Hướng dẫn dò tone theo âm giai năm 2024

Hy vọng với 3 bước cơ bản sau đây sẽ giúp các bạn xách định nhanh được tone của một bài hát bất kì khi chơi guitar đệm hát và không còn cảm thấy mơ hồ về cách dò tone cho một bài hát.

Bước 1: Dò note qua câu hát đầu tiên của người hát để tìm hợp âm chủ. Để xác định nhanh được hợp âm chủ thì ta dựa vào công thức cấu tạo của hợp âm để xem các note ta dò được thuộc hợp âm nào.

Bước 2: Từ hợp âm chủ chúng ta sẽ xác định được tone chính của bài hát nhờ vào phương pháp như sau:

  • Tone của bài hát không có dấu hóa thăng (#) và giáng (b): Tone Đô trưởng (C) hoặc Tone La thứ (Am). Nếu bài hát vui sẽ chơi với hợp âm chủ là C, nếu bài hát buồn sẽ chơi với hợp âm chủ là Am.
  • Tone của bài hát có các dấu hóa thăng sẽ chính là note # cuối cùng tăng lên 1/2 cung. Ta có các dấu hóa # xuất hiện lần lượt trong bài hát là (cách nhớ là đếm lên 5): F C G D A E B. Ví dụ nếu bài hát có dai dấu thăng là F# và C# thì tone bài hát sẽ là note thăng cuối cùng là C# + 1/2 cung = D => Tone bài hát là tone D.
  • Tone của bài hát có các dấu hóa giáng (b) sẽ chính là note giáng áp chót. Ta có các dấu hóa giáng xuất hiện lần lượt trong bài hát là (cách nhớ đếm lên 4): B E A D G C F. Ví dụ nếu bài hát có hai dấu giáng Bb và Eb thì tone bài hát sẽ là tone Bb (Bb là dấu giáng áp chót).

Bước 3: Từ hợp âm chủ chúng ta sẽ suy ra được bộ hợp âm chính để đệm cho bài hát đó qua mối liên hệ trưởng thứ song song. Nếu hợp âm chủ là hợp âm trưởng thì chúng ta sẽ giảm 1 cung rưỡi để được hợp âm thứ song song và ngược lại.

Ví dụ 1: Ta dò được hợp âm chủ là D thì giảm 1 cung rưỡi sẽ được hợp âm Bm và theo cấu trúc của tone D trưởng thì ta sẽ có bộ hợp âm gồm: D Em F

m G A Bm C

o. Tùy vào bài hát vui hay buồn mà chúng ta sẽ chọn hợp âm chủ là D hoặc Bm. Các hợp âm trưởng sẽ mang sắc thái vui nằm ở bậc 1, 4, 5 (ở ví dụ trên là D, G, A) và các hợp âm thứ sẽ mang sắc thái buồn (ở ví dụ trên là Bm, Em, F

m).

* Các bạn để ý là bài hát đó có note nào thăng thì hợp âm cùng tên với nó sẽ là hợp âm # (tương tự với các dấu hóa giáng ở ví dụ 2).

Ví dụ 2: Ta tìm được hợp âm chủ là Ab thì theo cấu trúc của âm giai trưởng (trong đệm hát: âm giai, tone, gam, giọng đều là một) ta sẽ có các hợp âm sau: Ab Bbm Cm Db Eb Fm Go. Nếu bài hát vui thì Ab là hợp âm chủ, ngược lại nếu bài hát buồn thì Fm sẽ là hợp âm chủ.

Các bạn có thể tham khảo thêm ví dụ qua video mình thực hiện sau đây để hiểu rõ hơn (Nếu có thắc mắc hay góp ý thì các bạn hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng trao đổi thêm nhé):

Đây là bài viết dành cho các bạn nào có nền tảng khá vững chắc về đệm hát và nhạc lý rồi. Cho nên nếu bạn nào đọc vào những yêu cầu bên dưới và thấy mình còn thiếu mảng nào, có thể comment hoặc inbox trực tiếp, mình sẽ giải đáp, hoặc viết cho các bạn vào những bài sau!

Bài viết này cũng như các bài viết tiếp theo mình cũng sẽ viết dành cho đối tượng là các bạn tự học guitar, không qua trường lớp, hoặc các bạn đã học nhưng chưa biết làm thế nào để vận dụng nhạc lý vào việc dò tông một bài hát.

Nếu bạn nào đã biết cách dò tông rồi mà thấy cách này hay thì có thể áp dụng theo! Còn nếu thấy không hay thì có thể bỏ qua.

Bước 1: Yêu cầu tối thiểu:

  • Bạn phải biết và thuộc vị trí các nốt trên cần đàn, ít nhất là từ ngăn 1 tới ngăn 12, của các dây 6,5,2,1. (Vì bạn có dò nốt nhanh đến mấy mà phải mất chục phút mới xác định được đó là nốt gì thì cũng… vậy 😛 )
  • Nắm được quy tắc cấu tạo của 1 âm giai (còn gọi là một giọng, một tông) là gì. Cái này không biết thì bạn có thể search Google, rất nhiều tài liệu, hoặc có thể pm trực tiếp để mình gửi tài liệu.
  • Bạn phải tự đàn tự hát được kha khá bài hát, và solo được một vài bài (để có thể cảm nhận đúng về cao độ của nốt)
  • Biết cách phân biệt bài hát ở giọng trưởng hay thứ, khi mới nghe.
  • Bạn phải có… 1 cây đàn trên tay (đương nhiên 😛 )

Bước 2: dò nốt

  • Bật một bài nhạc bất kì (bài nào quen quen nhé, bài lạ quá giai đoạn đầu khó dò lắm!)
  • Tune dây đàn guitar cho chuẩn (tune sai không dò ra tông)
  • Dò theo giai điệu của bài hát. Có thể dò intro, hoặc dò theo lời hát của ca sĩ,… đều được (dò nốt nào nhớ nốt đó luôn nhé! Để còn tổng hợp lại).

Lưu ý: bạn nên dò 2 dây 1 và 2 (E và B). Vì thường giọng ca sĩ thì sẽ ở cao độ của 2 dây này.

Bước 3: câu thần chú “2 nốt sát nhau”

  • Trong quá trình dò bạn sẽ thấy được có 2 nốt sát nhau (cách nhau nửa cung)! Thì bạn hãy để tay vào 2 nốt đó, và nốt ở sau sẽ là nốt của chủ ân trưởng!
    • Vd: bạn dò ra giai điệu là thế này: C D E A B , thì trong 5 nốt này, có nốt nào sát nhau trên cần đàn chưa? Rõ ràng là có: C và B, vậy thì C – nốt ở đằng sau, sẽ là nốt của chủ âm=> nếu bài này hát ở giọng trưởng thì nó sẽ là Đô trưởng!
  • Trường hợp bài hát này ở giọng thứ thì rất đơn giản, từ nốt trưởng đó bạn lùi 3 ô là sẽ ra chủ âm thứ. Như ví dụ trên thì C lùi 3 ô sẽ ra A, nghĩa là Am.

Bước 4: trường hợp ngoại lệ (rất hay xảy ra)

Trong quá trình dò tông bài hát, bạn sẽ bắt gặp những trường hợp dò ra đúng nốt, nhưng khi rải cả hợp âm trưởng và thứ đều không hợp. Thì đây là một trường hợp ngoại lệ, và cũng là điều bất tiện của phương pháp này! Nhưng cách để tìm ra tông bài hát rất đơn giản:

  • Bạn hãy lấy hợp âm mình vừa tìm được (như ở bước 3 thì đó là C hoặc Am , tùy vào bài hát là trưởng hay thứ), đếm tới hợp âm bậc 5 của âm giai đó, đó sẽ chính là tông của bài hát!

Vd: như ở bước 3: Bạn tìm ra C. Bạn rải hợp âm vẫn thấy không ăn nhập, thì lúc này hãy đếm từ C lên theo quy tắc của âm giai: 1-C 2-Dm 3-Em 4-F 5-G 6-Am 7-B

Vậy bậc 5 của C sẽ là G => G chính là TÔNG của bài hát!

Tương tự với Am: 1-Am 2-B 3-C 4-Dm 5-Em 6-F 7-G

Vậy bậc 5 của Am sẽ là Em => Em là TÔNG của bài hát!

Bước 5: Lỡ đâu không dò ra 2 nốt sát nhau??? Hãy tìm 3 nốt cách đều nhau

Đôi khi có những bài hát “lên xuống” thất thường, thường là nhạc Jazz, với giai điệu kì quái, giựt giựt như con mực, thì sẽ rất khó để các bạn dò ra 2 nốt sát nhau. Lúc này hãy để ý xem có 3 NỐT CÁCH ĐỀU nhau hay không (Nghĩa là 3 nốt này mỗi nốt cách nhau 1 cung).

Nếu có, thì hãy chụp lấy nốt ở sau cùng, và cộng thêm một nốt ngay sau nó nữa! Thì nốt vừa được cộng vào sẽ là chủ âm trưởng của bài hát ( đừng hỏi vì sao 😛 )! Lúc này ta lại có 2 nốt sát nhau rồi! Quay về làm như những bước trên kia thôi!

VD: Bạn dò ra 3 nốt cách đều là E F# G# , thì bạn lấy nốt sau cùng là G#, cộng với nửa cung nữa thành nốt A. Vậy thì bài hát sẽ hát ở tông A trưởng. Rồi áp dụng những bước như ở trên!

Bước 6: nếu dò đúng nốt mà thử hết mọi trường hợp đều không ăn với bài hát đang nghe thì sao???

Thì chứng tỏ bạn đã dò sai cao độ chứ sao! Dò lại cho đúng cao độ thôi bạn ơi! 😛

—————

Trên đây là các bước để dò ra tông của một bài hát bất kì mà bạn nghe được. Nhìn qua có vẻ dài dòng nhưng khi tập nhuần nhuyễn rồi thì bạn chỉ mất “vài nốt nhạc” để dò ra tông của người hát thôi!

Cầm đàn lên, tập theo và cảm nhận thành quả nhé! Nhớ post lên bài hát mà mình dò được cho mọi người cùng dò và kiểm tra nhé!