Hướng dẫn làm đầu mỏ hàn xung

Mỏ hàn chì là một thiết bị thường thấy khi sửa chữa các loại máy móc linh kiện điện, điện tử. Chúng ta không chỉ thấy nó ở các cửa hàng sửa chữa điện mà còn dễ dàng bắt gặp trong gia đình dùng cho việc sửa chữa các thiết bị gia dụng. Vậy mỏ hàn chì là gì và cách sử dụng như thế nào? Cùng tham khảo trong bài viết sau nhé!

Mỏ hàn chì là gì?
Mỏ hàn chì [mỏ hàn nhiệt] là thiết bị gia nhiệt làm nóng chảy chì hàn để thực hiện các mối nối trên bảng mạch in PCB hoặc nối các chi tiết kim loại bằng mối hàn

Nhân tiện nói về mỏ hàn, củng xin giới thiệu một số dạng mỏ hàn được sử dụng phổ biến ngày nay [nhưng không phải loại nào củng dùng để hàn linh kiện đâu nhé]. Ba loại mỏ hàn hàn thông dụng có thể kể đến như: mỏ hàn nhiệt, mỏ hàn xung, mỏ hàn khí

Mỏ hàn nhiệt

Mỏ hàn xung

Mỏ hàn khí

Sửa chữa điện tử

Sửa chữa điện tử

Hàn kim loại

Sử dụng dây lò xo để đốt nóng mũi hàn

Sử dụng hiện tượng đoản mạch giữa hai đầu mỏ hàn và chì hàn để tạo mối hàn

Dùng hỗn hợp khí Axetilen [đất đèn] để đốt nóng phần tiếp xúc giữa 2 mảnh kim loại đến khi tan chảy và hòa tan vào nhau

Trong ba loại mỏ hàn trên thì mỏ hàn nhiệt là loại thiết bị thông dụng nhất nhờ vào mức giá thành rẻ, dễ dàng mua được ở nhiều nơi, phương thức sử dụng đơn giản, nhỏ gọn. Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách sử dụng mỏ hàn nhiệt để tạo một mối hàn hoàn chỉnh

Hướng dẫn sử dụng mỏ hàn chì để hàn mạch
Trong một quá trình hàn chì có ba yếu tố không thể thiếu, do đó hãy đảm bảo đầy đủ các yếu tố này trước khi bắt đầu quá trình hàn linh kiện

1. Mỏ hàn
Đương nhiên rồi, để thực hiện mối hàn thì mỏ hàn là thiết bị chắc chắn không thể thiếu. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại mỏ hàn khác nhau, một thông số nên lưu ý khi mua mỏ hàn chính là công suất [W]. Công suất của mò hàn chì càng lớn thì nhiệt độ sinh ra càng cao

Mức công suất thông dụng nhất là của mỏ hàn là 40W tại sao lại như vậy?

Tại 40W mỏ hàn cung cấp một lượng nhiệt vừa đủ không làm hỏng linh kiệnCông suất có hơn nhanh chóng gây ra tình trạng oxy hóa bề mặtNhiệt độ quá cao do công suất lớn có thể làm cháy nhựa thông, bám lại lớp khét trên mối hàn giảm tính thẩm mỹ

2. Nhựa thông


Nhựa thông là một vật liệu không thể thiếu trong việc hàn chì nó giúp tạo một lớp tráng phù lên bề mặt giúp chống oxy hóa giúp tăng tuổi thọ mũi hàn, ngoài ra nó còn giúp mỗi hàn có khả năng bám dính tốt hơn

3. Thiếc hàn – chì hàn
Quá trình hàn chì thì dĩ nhiên chì hàn là vật liệu không thể thiếu rồi nhưng do khói của chì hàn thường độc hại với sức khỏe nên hiện nay các nhà sản xuất thường thêm thiếc vào thành phần để giảm độ nguy hại đến sức khỏe[ thông thường chì 40% và thiếc 60%], củng như giảm một phần nhiệt độ nóng chảy giúp gia nhiệt nhanh hơn [thường nóng chảy ở 60 – 80°C]

Hiện nay, trên thị trường còn hai loại chì hàn với lớp nhựa thông phủ hên ngoài hoặc bên trong dây chì để sử dụng thuận tiện hơn

4. Đầu mũi hàn
Tuy không quan trọng bằng ba yếu tố chủ chốt trên nhưng đầu mũi hàn là một vật liệu tiêu hao bạn nên quan tâm nếu đây là lần đầu sử dụng mỏ hàn chì

Sau một thời gian sử dụng mũi hàn sẽ bị ô xy hóa dẫn đến rỉ sét và không bám chì nên cần phải thay thế. Do đó, mũi hàn củng là một trong những thiết bị tiêu hao cần được thay thế theo thời gian không nên chọn các loại mũi hàn quá rẻ sẽ nhanh chóng bị ô xy hóa.

5. Máy hàn linh kiện
Máy hàn linh kiện [trạm hàn] là thiết bị chuyên dụng cho quá trình hàn, nó cho phép bạn điều chỉnh thông số nhiệt độ chính xác cho từng loại ứng dụng, giá đỡ chứa mỏ hàn giúp an toàn hơn khi sử dụng, khay chứa trên thiết bị còn cho phép bạn chứa một số vật dụng cần thiết như: bọt biển, nhựa thông, bùi nhùi… giúp không gian làm việc gọn gàng hơn

Trên đây là các yếu tố cần thiết cho một quá trình hàn chì, bạn cần đảm bảo đủ 3 yếu tố đầu tiên, hai yếu tố cuối là bổ sung. Nếu đã chuẩn bị sẵn sàng hãy đến phần tiếp theo để tìm hiểu cách hàn linh kiện hiệu quả

Hướng dẫn hàn linh kiện chi tiết nhất
Bước 1: Trong mọi trường hợp trước khi thực hiện bất kì loại linh kiện hay mối hàn nào đó là phải vệ sinh bảng mạch và chân linh kiện một cách sạch sẽ. Một bề mặt hàn bám bụi sẽ làm giảm khả năng bám dính, giảm chất lượng mối hàn hoặc mất tính thẩm mỹ. Cách vệ sinh đơn giản nhất chính là sử dụng nước vệ sinh board mạch

Bước 2: Cắt chân linh kiện canh sao cho khi đã cắm vào mạch phần chân trồi lên tính từ bề mặt bằng mạch đến linh kiện khoảng 1mm

Bước 3: Tráng thiết ba vị trí quan trọng

– Đầu mỏ hàn: Tráng thiết đầu mỏ hàn đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình hàn vì nếu không tráng mỏ hàn sẽ tiếp xúc trực tiếp với chân linh kiện, bảng mạch sẽ làm cháy, hỏng hoặc làm lệch chỉ số linh kiện do quá nhiệt– Đầu dây: Cạo phần gỉ ở đầu dây hoặc chân linh kiện rồi tráng thiếc nhanh để loại bỏ tạp chất, giúp thiếc hàn bám chắc vào các phần trầy xước của chân linh kiện và dây dẫn, việc này đồng thời củng giúp nâng cao độ dính của dây dẫn và linh kiện khi hàn

– Tráng thiếc vị trí hàn: giọt thiếc hàn chảy xuống lấp kín lỗ linh kiện và giúp tản nhiệt ra xung quanh tạo cân bằng nhiệt nâng cao độ bền của bảng mạch và độ chắc chắn sau khi thực hiện quá trình hàn

Bước 4: Tiến hành hàn linh kiện

– Đối với linh kiện thông thường: Dí mỏ hàn vào nhựa thông cho nhựa thông chảy ngập đầu mỏ hàn => đưa mỏ hàn đến chỗ chân linh kiện => gia nhiệt mỏ hàn cho nhựa thông chảy ra và phủ kín chân linh kiện và lỗ trên mạch => Đưa dây thiếc vào khu vực: chân linh kiện – lỗ mạch in – đầu mỏ hàn để thiếc chạm vào đầu mỏ hàn và chảy ra
– Nên canh một lượng thiếc hàn vừa đủ để đạt độ thẩm mỹ cao, nếu cảm thấy mối hàn chưa đẹp vì chưa đủ lượng thiếc chấm lại nhựa thông và bồi đắp vào vết hàn để mối hàn được đẹp mắt hơn

– Đối với linh kiện nhiều chân: Đối với loại linh kiện này nhìn vào đã thấy tốn rất nhiều thời gian nếu bạn không có những thủ thuật hàn cần thiết, dưới đây sẽ là một cách giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn với loại linh kiện này
– Tiến hành bôi nhựa thông đến toàn bộ chân của IC => sử dụng một lượng thiếc khá to [bằng hạt đậu] cho chân đầu tiên => gia nhiệt mỏ hàn cho thiếc nóng chảy và di chuyển đến các chân tiếp theo cho đến chân cuối [di chuyển 1 chiều] => Những chân còn chạm nhau có thể di lại hoặc thêm nhựa thông rồi tiếp tục cho đến cuối [Trong quá trình thực hiện có thể thêm hoặc bớt thiếc để làm đẹp mối hàn]

Vậy là bạn đã hiểu sơ bộ về cách hàn linh kiện, vậy để hút thiếc các mối hàn cũ hoặc có một mối hàn xấu tệ mà bạn muốn loại bỏ khỏi PCB thì phải làm cách nào?

Hướng dẫn hút chì mối hàn bị lỗi
Để hút các mối hàn bị lỗi bạn cần phải có một thiết bị gọi là ống hút chì hàn hoặc máy hút chì hàn

Các bước tiến hành cho việc hút chì: Sử dụng mỏ hàn để nung nóng mối hàn cũ => Khi mối hàn chảy, lên lò xo cho ống hút chì => Đưa đầu của ống hút sát vào mối hàn đang chảy [có thể chạm luôn vào mỏ hàn vì phần đầu ống có khả năng chịu nhiệt nên bạn cứ mạnh tay không sợ cháy hoặc hư hại đến ống hút] => nhấn nút và mối hàn đã được loại bỏ khỏi mạch. Rất đơn giản phải không

Khắc phục hiện tượng đầu mỏ hàn không bám thiếc
Sau một thời gian sử dụng, đầu mỏ hàn sẽ bị ô-xy hóa và gây ra hiện tượng không ăn thiếc vậy làm sao để mỏ hàn có thể bám thiếc trở lại. Dưới đây là các bước để khôi phục lại khả năng bắt thiếc cho mỏ hàn

Bước 1: Sử dụng giấy nhám mịn để loại bỏ phần phần oxy hóa bị đen xung quanh mũi hàn=> Tùy vào độ bám bẩn có thể chọn các loại giấy có độ grit khác nhau ở đây tôi sử dụng giấy nhám 600 grit

=> Cố định giấy nhám lên bề mặt phẳng để có thể mài đều tay hơn

Bước 2: Tiến hành mạ thiếc cho mỏ hàn=> Sử dụng tay kẹp để cố định mỏ hàn dễ dàng=> Quấn thiếc hàn xung quanh đầu vừa được mài ở bước trên, sử dụng kìm để cuộn thiếc chặt chẽ nhất. Lưu ý không để tay chạm vào phần đầu mỏ hàn vừa mài, mồ hôi từ tay có thể làm bẩn bề mặt đã được làm sạch và làm thiếc hàn tụ lại điểm đo do sức căn bề mặt=> Một lần nữa sử dụng kìm để kẹp chặt chì hàn để đảm bảo cuộn dây đã quấn chặt=> Làm nóng mỏ hàn lên khoảng 350ºC và đợi chì hàn chảy ra

=> Tiến hành nghiêng mỏ hàn để thiếc hàn phủ đều xung quanh

Hoặc có thể sử dụng hóa chất tẩy rửa mũi hàn

Chắc hẳn sau một thời gian sử dụng, mũi hàn của bạn sẽ bị đen sạm lại điều này dẫn đến thời gian gia nhiệt ngày càng lâu và mũi hàn không còn ăn thiếc, điều này hầu như làm nó không thể sử dụng để hàn được nữa. Vậy nguyên nhân gây ra là do đâu, làm cách nào để hạn chế hiện tượng này, có cách nào để khắc phục tính trạng này không? Cùng tham khảo ở bài viết bên dưới

Nguyên nhân mỏ hàn không còn ăn thiếc

Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng không ăn thiếc của mũi hàn chính là do mũi hàn bị ôxy hóa. Tuy nhiên, việc ôxy hóa lại do nhiều tác nhân gây ra. Dưới đây các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này mà bạn nên biết và tránh chúng để nâng cao tuổi thọ cho thiết bị của mình

  • Không tráng thiếc mỏ hàn khi sử dụng lần đầu tiên hoặc sau khi sử dụng
  • Gia nhiệt đầu mỏ hàn quá mức cho phép
  • Không tắt mỏ hàn sau khi làm việc hoặc khi nghỉ ngơi
  • Không vệ sinh đầu mỏ hàn trong thời gian dài
  • Để mỏ hàn tiếp xúc với các tạp chất khác ngoài nhựa thông và thiếc hàn
  • Sử dụng thiếc hàn và nhựa thông kém chất lượng
  • Sử dụng các loại đầu mỏ hàn kém chất lượng

Trên đây là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mũi hàn nhanh bị ô-xy hóa vậy làm cách nào cho đúng để có thể kéo dài được tuổi thọ của mũi hàn, mời bạn tham khảo ở phần tiếp theo

Phương pháp hạn chế hiện tượng không ăn thiếc hàn

Ở đây, Lidinco sẽ hướng dẫn cho bạn cách hạn chế và khắc phục tình trạng oxy hóa ở từng trường hợp trên, đáp ứng càng nhiều yếu tố sẽ giúp bảo vệ mũi hàn của bạn một cách tốt nhất và đạt được tuổi thọ cao nhất

Không tráng thiếc mỏ hàn

Trong lần sử dụng đầu tiên, gia nhiệt và chấm mỏ hàn vào nhựa thông để nhựa thông phù đều xung quanh mỏ hàn và áo một lớp thiếc xung quanh để giảm thiểu khả năng oxy hóa mỏ hàn. Có thể sử dụng thiếc từ các bảng mạch PCB cũ cho đơn giản và tiết kiệm. Sau khi sử dụng xong củng có thể thêm một lớp thiếc để tăng khả năng bảo quản

Gia nhiệt mỏ hàn quá mức

Việc này là điều hiển nhiên mỗi loại vật liệu sẽ có một mức chiệu nhiệt riêng gia nhiệt quá mức cho phép sẽ làm mỏ hàn bị đen sạm và dễ bị oxy hóa

Không tắt mỏ hàn

Đôi lúc khi đang làm việc bạn có thể dỡ tay chuyển sang làm công việc khác và quên tắt mỏ hàn điều này sẽ khiến mỏ hàn bị giảm chất lượng và hao hụt nhanh chóng vì quá trình oxy hóa thường diễn ra điều kiện nhiệt độ cao và kéo dài. Tốt nhất nên tắt mỏ hàn nếu bạn không sử dụng trong 3 – 5 phút hoặc sau khi làm xong việc thói quen này sẽ giúp cải thiện tuổi thọ đầu mũi hàn một cách đáng kể đấy

Không vệ sinh đầu mỏ hàn

Nên vệ sinh đầu mỏ hàn bằng bọt biển ướt hoặc bùi nhùi đồng giúp loại bỏ những tạp chất sau quá trình hàn điều này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm

Để mỏ hàn tiếp xúc với tạp chất khi hàn

Trong quá trình hàn, nhựa thông và thiếc hàn là thứ duy nhất mà bạn nên để mũi hàn tiếp xúc khi không sử dụng nên để mỏ hàn lên giá đỡ đễ tránh đầu mỏ hàn tiếp xúc với các chất liệu khác xung quanh như nhựa, vải, các vật dụng xung quanh để tránh lây nhiễm tạp chất

Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại nhựa thông và thiếc hàn chất lượng với độ tinh khiết cao củng giúp hạn chế việc lây nhiễm tạp chất lên mũi hàn, đồng thời trình các loại chì hàn kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe

Sử dụng mỏ hàn kém chất lượng

Không nên sử dụng các loại mũi hàn quá rẻ rất nhanh hỏng, có thể chọn một số loại đến từ Đài Loan với mức giá vừa phải để cho hiệu quả sử dụng tương đối. Nếu công việc của bạn cần sử dụng nhiều hơn nữa nên chọn các đầu mỏ hàn xịn mạ crom  hoặc hợp kim để chống oxy hóa hiệu quả nhất

Cách khắc phục hiện tượng đầu mỏ hàn không ăn thiếc

Vậy chúng ta đã biết được các nguyên nhân dẫn đến việc oxy hóa và cách khắc phục. Tuy nhiên, trên đây chỉ là biện pháp để làm chậm quá trình biến đổi chứ không phải làm cho quá trình này bị đình chỉ hoàn toàn vì việc suy hao khi sử dụng là điều chắc chắn sẽ xảy ra

Vậy khi đầu mỏ hàn đã bị oxy hóa và không bám thiếc nữa phải làm như thế nào? Dưới đây là cách để khắc phục vấn đề này

*Lưu ý: Phương pháp dưới đây chỉ áp dụng cho các loại đầu mỏ hàn bằng sắt hoặc đồng thông thường đối với các mỏ hàn cao cấp phủ crom không nên thực hiện phương pháp này, nó cò thể làm mất lớp làm giảm giá trị và hỏng mỏ hàn. Nếu đã chắc chắn hãy bắt đầu đến với thủ thuật khôi phục mỏ hàn không bắt chì nào

Bước 1: Sử dụng giấy nhám mịn để loại bỏ phần phần oxy hóa bị đen xung quanh mũi hàn  
=> Tùy vào độ bám bẩn có thể chọn các loại giấy có độ grit khác nhau ở đây tôi sử dụng giấy nhám 600 grit  
=> Cố định giấy nhám lên bề mặt phẳng để có thể mài đều tay hơn

Bước 2: Tiến hành mạ thiếc cho mỏ hàn  
=> Sử dụng tay kẹp để cố định mỏ hàn dễ dàng  
=> Quấn thiếc hàn xung quanh đầu vừa được mài ở bước trên, sử dụng kìm để cuộn thiếc chặt chẽ nhất. Lưu ý không để tay chạm vào phần đầu mỏ hàn vừa mài, mồ hôi từ tay có thể làm bẩn bề mặt đã được làm sạch và làm thiếc hàn tụ lại điểm đo do sức căn bề mặt  
=> Một lần nữa sử dụng kìm để kẹp chặt chì hàn để đảm bảo cuộn dây đã quấn chặt  
=> Làm nóng mỏ hàn lên khoảng 350ºC và đợi chì hàn chảy ra  
=> Tiến hành nghiêng mỏ hàn để thiếc hàn phủ đều xung quanh  
=> Làm sạch phần chì còn dư và bạn đã tân trang mỏ hàn thành công

Chúc các bạn thành công trong việc làm mới mỏ hàn của mình!

Tham khảo: ianmcmill

Video liên quan

Chủ Đề