Hướng dẫn hạch toán theo Thông tư 133

            Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm: nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa, không áp dụng cho việc xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Thông tư này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.

Những nội dung quan trọng, cần lưu ý của Thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm:

Thứ nhất, quy định chung về kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thông tư số 133/2016 áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa [gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ] thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Theo Thông tư 133/TT-BTC, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, thay thế nhưng phải báo cho cơ quan thuế.

Đơn vị tiền tệ trong kế toán là Đồng Việt Nam. Các đơn vị chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì nếu đáp ứng yêu cầu có thể chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.

Doanh nghiệp phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính khi bổ sung tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 về tên, ký hiệu, nội dung, phương pháp hạch toán.

Ngoài ra, Thông tư số 133 hướng dẫn doanh nghiệp có thể mở thêm tài khoản cấp 2, cấp 3 đối với những tài khoản không có quy định tài khoản cấp 2, 3 tại Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp.

Thứ hai, về tài khoản kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo Thông tư 133/2016, chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất các loại tiền và tính số tồn tại quỹ, từng tài khoản.

Các khoản thu, chi bằng tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định. Khoản hạch toán tiền gửi ngân hàng phải có giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảng sao kê của ngân hàng.

Kế toán phải theo dõi chi tiết tiền theo nguyên tệ. Nếu phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán như sau: Bên Nợ các tài khoản áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế; Bên Có được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền hoặc tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư số 133/BTC.

Nếu doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có thì khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được ghi nhận tại thời điểm chi tiền hoặc ghi nhận định kỳ.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên giao dịch.

Nguyên tắc ghi sổ kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của từng Tài khoản kế toán cụ thể xem tại Thông tư 133.

Thứ ba, về báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ và vừa phải lập và gửi Báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.

Riêng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu nếu được yêu cầu.

Ngoài ra, Thông tư 133 còn có những quy định về chứng từ kế toán, sổ kế toán và hình thức kế toán  doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xem chi tiết  văn bản tại đây: 133/2016/TT-BTC

Phan Thị Thảo Trang

Tài khoản 133 phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ. Hướng dẫn hạch toán Tài khoản 133 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC chi tiết từ các kế toán trưởng.

>>> Xem thêm: Thuế suất vé máy bay

1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 133 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ được hạch toán theo nguyên tắc:

- Phải hạch toán riêng số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ.

- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh.

- Phải tuân thủ đúng pháp luật về thuế GTGT.

2. Nội dung, kết cấu tài khoản 133 theo thông tư 133/2016/TT-BTC

- Nội dung: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.

- Kết cấu: tự học xuất nhập khẩu

+ Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng

+ Bên Có: 

  • Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
  • Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
  • Thuế GTGT đầu vào của vật tư, hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được chiết khấu, giảmgiá;
  • Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại.

- Dư cuối kỳ:học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm

Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ hoặc số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại.

- Tài khoản cấp 2: TK 133 có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa, dịchvụ.

+ TK 1332: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định.

3. Sơ đồ kế toán TK 133 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC 

Cách hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

1. Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 ,153,156, 211, 217, 611 [giá chưa có Thuế GTGT]
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [1331, 1332]
        Có các TK 111, 112, 331,. . . [Tổng giá thanh toán].

2. Khi mua vật tư, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 154, 642, 241, 241, 242,. . . [Giá mua chưa có thuế GTGT]
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [1331]
        Có TK 111, 112, 331,. . . [Tổng giá thanh toán].

3. Khi mua hàng hoá giao bán ngay cho khách hàng [Không qua nhập kho] nếu Thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán [Giá mua chưa có thuế GTGT]
Nợ tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [1331]
         Có các TK 111, 112, 331,. . . [Tổng giá thanh toán]
4. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ

- Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán [Theo tỷ giá giao dịch thực tế], thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp [nếu có], chi phí vận chuyển, ghi:

Nợ TK 152, 153, 156, 211

         Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [3331, 3332, 3333, 3338]
         Có TK 111, 112, 331,. . .

- Nếu thuế GTGT đầu vào hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [1331, 1332]
         Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [33312].

5. Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất: Căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại cho người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 111, 112, 331 [Tổng giá thanh toán]
         Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [Thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá]
         Có các TK 152, 153, 156, 211,. . . [Giá mua chưa có thuế GTGT].

6. Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

- Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ, ghi:

Nợ TK các 152, 153, 156, 211, 213 [Giá mua chưa có thuế GTGT]

Nợ Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [Thuế GTGT đầu vào]

Có TK 111, 112, 331,. . .

- Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của Pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [1331].

7. Vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, hoả hoạn, bị mất, xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường , nếu thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này không được khấu trừ:

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác [1381]


         Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [1331, 1332].

- Trường hợp thuế GTGT của vật tư, hàng hoá, TSCĐ mua vào bị tổn thất khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền về số thu bồi thường của các tổ chức, cá nhân, ghi:

Nợ các TK 111, 334,. . . [Số thu bồi thường]

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán [Nếu được tính vào chi phí]

          Có TK 138 - Phải thu khác [1381]

          Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [Nếu xác định được nguyên nhân và có quyết định xử lý ngay].

8. Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp [33311]
        Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ.

9. Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .
         Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [1331, 1332].

Trên đây, Kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn các bạn cách hạch toán Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Tham khảo thêm Mẫu sổ chi tiết thuế giá trị gia tăng được hoàn lại

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

Nếu như bạn muốn theo học kế toán thì có thể liên hệ:

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường

[Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

Video liên quan

Chủ Đề