Học sinh cần phải làm gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 59 trang 178: Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?

Trả lời:

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trườn sống của chúng. Thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường,… từ đó góp phần giữ cân bằng sinh thái.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 59 trang 179: Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa được ghi trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của những biện pháp đó vào cột bên phải [bảng 59]

Trả lời:

Các biện pháp Hiệu quả
Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi trường cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu,…
Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí Góp phần điều hòa lượng nước làm hạn chế lũ lụt và hạn hán, nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích trồng trọt và tăng năng suất cây trồng
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh các vùng đất bị hoang hóa. Bón phân hợp vệ sinh là phân hữu cơ đã được xử lí kĩ thuật, không mang mầm bệnh truyền cho người và động vật
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây trồng
Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ đầu từ hơn vào việc cải tạo đất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 59 trang 179:

– Thảo luận nhóm về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo về thiên nhiên.

– Em có thể làm gì để mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên

Trả lời:

– Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo về thiên nhiên:

+ Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh trường học.

+ Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ cây.

+ Bảo vệ các loài sinh vật.

– Em sẽ tuyên truyền cho mọi người biết về hậu qảu của việc tàn phá thiên nhiên và cách khắc phục để mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên.

Bài 1 [trang 179 sgk Sinh học 9] : Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã

Lời giải:

Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã:

– Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,…

– Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

– Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

– Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.

– Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

Bài 2 [trang 179 sgk Sinh học 9] : Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?

Lời giải:

– Bản thân có trách nhiệm trong việc gìn giữ và cải tạo thiên nhiên.

– Tuyên truyền với người thân, bạn bè, mọi người xung quanh có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.

Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã – Bài 1,2,trang 179, SGK Sinh học lớp 9. 1.Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã? 2.Mỗi học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?

1.Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?

Có hai biện pháp chủ yếu là bảo vệ tài nguyên sinh vật và cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.

–     Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã:

+ Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn…

+ Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

–     Cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.

+ Trồng cây gây rừng trên những vùng đất trông, dồi trọc.

Quảng cáo

+ Tăng cường công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.

+ Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

+ Luân canh hợp lí.

+ Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp có năng suất cao.

2.Mỗi học sinh chúng ta cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?

Bản thân ý thức và hành dộng bảo vệ thiên nhiên tuyên truyền với người thân, bạn bè, láng giềng có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.

Câu hỏi: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã?

Trả lời:

Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã là:

– Trách nhiệm mỗi người chúng ta trong việc bảo vệ thiên nhiên là: ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên theo luật. –  –Tuyên truyền, giáo dục mọi người hiểu biết, có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.

– Em tuyên truyền trong gia đình, hàng xóm cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên.

Mời bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn về Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã qua bài viết dưới đây.

1. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã

- Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp để khôi phục và gìn giữ. Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng.

- Nhiều vùng trên Trái Đất đang ngày một suy thoái, rất cần có biện pháp để khôi phục và gìn giữ. Gìn giữ thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng. Đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

- Mỗi quốc gia cần có biện pháp khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững.

2. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên

a. Bảo vệ tài nguyên sinh vật

+ Các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật

- Bảo vệ khu rừng già, rừng đầu nguồn, …

- Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

- Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

- Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.

- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý như nhân giống vô tính, nuôi cấy mô, …

* Ngoài ra còn có một số biện pháp:​

- Khai thác hợp lý rừng sản xuất.

- Hạn chế khai hoang chuyển rừng thành đất trồng trọt, di dân tự do.

- Đóng cửa rừng tự nhiên.

b. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa

Các biện pháp

Hiệu quả

Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.

Hạn chế xói mòn đất, hạn hán, lũ lụt. Tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật. Tăng độ đa dạng sinh học, cải tạo khí hậu.

Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.

Góp phần điều hòa lượng nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, mở rộng diện tích trồng trọt, tăng năng suất cây trồng.

Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh đất trống bỏ hoang hóa. Không gây ô nhiễm môi trường.

Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.

Làm cho đất không bị cạn kiệt dinh dưỡng, tận dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng hiệu suất cây trồng.

Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao

Đem lại lợi ích kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề