Hướng dẫn làm bể lọc nước khử sắt

Người Việt từ hàng ngàn năm về trước đã biết sử dụng bể lọc nước thông qua những vật liệu đơn giản như cát vàng, cát đen, sỏi đá để lọc tạo cho nước trong hơn.

Ngày nay do sự phát triển của nền công nghiệp rác thải nhiều, sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp ..dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng mạch nước ngầm, thậm chí là cả nước mưa như ngày xưa vẫn cho là sạch “ nước không nguồn” thì nay theo khảo sát thì cũng bị nhiễm axit và một số chất hóa học, bụi bẩn trong không trung. Theo khảo sát của viện khoa học phát triển nông nghiệp và nông thôn thì tình trạng nước nhiễm sắt, Asen trong mạch nước ngầm của khu vực bắc bộ là rất nghiêm trọng như [ Hà Tây cũ, Hà Nam, Ninh Bình, Từ Sơn Bắc Ninh, Hưng Yên..]. Đặc biệt nghiêm trọng hơn người dân nhiều nơi vẫn sử dụng nước giếng khoan bơm lên trực tiếp không qua lọc để sử dụng ăn uống sinh hoạt .Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực lọc nước và xử lý nước công nghiệp chúng tôi hướng dẫn quý khách tự làm bể lọc nước tại nhà vẫn dựa trên nguyên tắc bể lọc truyền thống nhưng có cải tiến về vật liệu lọc và cách sắp xếp vật liệu:

Do đặc điểm nguồn nước mỗi nơi khác nhau nên ở đây chúng tôi hướng dẫn với bể lọc tiêu chuẩn Dài- rộng- cao:0,8m×0,8m×1m Vật liệu chuẩn bị: Cát thạch anh [ hoặc cát vàng] Than hoạt tính Hạt Filox Cát Manganese Sỏi đỡ Vật liệu phụ: Ống nhựa PVC- Dùng tạo giàn mưa, và thu nước dưới đáy bể Van, cút góc.. Tiến hành:

  • Tạo giàn mưa: Dùng ống nhựa tiền phong bịt một đầu lại, trên đường ống cứ cách 3cm khoan một lỗ [ chỉ khoan phần ống nằm trên bể]. Mục đích của việc tạo giàn mưa nhằm tăng cường quá trình oxy hóa sắt.
  • Đổ vật liệu- Đổ các lớp vật liệu theo thứ tự và độ dầy như sau:
  • Đổ lớp sỏi mỏng rồi đặt ống thu nước lên trên rồi đổ tiếp phần sỏi còn lại lên ống- khoảng 5cm
  • Đổ lớp cát thạch anh dầy khoảng 20-25cm
  • Than hoạt tính dầy khoảng 7-10cm
  • Hạt Filox- 7-10cm
  • Lớp cát thạch anh 10-15cm
  • Tạo ống thu nước dưới đáy bể: Cũng khoan lỗ như trên [ phần nằm trong bể]

Phần ống đưa nước ra ngoài: Chú ý cho ống cao bằng mặt bể [1m], phần lấy nước ra nằm ở khoảng giửa bể [0,5m] để trong bể luôn còn nước tạo lớp màng hữu hiệu trong việc loại bỏ sắt Đưa nước vào bể chứa.

Người dân việt nam có hai nguồn nước chính để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày đó là nước thuỷ cục và nước giếng khoan. Nếu như nguồn nước thuỷ cục luôn bảo đảm đủ chỉ tiêu nước sinh hoạt thì nguồn nước giếng khoan lại được người dân khai thác và sử dụng một cách tự phát mà không qua quá trình kiểm nghiệm chất lượng nước. Do đặc tính thổ nhưỡng nên phần lớn nước giếng khoan đều bị nhiễm sắt [phèn sắt] gây khó khăn cho cuộc sống của người dân. Bài viết này tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng các phương pháp xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

I/ Đặc điểm của nước giếng khoan nhiễm sắt

II/ Nguyên nhân nước giếng khoan nhiễm sắt

III/ Ảnh hưởng của nước nhiễm sắt tới đời sống con người

IV/ Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt đơn giản, hiệu quả

V/ Mua thiết bị lọc nước giếng khoan nhiễm sắt ở đâu?

VI/ Các chính sách bảo hành khi mua thiết bị lọc nước giếng khoan nhiễm sắt

I/ Nước giếng khoan nhiễm sắt

- Nước nhiễm sắt là tình trạng hàm lượng kim loại sắt trong nước giếng cao, vượt quá mức cho phép.

- Sắt là một kim loại có ký hiệu là Fe trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt cũng là một nguyên tố hóa học phổ biến trong lớp vỏ của trái đất chúng ta đang sinh sống. Chính vì vậy, các nguồn nước giếng khoan đa phần bị nhiễm sắt với nồng độ cao thấp tùy nơi

- Nước nhiễm sắt thường có màu vàng đục, mùi hôi tanh, vị chua.

Người dân có thể kiểm tra mức độ nhiễm sắt của nước bằng cách thử với nhựa chuối bằng việc lấy bẹ chuối băm nhỏ, vắt lấy nhựa cho vào mẫu nước thử. Kết quả nếu nước nhiễm sắt sẽ chuyển sang màu đỏ và mức độ nhiễm sắt tăng hay giảm tùy thuộc vào độ đậm của màu nước.

Hình ảnh nước giếng khoan nhiễm sắt

II/ Tại sao nước giếng khoan nhiễm sắt?

Nước giếng khoan nhiễm sắt do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhưng có thể tóm gọn về hai nguyên nhân chính sau

- Do đặc điểm địa chất khu vực

Trong các tầng đất đá dưới lòng đất có chứa các ion Fe2+, Al3+, Fe3+ dưới dạng hoà tan khi nước ngầm thấm qua đất thì các ion này sẽ tan vào trong nước theo mạch nước ngầm.

- Do tác động của con người

Nước giếng khoan nhiễm sắt do các đường ống dẫn bằng sắt chôn dưới lòng đất, nước thải từ các công trình khai thác khoáng sản xả ra môi trường, nước thải từ các nhà máy xí nghiệp không được xử lý, từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt…

Việc khai thác nước ngầm quá mức cũng làm mức nước ngầm hạ thấp xuống, làm tăng sự thâm nhập chất hữu cơ từ trên bề mặt vào nước và tăng hàm lượng sắt trong nước ngầm.

III/ Nước giếng khoan nhiễm sắt và những tác hại do nó gây ra

- Nước nhiễm sắt gây mất mỹ quan, cảm quan vì nước thường có màu vàng đục, mùi tanh, vị chua

- Nước nhiễm sắt đóng cặn gây tắc các đường ống dẫn nước, làm hoen ố, rỉ sét các vật dụng trong gia đình các dụng cụ chứa nước đều bị ăn mòn,làm cho quần áo bị ngả màu, dễ mục nát

- Sắt rất cần thiết trong cơ thể con người, trong cơ thể sắt tồn tại ở dạng vi lượng.Tuy nhiên, sử dụng nước giếng khoan nhiễm sắt lại rất có hại cho sức khỏe do sắt trong nguồn nước ở dạng không thể hấp thụ. Khi người dân sử dụng nước bị nhiễm sắt mà chưa qua xử lý thì nó gây ra hậu quả: gây bệnh đau bao tử, tắm rửa bị rộp da, nếu dùng lâu ngày sẽ gây hư hại cho men răng, hệ tiêu hóa vì nước quá chua, gây bệnh rối loạn thần kinh, gây loãng xương ở người già và ảnh hưởng tới chứa năng lọc máu của thận, lượng sắt cao gây vị khó chịu cho nước dùng.

Tác hại của nước nhiễm sắt tới đời sống con người

IV/ Cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt đơn giản, hiệu quả

Sắt tồn tại trong nước giếng khoan dưới dạng ion Fe2+ và Fe3+ hoà tan. Muốn loại bỏ sắt ra khỏi nước thì ta phải làm cho sắt kết tủa rồi làm cho chúng lắng xuống hoặc dùng các thiết bị lọc có chứa hạt lọc chuyên dụng để khử sắt ra khỏi nước. Sau đây là một số cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt.

1. Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt bằng hoá chất

* Khử sắt bằng vôi

Cách làm: Lấy 10g vôi sống cho vào 120l nước, sau đó dùng cây khuấy đều vôi với nước để cho lượng sắt kết tủa và lắng xuống thì gạn lấy nước trong để sử dụng.

Vôi có tính kiềm, khi cho vôi vào nước, độ pH của nước giếng khoan tăng lên. Các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe[OH]2 và lắng xuống một phần, thế ôxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe[OH]2/Fe[OH]3 giảm xuống, do đó sắt [II] dễ dàng chuyển hoá thành sắt [III]. Sắt [III] hyđroxyt kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước. Phương pháp này có thể áp dụng cho cả nước mặt và nước ngầm.

Vôi dùng để xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt

* Khử sắt bằng Clo

- Clo là một chất oxi hoá mạnh nên người ta dùng clo để tạo phản ứng oxi hoá với sắt nhằm chuyển hoá Fe2+ dạng hoà tan thành Fe3+ kết tủa. Tốc độ oxi hoá xảy ra nhanh hơn khi PH có tính kiềm.

2Fe[HCO3]2 + Cl2 + Ca[HCO3]2 + 6H2O → 2Fe[OH]3 + CaCl2 + 6H+ + 6HCO3-

- Clo không chỉ khử được sắt mà nó còn khử được cả chất hữu cơ có trong nước.

* Khử sắt bằng KMnO4

- Khi dùng KMnO4 để khử sắt, quá trình xảy ra rất nhanh vì cặn Mangan [IV] hydroxit vừa được tạo thành lại là nhân tố xúc tác cho quá trình khử sắt. Phản ứng oxi háo khử của KMnO4 và sắt diễn ra như sau:

5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O

* Sau khi oxi hoá sắt bằng các loại hoá chất trên nước phải trải qua công đoạn lắng và lọc để tách cặn bẩn kết tủa ra khỏi nước.

2. Biện pháp xử lý nước nhiễm sắt bằng quá trình oxi hoá

Nguyên lý của phương pháp này là cho nước giếng khoan có điều kiện tiếp xúc với khí oxi vì sắt tồn tại trong nước giếng khoan dưới dạng ion Fe2+ và Fe3+ hoà tan, không màu. Muốn loại bỏ sắt ra khỏi nước thì ta phải làm cho sắt kết tủa rồi làm cho chúng lắng xuống để khử sắt ra khỏi nước.Biện pháp khử sắt bằng quá trình oxi hoá diễn ra qua các công đoạn

* Công đoạn làm thoáng

+ Lấy oxi từ không khí trộn lẫn với nước để oxi hoá sắt II ở dạng hoà tan trong nước thành sắt III kết tủa dễ lắng đọng để tách ra khỏi nước qua công đoạn lắng và lọc.

+ Cách làm thoáng đơn giản là làm dàn phun mưa bằng ống nhựa đục lỗ nhỏ.

* Quá trình lắng

Mục đích của việc xây bể lắng là làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nhằm tăng hiệu quả lọc. Trong bể lắng các cặn bẩn có tỷ trong lớn hơn nước ở chế độ thuỷ lực thích hợp sẽ lắng xuống đáy bể. Thời gian lưu nước trong bể lắng phải đủ lâu để cặn lắng xuống.

* Quá trình lọc

Lọc là quá trình giữ lại các cặn bẩn trong nước có kích thước lớn hơn các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc. Bên cạnh đó quá trình lọc còn giữ lại được các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây ra độ đục và độ màu có kích thước nhỏ hơn các lỗ rỗng nhưng có khả năng kết dính và hấp thụ trên bề mặt vật liệu lọc. Trong xử lý nước gia đình không sử dụng hồ lọc mà chỉ sử dụng các loại cột lọc bằng inox hoặc composite có công suất nhỏ [từ 400→1500l/h] để dễ dàng sử dụng, vận chuyển và lắp ráp.

* Cách tiến hành

Làm thoáng bề mặt lọc thì ta cần chế tạo dàn phun mưa mục đích là cho nước tiếp xúc với oxi để làm kết tủa lượng sắt có trong nước để lấy nước trong sử dụng.

Làm giàn mưa bằng ống nhựa, khoan 150 - 200 lỗ có đường kính từ 1,5mm đến 2 mm tùy theo công suất máy bơm đang sử dụng.

Bên dưới dàn phun ta xây bể có hai ngăn, một ngăn là bể lắng, một ngăn là bể lọc. Bể lắng tiếp xúc có chức năng giữ nước lại sau quá trình làm thoáng trong một thời gian đã để quá trình ôxy hoá và thuỷ phân dẫn diễn ra hoàn toàn, đồng thời tách một phần cặn nặng trước khi chuyển sang bể lọc

Bể lọc tiếp xúc có cấu tạo như các bể lọc thông thường với nhiều loại vật liệu lọc bằng sỏi, cát thạch anh, than hoạt tính, cát mangan... sắp xếp thành từng lớp. Tốc độ lọc thường khống chế trong khoảng 15 đến 20 m/h.

Phương pháp này có thể kết hợp xử lý được một số chất khác với hàm lượng thấp như: Hydrogen sulfite H2S, Amoniac, Asen.

Lọc nước giếng khoan nhiễm sắt bằng dàn phun, bể lắng, bể lọc

3. Xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt đơn giản bằng hệ thống lọc nước

Ngoài các cách xử lý nêu trên công ty Tân Bình xin giới thiệu đến quý khách hàng cách lọc nước giếng khoan nhiễm sắt đơn giản, hiệu quả nhất hiện nay đó là dùng cột lọc nước giếng khoan.

a/ Ưu điểm của thiết bị lọc nước giếng khoan nhiễm sắt

Cột lọc nước giếng khoan nhiễm sắt đa dang về chất liệu, kích thước, màu sắc.Nó có hình trụ vô cùng nhỏ gọn có thể lắp đặt bất kì vị trí nào như: sân thượng, trên balcon, trong phòng tắm…

Thiết bị vô cùng đơn giản, không tiêu tốn điện năng, dễ vận hành, có thể xúc rửa bình lọc để tăng tuổi thọ vật liệu lọc.

Thời gian sử dụng lâu dài

Sử dụng các loại vật liệu lọc chuyên dùng để khử sắt, mangan, asen, khử mùi, màu…

Chất lượng nước sau lọc đảm bảo đủ tiêu chuẩn nước sinh hoạt theo khuyến cáo của bô y tế.

b/ Các loại thiết bị lọc nước nhiễm sắt tốt nhất hiện nay

Lọc nước nhiễm sắt bằng máy lọc RO

Máy lọc nước nhiễm sắt RO gia đình

Lọc nước nhiễm sắt RO công nghiệp

Lọc nước nhiễm sắt bằng cột lọc inox

Cột lọc nước nhiễm sắt bằng inox 304

Lọc nước nhiễm sắt bằng cột lọc coposite

lọc nước giếng khoan nhiễm sắt bằng cột Composite

Lọc nước nhiễm sắt bằng cột lọc nhựa PVC

Bình Lọc nước giếng khoan nhiễm sắt nhựa PVC

c/ Tại sao thiết bị lọc nước giếng khoan lại khử được sắt

Cột lọc nước giếng khoan khử được sắt là nhờ vào các loại vật liệu lọc được xắp xếp thành từng lớp bên trong cột lọc. Các vật liệu đặc biệt có khả năng xúc tác, đẩy nhanh quá trình ôxy hoá khử Fe 2+ thành Fe3+ và giữ lại trong tầng lọc.Quá trình này diễn ra rất nhanh chóng và có hiệu quả cao.Các loại vật liệu lọc cần thiết để khử sắt: Cát Mangan, hạt birm, hạt filox, hạt trao đổi ion...

V/ Mua thiết bị lọc nước giếng khoan nhiễm sắt ở đâu?

Quý khách hàng có nhu cầu lọc nước giếng khoan nhiễm sắt hãy liện lạc ngay với chúng tôi theo địa chỉ

Chủ Đề