Hướng dẫn đan lưới lụp

chào bà con ! hện nay các nghệ nhân làm lụp đã cho ra đời các sản phẩm lụp không những thẩm mỹ mà nguyên liệu bằng thép 100% nên mua một cái sài cả đời .tuy nhiên với mức độ hạn chế duy nhất của tay lưới được đan bằng dây dù nên có thể hư trong mọi tình huống .tôi mạn phép nêu lên cách đan lưới mà tôi biết để bà con tham khảo .chữa cháy cho một số tình huống bất dĩ .
bác nào biết thêm cách nào khác xin hãy nêu lên để anh em tham khảo .
vật dụng cần thiết để đan lưới :
một cuộn chỉ dù lớn nhỏ tùy theo sở thích .nhỏ quá thì dễ làm rách da chim bổi ,lớn quá thì thô .
một cái kim đan bằng nhựa [có bán sẵn trên thị trường ] .
một thanh cỡ bằng gỗ .kích thước :chiều dầy 5 mm .chiều rộng 3,5 cm .chiều dài khoảng 10 cm .
một đoạn kẽm có đường kính 2,5 mm dài 30 cm để uốn thành một cái khung .

mỗi vùng miền là một loại lụp nên kích thước cũng khác nhau ,để phù hợp cho từng loại lụp ta có số đo theo mẫu sau :
để tính chiều rộng tay lưới ta dùng thước đo chiều cao mặt lụp :

thí dụ số đo mẫu là 35 cm .
ta có cách tính sau : vì thanh cỡ là 3,5 cm .ta lấy 35 cm : 3,5 cm = 10 mắt lưới
để tạo độ chùng ta cộng thêm 1 mắt lưới .như vậy ta cần 11 mắt lưới cho chiều rộng .
để tính chiều dài tay lưới ta dùng thước đo theo như hình mẫu chia cho 3,5 .

thí dụ số đo mẫu là 70 cm .ta lấy 70 : 3,5 = 20 mắt lưới .
chuyển chỉ dù qua kim đan .cột một vòng đầu tiên vào thanh cỡ như hình mẫu .

sau đó gỡ vòng đầu tiên ra khỏi thanh cỡ chuyển sang vòng kẽm được uốn thành khung ,một đầu vòng kẽm móc vào tường hay cột nhà để định vị .đặt thanh cỡ vào dưới sợi chỉ dù .
ngón tay trỏ trái đặt phía dưới thanh cỡ ,ngón tay cái đè sợi chỉ dù phía bên trên ,mắt lưới có đều hay không là do hai ngón tay này có giữ được chặt hay không đấy .
tay phải cầm kim đan sỏ vòng từ dưới lên luồn qua vòng kẽm ,kéo về phía ngực để thực hiện mắt lưới thứ nhất .theo hình mẫu .

sau khi kéo về phía ngực ta dặt sợi chỉ dù lên thanh cỡ dùng ngón tay cái đè chặt .

hất vòng sợi chỉ qua bên trái ,sỏ kim luồn qua khe giữa hai vòng chỉ dù đã định vị theo hình mẫu .

rút kim đan lên kéo về phía ngực ,kéo thật mạnh để nút thắt được chặt và nhớ hai ngón tay luôn giữ chặt trên thanh cỡ .

sau khi kéo nút thắt thật chặt ta đã hoàn thành nút thắt thứ nhất ,lúc này có thể buông tay ra thoải mái một tí chuẩn bị cho mắt lưới tiếp theo .

còn tiếp .
thân .
Đan lưới [tt]

ta gọi nút thắt vừa hoàn thành là nút thắt số 1 hay mắt lưới số 1 của hàng thứ nhất .vì chiều rộng tấm lưới có 11 mắt lưới nên ta cần thao tác 11 lần như vậy để kết thúc phần chiều rộng .
tiếp theo là nút thắt số 2 của hàng thứ nhất .
cũng với thao tác như nút thắt số 1 ,nhưng kim đan lúc này lại sỏ vào khe giữa nút thắt 1 và 2 .

cứ tiếp tục cho các nút thắt 3 , 4 ,5....và 11 là kết thúc .

sau khi hoàn thành nút thắt 11 ta gỡ các mắt lưới ra khỏi thanh cỡ .


ta thấy lúc này sợi chỉ dù vẫn dính liên hoàn với mắt lưới số 11 ,bắt đầu cho các mắt lưới hàng thứ 2 .
vẫn để nguyên sợi chỉ lúc này kim đan lại sỏ vào mắt lưới số 11 của hàng thứ nhất .

và tiếp theo là sỏ vào mắt lưới số 10 ,9 ,8....cho đến mắt lưới số 1 của hàng thứ nhất là ta đã hoàn thành hàng thứ 2 .


lúc này ta lại bắt đầu từ mắt lưới số 1 của hàng thứ hai để bắt đầu cho hàng thứ 3 , 4 , 5..cứ lộn đi lộn lại bắt đầu bằng số 1 thì kết thúc bằng số 11 và ngược lại .sao cho đến hàng thứ 20 là hoàn thành một tay lưới .



trong quá trình đan có thể vì chưa quen nên dễ mỏi tay hay do bận việc gì đó ta có thể tạm ngưng .treo nó lên đâu đó lúc rảnh lại tiếp tục .


còn tiếp .
do có khá nhiều hạn chế bản thân nên biết đâu nói đó ,nếu bác nào thấy khó hiểu chỗ nào xin cứ nêu lên tôi sẽ trình bầy .
thân .
titans30000 đã viết:
em đọc hiểu mỗi cách đan hàng thứ nhất, từ mắt số 11 quay lại để đan hàng thứ 2 thì đến giờ nghĩ mãi chưa ra, bác có thể chỉ rõ hơn được ko ạ
Nhấn để mở rộng...
bác để ý mắt lưới sát bên cạnh sợi chỉ cuối đang kéo căng ra được gọi là mắt lưới số 11 .lượt quay về ta sỏ kim đan vào chính mắt lưới này bác ạ ,sau khi thắt xong nút 11 lại sỏ vào mắt lưới bên cạnh theo chiều ngược lại được gọi là mắt lưới số 10 ...9....8...cứ đan xong chiều đan tới ta lại đan ngược lại .

tôi dự định post xong số hình ảnh sẽ gởi lên một đoạn video clip hy vọng sẽ giúp mọi người dễ hiểu hơn .
chúc bác vui .
neuvaisau đã viết:
chú nghĩa có con cu đẹp thế.
mê tin ghê cũng kén số đẹp hihi. thế ko biết mắt lưới chú có lựa đúng số đẹp để bẫy được nhiều chim ko.
chú có kén tuổi cu gáy hay ngày bẫy được xem có hợp với tuổi mình ko đây hihi
Nhấn để mở rộng...
con cu trong cái lụp chỉ là con bổi cùi bắp thôi chú ơi ! tương lai không xa chú sẽ có con đẹp hơn con này nhiều .mê tín thì đôi khi cũng có nghĩ đến nhưng trong trường hợp này thì nếu có chỉ là sự vô tình thôi .
chân thành cảm ơn tất cả các bác đã quan tâm động viên .
thân .
trungkienmcsa đã viết:
tôi thấy bạn đan như thế có vấn đề một chỗ đó là : mắt lưới ở phần đầu sẽ rất thưa. tôi đã thử và thấy nếu như vậy thì chim có thể ra ở phần đó rất dễ dàng. mọng hồi âm
Nhấn để mở rộng...
chào bác trungkienmcsa ! tôi đã tham khảo một số lụp của các nghệ nhân .thông thường họ làm mắt [ lỗ ] lưới hình vuông có cạnh từ 3,9 cm đến 4,2 cm nghĩa là thanh cỡ của họ là 3,9 cm hoặc 4,2 cm .vì lo xa tôi đã dùng thanh cỡ 3,5 cm như vậy tất cả các mắt lưới từ đầu đến cuối đều là hình vuông có cạnh là 3,5 cm .tôi nghĩ khó có con cu bổi nào lại nhỏ đến mức chui qua cái lỗ này được ,ngoại trừ nút thắt không được chặt tay ,nút thắt bị chạy .chứng tỏ bác lo xa hơn cả tôi nữa rồi . chúc bác vui .
Đan lưới [ tt ].
trường hợp đang đan bị hết chỉ hoặc đứt chỉ thì phải làm sao ? ta nối lại chỉ ,nhưng khéo một tí nhớ đặt mối nối ở điểm biên ngoài là hợp lý và thẩm mỹ nhất .nhưng lỡ kẹt nằm ngay giữa tay lưới thì khi nhìn hơi kém thẩm mỹ chút thôi chứ không ảnh hưởng đến việc bắt bổi .
và đây là mối nối mẫu .

sau đó lại tiếp tục đan bình thường .

sau khi đan xong ta dùng sợi chỉ dù loại nhỏ hơn chỉ đan lưới sỏ vào các lỗ đầu và cuối cột thắt lại như hình mẫu ,nhớ là hai đầu cột giống như nhau ,cột xong nhớ để chừa lại đoạn chỉ dài chừng 1 mét để dùng cho việc lợp lưới vào lụp .[làm mẫu nên tôi dùng chỉ lớn ,mầu trắng để qua hình dễ nhìn ,trên thị trường có bán loại chỉ đủ mầu ,đủ cỡ ]

ráp lưới vào lụp .với người làm chuyên nghiệp thì họ sẽ tháo một bên cần đập ra và tròng một biên của tay lưới vào .khi ráp xong ta sẽ thấy nó chuyên nghiệp và thẩm mỹ hơn ,nhưng đối với những người không chuyên như anh em mình thì gỡ thanh cần đập ra là cả vấn đề nan giải ,lỡ không khéo tay nó gẫy cái rắc phải vác cái lụp ra nhờ nghệ nhân làm lại .
tôi sẽ trình bầy cách ráp đơn giản ,dễ thao tác hơn .
định vị một đầu chiều dài của tay lưới vào sát đáy một bên mặt lụp như hình mẫu ,sau đó từ từ vắt biên lưới dọc theo cạnh cửa lụp [tạm gọi như vậy ] cứ lợp đên đâu lại dùng sợi chỉ dù đã chừa sẵn cột định vị lưới đến đó .
điểm bất đầu .

bắt đầu bên này thì kết thúc bên kia .
điểm kết thúc .

sau khi đã định vị biên lưới phần cửa lụp ta định vị biên lưới còn lại vào thanh cần đập .
cứ rải biên lưới đến đâu lại dùng sợi chỉ dù đã chừa sẵn cột định vị đến đó .bắt đầu bên này thì kết thúc bên kia .



hoàn thành

vén lưới lên .

cũng không đến nỗi tệ phải không các bác .chúc thành công .
thân .
matrix2k_dnl đã viết:
Theo kinh nhiệm bẫy cu nhiều năm của Cụ Đà chỉ bảo thì đan lưới và mắc lưới vào lụp làm vào ngày 'Dậu', muôn chim không phá lồng và nhanh thuần thì cho chim vào lồng ngày 'Mùi'. Kinh nghiệp của Cụ Đà thợ bẫy cu ở Phú Thọ giờ hơn 80 tuồi rồi nhưng vẫn đạp xe đạp bẫy Cu đó các bác.
Nhấn để mở rộng...
....Trời đất............cứ mê tín lo mà chọn ngày......bổi bay mất luôn.......lúc đó chị Papa lấy lụp ra để trên sân thượng cũng bắt được bổi....nếu vậy thì đi gác cu cũng phải coi ngày luôn???........
"Ngày nào cũng là ngày tốt,
Ngày nào cũng là ngày xấu".
Xấu hay tốt do tất cả ở nới ta. Gieo Nhân nào gặp Quả đó. Trồng ớt thì vài tháng sau......trổ ra ớt vậy thôi.
Nhân quả tuần hoàn là Tuyệt Đối. Tức là mình làm nhân ác sẽ gặp quả ác và ngược lại.
Còn hiện tại mình dựa vào Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa = cảm thấy hội đủ 3 điều đó là Tốt. Nếu chưa có đủ 3 điều đó xem như xấu. Vậy thôi. Tất cả là do Duyên. Cái gì có sinh thì ắc có diệt. Chim có sinh thì ắt có tử. Chứ ko hẳn là ngày này để chim vào là êm lồng sống lâu, hay là bỏ chim vào lồng vào ngày Dần là chim chết! Vài lời trẻ con mong lượng thứ. Kính Trọng!

Video liên quan

Chủ Đề