Hướng dẫn bài thuyết trình làm đồ dùng đồ chơi mầm non

BÀI THUYẾT TRÌNH

“HỘI THI ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI NGÀNH HỌC MẦM NON”

Năm học: 2015– 2016

– Kính thưa: Các vị đại biểu khách quý!

– Thưa: Ban giám khảo cùng toàn thể hội thi.

Hưởng ứng phong trào thi đua “ làm đồ dùng đồ chơi trường mầm non” năm học 2015 – 2016 các cô giáo thuộc đơn vị Trường mầm non Bằng Thành đem đến hội thi bộ mô hình đồ dùng, đồ chơi rất sinh động được sáng tạo từ những bàn tay khéo léo cùng với trí tưởng tượng phong phú của các cô giáo trường MN Bằng Thành. Sau đây, cho tôi Được giới thiệu về bộ mô hình đồ dùng, đồ chơi tự tạo của đơn vị chúng tôi.

Chúng ta đều biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và đồ chơi chính là phương tiện giáo dục hữu hiệu nhất để giúp trẻ thực hiện hoạt động đó đồng thời cũng chính là cách để giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội những kiến thức ban đầu một cách nhiệt tình, hứng thú và hiệu quả nhất. Nhận thức được điều đó, đội ngũ giáo viên chúng tôi đã cùng nhau thu lượm và tận dụng những nguyên phế liệu sẵn có trong gia đình và địa phương như: vỏ chai nước giải khát, vỏ hộp sữa, chai nước rửa tay, ống nhựa, quả cầu lông, que kem, các miếng gỗ nhỏ…không những góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp mà từ những nguyên phế liệu này, chúng tôi đã sáng tạo được rất nhiều đồ dùng, đồ chơi và tạo nên các bộ mô hình gồm:

  1. Trường Mầm non

Với bộ đồ dùng chủ đề trường Mầm non trường chúng tôi đã làm bộ đồ chơi ngoài trời gồm có cầu trượt, xích đu, bập bênh, đu quay.

– nguyên liệu:  kéo,xốp, giấy xốp màu, thép, nến dính, keo 502, giấy đề can

– Cách làm: dùng kéo cắt tỉa những miếng xốp sau đó dùng keo nến dán lại để tạo thành cái cầu trượt, xích đu, bập bênh và đu quay, sau đó chúng tôi đã sử dụng giấy đề can, giấy xốp để cắt tỉa và trang trí  cho bộ đồ chơi sinh động hơn.

– Cách sử dụng:  Trường chúng tôi tuy chưa có đồ chơi ngoài trời nhưng với bộ đồ chơi ngoài trời tự tạo này chúng ta có thể  cho trẻ sử dụng trong hoatj động góc để giới thiệu cho trẻ về một số đồ chơi ngoài trời mà trẻ chưa được chơi và giáo dục trẻ trong khi chơi không được tranh giành đồ chơi và xô đẩy nhau.


2, Chủ đề bản thân

Với chủ đề bản than trường chúng tôi đã sang tạo ra bộ đồ dung trang phục của bé gồm có váy, các loại mũ, giép và túi

– nguyên liệu: giấy xốp màu, keo nến,giấy bong, …

– Cách làm: chúng tôi đã dung quả bong cắt đôi ra và dugf giấy xốp màu làm vành mũ sau đó dung giấy xốp để cắt tỉa thành những bong hoa xinh xắn để trang trí những cái mũ nhìn phong phú, sinh động hơn. Ngoài ra chúng tôi đẫ tận dụng những tờ giấy bóng đã gói hoa để cắt dán thành những bộ váy trông thật điệu đà và hấp dẫn với các bạn gái, đi kèm theo với mũ và váy chúng tôi cũng đã sang tạo ra những đôi dép được làm từ giấy xốp màu cắt tỉa và dùng keo nến dính lại tạo thành những đôi giép rất đẹp.

– Cách sử dụng: những đồ dùng này giúp trẻ phân biệt được những trang phục nào của bạn trai, trang phục nào của bạn gái.

3, chủ đề gia đình

Trong sinh hoạt hằng ngày có rất nhiều đồ dùng bị loại bỏ sau khi sử dụng, từ những phế liệu này chúng ta có thể biến chúng thành những đồ dùng, đồ chơi đẹp, ấn tượng phục vụ cho công việc giảng dạy và hoạt động vui chơi của trẻ đó là những sản phẩm mang tính sang tạo mà không cần phải tốn kém nhiều và cũng là giải pháp tích cực sử dụng đồ phế liệu mang lại lợi ích cho con người và môi trường sống

Với chủ đề gia đình chúng tôi đã làm được bộ đồ dùng gia đình gồm những sản phẩm sau: ngôi nhà, máy xay sinh tố, đồ dùng ăn uống, tủ lạnh,….

– Nguyên liệu: xốp,bìa cát tong, ống hút, chai, lọ, nhựa, xốp, giấy màu, thép nhỏ, keo nến….

– Cách làm:  Chúng tôi đã dùng xốp để cắt tỉa thành bộ bàn ghế, giường, đèn ngủ, tủ lanh, ti vi và tôi đã sử dụng ống nhựa để ghép lại làm thành ngôi nhà, ngoài ra chúng tôi còn sử dụng những vỏ chai để làm thành những bộ ấm chén trông thật bắt mắt

– Tính năng sử dụng: Với bộ đồ chơi ở chủ điểm gia đình chúng tôi có thể cho trẻ sử dụng trong hoạt động góc và lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ được khám phá về những đồ dùng trong gia đình.

  1. chủ đề ngành nghề

Với chủ đề nghành nghề chúng tôi làm bộ đồ dùng của nghề thợ may đó là máy khâu, kéo , bàn là và một số đồ dùng của nghề ca sĩ như trống, micro, đàn . Những đồ dùng này được làm từ những nguyên vật lieu: dầu rửa bát, hộp mì tôm, giấy xốp, hộp sữa.

Cách làm: tôi đã sử dụng hộp mì tôm và hai chai dầu rửa bát và ruột bút bi nối với nhau để tạo thành cái máy khâu nhìn rất đẹp các bác thợ may đã dùng những chiếc máy khâu như thế này để may những bộ quần áo rất đẹo và hợp với thời tiết. để có những bộ quần áo phẳng đẹp không bị nhăn thì phải có chiếc bàn là chúng tôi đã làm chiếc bàn là bằng chai dầu rửa bát bằng cắt lấy phần nắp trên và trang trí tạo thành chiếc bàn là. Đâu là những bộ đồ dùng cho nghề ca sĩ chúng tôi đã dùng những mảnh xốp màu để cắt và dán thành chiếc đàn và dùng hộp sữa để trang trí thành chiếc micro. Ngoài ra chúng tôi  còn dùng bìa cát tong và màu ước để làm thành những dụng cụ của bác cấp dưỡng và bác thợ xây như: dao,bay, bàn xoa….

Tính năng sử dụng: sử dụng trong giờ hoạt động phát triển thẩm mĩ cho trẻ tập làm các ca sĩ tí hon, làm các bác thợ may để may thành những bộ quần áo thật đẹp. dó là những bộ sản phẩm phục vụ cho những nghề có ích trong xã hội để giúp trẻ hiểu rõ hơn về những công việc xung quanh gần gũi với trẻ.

  1. chủ đề động vật

Thế giới động vật rất phong phú, đa dạng và gần gũi với trẻ. Với chủ đề này chúng tôi đã sáng tạo ra các con vật trông rất ngộ ngĩnh và đáng yêu như: co hươu cao cổ, con voi, con thỏ, con lợn, con gà, đàn cá, con rùa… những con vật này được làm từ những nguyên vật liệu sau: giấy xốp màu, hộp đựng sữa kéo dán những chiếc đĩa CD.

– Cách làm: chúng tôi đã dùng xốp màu để cắt thành hình những con vật và trang trí để chúng sinh động và đẹp mắt hơn. Với những con thỏ này chúng tôi cũng cắt từ xốp màu và khâu các mảng lại với nhau và dùng bong nhồi vào bên trong, ngoài những con vật trên cúng tôi còn sử dụng những quả bong mềm cắt đôi và dùng giấy xốp màu cắt thành chân và đầu rùa.

Tính năng sử dụng: sử dụng trong giờ hoạt động góc, lĩnh vực phát triển nhận thức.

  1. 6. chủ đề thực vật

Hoa rất có lợi ích đối với đời sống con người, hoa dùng trong những ngày lễ tết dùng để trang trí, làm cảnh nên chúng tôi đã dùng những nguyên vật liệu dễ tìm kiếm như: thép nhỏ, vải voan, chỉ, bông để làm  được một lọ hoa trông rất đẹp với nhiều màu sắc khác nhau.

– cách làm: dùng thép nhỏ để uốn theo hình cánh hoa sau đó vải voan bọc lại, dùng chỉ cuốn ghép lại thành những bông hoa. Chúng tôi còn dùng xốp màu cắt tỉa thành một số loại rau như su hào, bắp cải, giàn su su.

– Tính năng: dùng để gây hứng thú trong các hoạt động học, hoạt động góc cho trẻ.

  1. chủ đề giao thông

– với chủ đề giao thông chúng tôi làm một số phương tiện giao thông như ô tô, thuyền, đoàn tàu, máy bay. Từ những nguyên vật liệu như xốp màu, giấy đề can, keo nến

– cách làm: cắt xốp và dán lại thành những chiếc ô tô, máy bay. Dùng giấy đề can bọc  những mẩu gổ nhỏ lại và được nối với nhau thành đoàn tàu. Dùng vỏ can dầu rửa bát cắt lấy phần dưới làm thuyền và dùng xốp màuvà ống mút làm cánh buồm.

– Tính năng sử dụng:  dùng gây hứng thú phục vụ trong tiết học phát triển nhận thức, hoạt đông phát triển thẩm mĩ, hoạt động góc[ xây dựng ngã tư đường phố]


8 chủ đề hiện tượng tự nhiên

– Với chủ đề này chúng tôi đã làm được bể bơi, cối xay gió, ông mặt trời. được làm từ những nguyên vật liệu: cây lau, giấy màu, ống hút, thép, keo nến, xốp

– cách làm: dùng xốp cắt ghép vào thành hình chữ nhật tạo thành bể  bơi và dán giấy màu xanh để tạo thành đáy bể, cạnh bể bơi có một chiếc ô và một bộ bàn ghế để nghỉ ngơi sau những giờ tập bơi. Chúng tôi đx sử dụng những cây lau và những chiếc ống mút dùng keo 502 dán lại thành một cối xay gió.

– tính năng sử dụng: sử dụng trong những tiết khám phá khoa học, trong giờ hoạt đông góc.

  1. chủ đề quê hương- đất nước- Bác Hồ

Đất nước chúng ta có rất nhiều phong tục tập quán khác nhau của mỗi vùng miền như chúng ta đã biết nhà sàn là nét văn hóa độc đáo mang đậm đà bản sắc dân tộc việt nam vì vậy chúng tôi đã dùng nhưng nguyên vật liệu rất dẽ tìm kiếm như: cỏ danh, cây lau, keo nến để lắp ghép lại thành ngôi nhà sàn của dân tộc tày, với những mảnh vải chàmcùng với những đường kim mũi chỉ  khéo léo của các cô giáo mầm non đã khâu thành một bộ quần áo chàm đen của người tày, Vào mỗi dịp tết nguyên đán Bánh chưng là một laoij bánh không thể thiếu trong mỗi dịp tết đến, Với những nguyên vật liệu dễ tim chúng tôi đã sử dụng giấy màu xanh  để bọc những hộp vuong để tạo thành bánh trưng. Nói đến nét đẹp của quê hương ta không thể bỏ qua sự cần cù, chịu khó của các bác nông dân với những công việc đồng áng. Qua đó chúng chúng tôi đã sáng tạo ra bộ cày, bừa giúp cho trẻ nhận biết được quá trình làm ra hạt thóc nhằm giáo dục cho trẻ yêu quý người lao động và hiểu rõ hơn về quê hương mình.

– Tính năng sử dụng: sử dụng trong hoạt động phát triển nhận thức

  1. chủ đề trương tiểu học

Các bé MG lớp 5 tuổi rất háo hức được lên lớp 1 để được làm quen với môi trường mới, bạn bè mới, thầy cô mới vì vậy chúng tôi đẫ sử dụng những mảnh xốp để làm thành mô hình trường tiểu học ngoài ra chúng tôi cũng đã sử dụng những mảnh gỗ vụn để đóng thành bộ bàn ghế. Khi các cháu lên học lớp 1 bạn nào cũng đều được bố, mẹ mua cho 1 chiếc cặp sách, vì vậy chúng tôi đã làm chiếc cặp sách từ những giấy xốp màu.

– Tính năng sử dụng:  SỬ dụng trong hoạt động pt nhận thức , hoạt động góc

  1. Mô hình khu vui chơi của bé:

– Trong khu vui chơi đc chia thành các khu vực chơi như: khu vực chơi trò chơi như: bập bênh; khu vui chơi tự do với các đồ chơi như: bóng đá, đu quay, cầu trượt, xích đu. Ngoài ra, trẻ còn đc quan sát môi trường xung quanh như: cỏ cây, hoa lá, nhà sàn, năính ng Bác… Bên cạnh đó, trẻ còn đc khám phá trải nghiệm thực tiễn, được rèn luyện tính kiên trì của mình qua nhiều trò chơi.

– Các đồ dùng trong “khu vui chơi của bé” có thể sử dụng vào rất nhiều hoạt động khác nhau với các lĩnh vực khác nhau như:

+ Lĩnh vực phát triển nhận thức: với trẻ mẫu giáo cho trẻ làm quen với Toán như: so sánh cao – thấp, khám phá khoa học như: làm quen và tìm hiểu các con vật; Với trẻ nhà trẻ có thể cho trẻ khám phá qua hoạt động nhận biết – phân biệt hình, màu sắc

+ Lĩnh vực phát triển thể chất: có thể sử dụng trò chơi vận động “ nhảy vào, nhảy ra” một trò chơi mang đậm bản sắc dân tộc

+ Lĩnh vực phát triển TCKNXH: các đồ dùng có thể sử dụng trong trò chơi xây dựng hoặc sử dụng trong quan sát đồ chơi khi tổ chức hoạt động ngoài trời.

– Để hưởng ứng tháng an toàn giao thông, chúng tôi đã lấy đó làm ý tưởng để thực hiện bộ mô hình thứ hai đó là:

  1. Mô hình phương tiện giao thông:

– Nhìn vào mô hình chúng ta có thể thấy mô hình đã thể hiện rất rõ và tương đối đầy đủ các nhóm phương tiện giao thông gồm: phương tiện giao thông đường bộ, PTGT đường thủy, PTGT đường hàng không.

– Khu mô hình PTGT đường không được thiết kế với những chiếc máy bay làm từ gỗ đc đặt trên đường băng trải dài hai bên là các thảm cỏ. Qua đây trẻ còn được tìm hiểu về các PTGT đường hàng không như: máy bay…, trẻ đc chơi, đc sử dụng chúng trong trò chơi xây dựng như xây các khu PTGT, xây dựng cây cầu lớn….

– Cùng ngắm nhìn khu PTGT đường bộ được tạo nên từ rất nhiều vật liệu khác nhau, với thiết kế giao thông khéo léo của các cô giáo trường mầm non Văn Đức, khu vực giao thông đường bộ thực sự nổi bật với những chiếc ô tô tự tạo từ gỗ, xe máy đc làm từ vỏ hộp sữa…qua đây, trẻ đc nhận biết, tìm hiểu các PTGT, trẻ đc khám phá ý nghĩa của một số biển báo giao thông đường bộ, trẻ nắm đc luật lệ giao thông từ đó trẻ biết thực hiện nghiêm túc khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, trẻ còn được ngắm nhìn một thành phố xanh – sạch – đẹp với nhà cao tầng, vườn hoa, cây bóng mát, đèn cao áp bên đường từ đó hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Hình ảnh đoàn tàu gợi cho ta nhớ đến rất nhiều bài hát trẻ thơ mà cô giáo có thể tận dụng gây hứng thú trong giờ học để dạy cho trẻ hát một số bài hát như: “ đoàn tàu nhỏ xíu, mời anh lên tàu…”. Những con số gắn trên toa tàu còn có thể giúp các cô giáo tận dụng để dạy trẻ nhận biết số lượng và chữ số trong dãy số tự nhiên.

– Cùng hướng về đường thủy, chúng ta có thể thấy đường thủy không chỉ phong phú về các PTGT như: thuyền, bè…mà còn rất giàu về tài nguyên với: cua, cá, chai, ốc…đó cũng chính là ý nghĩa lớn lao mà giáo viên có thể truyền tải đến trẻ thông qua các giờ hoạt động khám phá khoa học như: tìm hiểu về tài nguyên biển – hải đảo, tìm hiểu về một số PTGT đường thủy, trẻ hiểu đc nguồn tài nguyên quý giá từ biển – hải đảo từ đó giáo viên giáo dục trẻ ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn tai nguyên biển – hải đảo, không làm ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, giáo viên còn có thể sử dụng hình ảnh các PTGT đường thủy để gây hứng thú trong giờ học hoặc sử dụng làm vật mẫu để dạy trẻ trong hoạt động tạo hình như: vẽ về biển, vẽ PTGT, cắt – dán thuyền trên biển.

  1. Đồ dùng – đồ chơi âm nhạc

Âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật có sức hấp dẫn đặc biệt với trẻ mầm non. Qua hoạt động âm nhạc trẻ đc thỏa sức thể hiện mình, được đóng vai thành những ca sỹ – nghệ sỹ tài ba chính vì lẽ đó chúng tôi đã thiết kế bộ đồ dùng, đồ chơi âm nhạc nhằm thu hút sự hứng thú của trẻ đồng thời cũng tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm và tắm mình trong âm nhạc qua những chiếc trống, phách tre, đàn tơ rưng, đàn organ, mũ múa, mũ chóp… được làm từ các nguyên liệu phong phú như: vỏ hộp bánh, thùng giấy các tông, giấy màu, vải vụn, tre…

– Các dụng cụ âm nhạc này có thể sử dụng trong các giờ hoạt động âm nhạc, trong giờ hoạt động  góc ở góc sân khấu với nhiều tính năng khác nhau như: những chiếc mũ múa trẻ đội trên đầu để múa minh họa các bài hát mà trẻ thích, mũ chóp kín đc sử dụng trong trò chơi âm nhạc “ đoán tên bạn hát, tai ai tinh, nghe tiếng hát tìm đồ vật…”, những chiếc đàn tơ rưng, đàn organ giúp trẻ đc hóa thân thành những nghệ sỹ đàn tài ba.

– Có thể nói mỗi bộ đồ dùng – đồ chơi đều mang một ý nghĩa giáo dục khác nhau và có thể vận dụng đc vào rất nhiều hoạt động khác nhau ở trường mầm non nhằm góp phần giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ về các mặt đức – trí – thể – mỹ. Rất mong nhận đc những ý kiến đóng góp của Ban giám khảo để bộ đồ dùng – đồ chơi của chúng tôi đc hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Chủ Đề