Hợp đồng thẩm định giá thiết bị

Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quảng Nam được chủ đầu tư ký hợp đồng lập thiết kế bản vẽ thi công và dự toán cho một công trình đã được phê duyệt dự án [thiết kế 2 bước]. Loại hợp đồng là hợp đồng trọn gói; trong đó, giá hợp đồng [thiết kế phí] không có nội dung nào đề cập đến chi phí thẩm định giá. Tổng mức giá trị công trình được xác định bao gồm 2 phần: Phần xây lắp và phần thiết bị.

Khi trình thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán, cơ quan thẩm định yêu cầu phải thuê đơn vị có chức năng thực hiện thẩm định giá [đối với phần thiết bị] để có cơ sở thẩm định dự toán toàn bộ công trình.

Theo Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn Quảng Nam tham khảo, căn cứ quy định của Bộ Xây dựng, các chi phí được tính trong định mức chi phí thiết kế bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí thi công; chi phí máy móc thiết bị; chi phí quản lý; chi phí đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, BHYT, BHXH và thu nhập chịu thuế tính trước.

Ngoài ra, chi phí thiết kế này không được tính cho phần thiết bị [khi nhân tỷ lệ % để tính thiết kế phí không có giá trị phần thiết bị].

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thông Quảng Nam hỏi, chi phí thẩm định giá [phần thiết bị] có nằm trong chi phí lập thiết kế - dự toán công trình theo định mức do Bộ Xây dựng ban hành hay không? Chi phí này do chủ đầu tư hay đơn vị tư vấn thiết kế chi trả?

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng thì chi phí thiết kế xây dựng bao gồm: Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, lập dự toán, lập chỉ dẫn kỹ thuật, lập quy trình bảo trì công trình, giám sát tác giả và mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Vì vậy, chi phí thiết kế xây dựng công trình không bao gồm chi phí thẩm định giá thiết bị.

Việc chi trả chi phí thẩm định giá thiết bị căn cứ hợp đồng có hiệu lực đã được các bên ký kết.

Chinhphu.vn


Thẩm định giá máy móc, thiết bị là sự đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị máy móc thiết bị vào ngày thẩm định giá tại một thời điểm cụ thể cho một mục đích cụ thể và sử dụng một phương pháp phù hợp. Tại Việt Nam, máy móc thiết bị, hàng hóa dịch vụ là đối tượng tài sản phổ biến trong định giá.

Vì sao chọn CPA Valuation để thẩm định giá máy móc thiết bị?

Trong hơn 10 năm hành nghề, CPA Valuation là tổ chức định giá được lựa chọn của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp tại 63 tỉnh thành trong khắp cả nước. Việc thực hiện đa dạng các hồ sơ liên quan đến định giá máy móc thiết bị với các loại máy móc thiết bị khác nhau, từ đặc thù đến dân dụng đã giúp cho các chuyên viên thẩm định giá của CPA Valuation có được những kinh nghiệm thực tế chuyên sâu về máy móc thiết bị, những hiểu biết, kiến thức về công nghệ máy móc liên tục được cập nhật, bắt kịp với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật tiên tiến. Những kinh nghiệm chuyên sâu này giúp cho việc xác định chính xác và nhanh nhất giá của thiết bị hàng hóa tại thời điểm định giá.

1. Mục đích thẩm định giá máy móc thiết bị:

  • Mua sắm mới, cầm cố, thanh lý, chuyển nhượng.
  • Thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng, cho thuê tài chính.
  • Mua bán, sát nhập doanh nghiệp, góp vốn, liên doanh, liên kết, đầu tư, cổ phần hóa.
  • Chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, thành lập/giải thể doanh nghiệp, đầu tư
  • Niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán
  • Phát hành cổ phiếu, chào bán cổ phiếu ra thị trường
  • Đền bù, bảo hiểm, khiếu nại
  • Hạch toán kế toán, tính thuế. Tư vấn và lập dự án đầu tư.
  • Khấu hao tài sản cố định, đánh giá lại giá trị tài sản.

2. Phương pháp thẩm định giá máy móc thiết bị:

Việc lựa chọn phương pháp thẩm định giá là một vấn đề quan trọng trong thực hành thẩm định giá máy, thiết bị. Để lựa chọn được phương pháp thẩm định giá phù hợp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Máy móc thiết bị là tài sản mới hay tài sản đã qua sử dụng
  • Nguồn thông tin liên quan thu thập được cũng như mức độ tin cậy của các thông tin và khả năng sử dụng các tài liệu thông tin trên thị trường vào công việc thẩm định giá
  • Mục đích của công việc thẩm định giá để mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo hiểm hay để đầu tư mới …

Từ đó có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp thẩm định khác nhau. Tuy nhiên, đối với tài sản máy móc thiết bị hiện nay, chúng ta thường dùng 2 phương pháp thẩm định giá chính: phương pháp so sánh và phương pháp chi phí.

3. Hồ sơ thẩm định giá máy móc thiết bị:

Đối với tài sản đã qua sử dụng

1. Phương tiện vận tải:

  • Đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận đăng kiểm
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm xe
  • Hợp đồng mua bán [nếu có]
  • Hợp đồng, Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với xe bồn
  • Giấy chứng nhận, sổ kiểm tra ATKT

2. Trạm xăng dầu:

  • Biên bản kiểm tra kỹ thuật bồn chứa
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
  • Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn, đủ điều kiện về PCCC
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật

3. Dây chuyền máy móc thiết bị

  • Thiết bị văn phòng [máy tính, máy in, máy chiếu, nội thất văn phòng…
  • Thiết bị y tế
  • Các loại dây chuyền sản xuất – dây chuyền công nghệ.
  • Máy khai thác đá, máy công nghiệp, máy công cụ…
  • Các phương tiện vận tải như: xe tải, xe du lịch, xe đào, xe cần cẩu, xà lan… và các phương tiện khác.
  • Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá
  • Bản vẽ Thiết kế quy trình sản xuất của dây chuyền
  • Invoice/Packing list [MMTB nhập khẩu]
  • Bản vẽ chi tiết máy [nếu có]
  • Hợp đồng kinh tế mua bán
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Biên bản bàn giao, nghiệm thu
  • Bản vẽ kỹ thuật
  • Các hoá đơn mua bán kê khai chi tiết
  • Catalogue….

Đối với tài sản mua sắm mới

  • Tờ trình dự toán mua sắm tài sản được phê duyệt
  • Catalogue [Nếu có]

Công ty CP Định giá và Đầu tư Việt [VIV] là một trong số ít công ty thẩm định giá đã hoạt động được gần 7 năm, công ty chúng tôi chuyên cung cấp các loại hình dịch vụ thẩm định giá: thẩm định giá nhà ở, thẩm định giá máy móc thiết bị, thẩm định giá đất, thẩm định giá phương tiện giao thông, thẩm định giá thiết bị giáo dục, thẩm định giá thiết bị y tế......trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước. VIV tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm định giá nhanh nhất, chuyên nghiệp nhất, uy tín nhất. 

Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chi tiết về hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản để các bạn được biết và nắm rõ.

1. Khái niệm và những đặc trưng của hợp đồng thẩm định giá 

Hoạt động thẩm định giá là hoạt động của doanh nghiệp Thẩm định giá [thông qua hoạt động của các Thẩm định viên về giá]. Khi Nhà nước [thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền] hoặc các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá đều phải có thỏa thuận với doanh nghiệp Thẩm định để thực hiện dịch vụ thẩm định giá.

Pháp luật hiện hành quy định:

Hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp được thực hiện theo hợp đồng với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá được thực hiện theo hợp đồng cung cấp dịch vụ thẩm định giá bằng hình thức văn bản với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá

Hợp đồng thẩm định giá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thẩm định giá thực hiện công việc thẩm định giá cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ thẩm định giá.

Hợp đồng thẩm định giá có những đặc trưng cơ bản sau đây:

- Bên cung cấp dịch vụ thẩm định giá là doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. 

- Đối tượng của hợp đồng dịch vụ thẩm định giá là dịch vụ thẩm định giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp 

- Hình thức hợp đồng dịch vụ thẩm định giá là văn bản. 

2. Nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản 

Mẫu hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản của VIV 

Pháp luật về thẩm định giá hiện hành không có quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng dịch vụ thẩm định giá tài sản mà chỉ quy định ở một số nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của hoạt động dịch vụ thẩm định giá, có thể xác định nội dung cơ bản của hợp đồng dịch vụ thẩm định giá thường bao gồm những nội dung sau đây:

- Căn cứ xác lập hợp đồng:

Căn cứ pháp lý là việc các bên viện dẫn những văn bản pháp luật để dựa vào đó, các bên thỏa thuận những nội dung trong hợp đồng. Những văn bản này thường là: Bộ luật Dân sự, Luật giá, Luật Thương mại, Nghị định quy định chi tiết về hoạt động thẩm định giá và một số văn bản khác mà các bên thấy có liên quan. 

- Địa điểm, thời gian các bên giao kết hợp đồng:

Nội dung này cần đảm bảo trung thực, để nhằm xác định tính xác thực về hợp đồng đã được giao kết. 

- Các bên của hợp đồng:

Là thông tin về các bên giao kết hợp đồng. Thông thường bao gồm bên thuê dịch vụ thẩm định giá [bên A] và Doanh nghiệp thẩm định giá [bên B]. Các bên phải ghi rõ những thông tin như tên của các bên, người đại diện, mã số thuế, địa chỉ,....Đối với người đại diện theo ủy quyền thì cẩn phải ghi rõ văn bản ủy quyền được ký ngày nào, ai ký, số hiệu văn bản....

- Nội dung công việc thực hiện [Đối tượng hợp đồng]

Các bên ghi nhận rõ việc Bên A đồng ý để bên B thực hiện thẩm định giá một tài sản nhất định. Việc mô tả tài sản có thể nằm ở nội dung này hoặc mô tả bằng phụ lục [nếu việc mô tả là phức tạp].

- Mục đích thẩm định giá:

Các bên cần thỏa thuận rõ mục đích thẩm định giá để làm gì. Ví dụ: thẩm định để chuyển nhượng tài sản, để góp vốn đầu tư, để thế chấp vay ngân hàng,......

- Thời hạn thực hiện:

Các bên cần thỏa thuận rõ thời gian thực hiện hợp đồng nhắm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. 

- Mức giá và phương thức thanh toán:

Các bên thỏa thuận rõ mức giá dịch vụ thẩm định giá và phương thức thanh toán trong hợp đồng tùy thuộc vào tài sản thẩm định giá, quy trình thực hiện và những yêu cầu khác tuân theo Nghị định 89/2013/NĐ-CP. 

Thanh toán có thể thực hiện thông qua chuyển khoản, tiền mặt hoặc phương thức thanh toán khác. Tuy nhiên, các bên cần lưu ý, đối với những khoản thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên thì phải thực hiện thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và xác định là chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 

- Quyền và nghĩa vụ các bên:

Các bên thỏa thuận rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Những quyển và nghĩa vụ này đã được pháp luật về giá quy định rải rác ở những nội dung khác nhau. 

Thông thường, quyền và nghĩa vụ của các bên thuê thẩm định giá được thỏa thuận như sau:

+ Cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ, giấy tờ liên quan tài sản thẩm định giá theo yêu cầu của doanh nghiệp thẩm định giá; 

+ Tạo điều kiện để bên B tiến hành khảo sát và thu thập thông tin liên quan đến tài sản thẩm định giá; 

+ Sử dụng kết quả thẩm định giá theo đúng mục đích được ghi rõ trong hợp đồng và chứng thư thẩm định giá; 

+ Thanh toán phí thẩm định giá cho bên B đầy đủ, đúng thời hạn và phương thức thỏa thuận. 

Quyền và nghĩa vụ của bên doanh nghiệp thẩm định giá [bên B] như sau:

+ Thực hiện các công việc đúng thời hạn thỏa thuận; 

+ Thực hiện thẩm định giá trên cơ sở giá trị thị trường và theo đúng các quy định pháp luật về thẩm định giá và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định giá trước pháp luật; 

+ Bảo mật các thông tin, hồ sơ tài liệu nhận được và kết quả thẩm định giá liên quan đến dịch vụ bên A yêu cầu; 

+ Giao cho bên A chứng thư thẩm định giá theo đúng tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam; 

+ Có trách nhiệm giải trình, bảo vệ kết quả thẩm định giá trước cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu của bên A; 

+ Giao hóa đơn hợp pháp cho bên A khi nhận thanh toán giá dịch vụ thẩm định giá. 

- Giải quyết tranh chấp

- Hiệu lực hợp đồng, số lượng bản hợp đồng 

Các bên thống nhất thời điểm hợp đồng có hiệu lực từ một ngày cụ thể hoặc kể từ khi ký hợp đồng. Số lượng bản hợp đồng được thỏa thuận ít nhất là 02 bản, mỗi bên giữ ít nhất 01 bản. 

- Các bên ký tên, đóng dấu [nếu có]

Nếu bạn đang cần tìm 1 đơn vị thẩm định giá uy tín, chuyên nghiệp thì chúng tôi chính là câu trả lời cho bạn, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi nếu bạn đang cần thẩm định giá. 

Mọi thông tin về trao đổi chuyên môn, giải đáp thắc mắc, hợp tác, vui lòng liên hệ theo địa chỉ: 

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊNH GIÁ VÀ ĐẦU TƯ VIỆT 

Trụ sở chính: Số 7, ngõ 11, đường Thanh Lãm, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

VPGD tại Hà Nội: Số 6, ngõ 24, đường Nguyễn Khuyến, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Hotline: 033.869.4444

---NTT---

Video liên quan

Chủ Đề