BHXH có vợ sinh con.

Lao động nữ đủ điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hay nhận nuôi con thì vẫn được hưởng chế độ thai sản quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật BHXH 2014.

4/ Thủ tục hưởng chế độ thai sản

a/ Nữ lao động sinh con và chồng có vợ sinh con

  • Bảng sao giấy khai sinh
  • Mẫu C70A-HD ở trên

b/ Nhận con nuôi trước 6 tháng tuổi

  • Giấy chứng nhận nhận con nuôi

c/ Trường hợp thai chết lưu, nạo phá thai hoặc sử dụng biện pháp tránh thai

  • Bản chính hoặc bản sao giấy xuất viện nếu điều trị nội trú.
  • Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu ngoại trú.

d/ Nếu mẹ hoặc con chết

  • Giấy chứng tử của con nếu con chết
  • Giấy chứng tử của mẹ nếu mẹ chết sau sinh
  • Trích hồ sơ bệnh án của mẹ nếu con chết sau sinh.

e/ Lao động nam xin nghỉ khi vợ sinh

  • Bản sao chứng sinh của con.
  • Giấy chứng nhận của bệnh viện về việc con sinh mổ dưới 32 tuần tuổi.

5/ Thời gian nộp hồ sơ

  • Không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm lại

6/ Thời gian giải quyết hồ sơ

  • 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ

Trên đây là những hướng dẫn cách điền mẫu C70A – HD thai sản, đau ốm cũng như tải file mẫu c70a-hd excel và word để bạn tiện sử dụng.

Chúc bạn thành công

>>> Bạn có biết kế toán bảo hiểm phải làm những gì không?

>>> Địa chỉ cơ quan bảo hiểm xã hội tại TPHCM bạn cần biết

Video liên quan

Chủ Đề