Hình thức quảng cáo là gì

Cùng Shopee pi pi pi pi pi Nào ta mua mua mua mua mua mua Gì cũng có có có có có có Lướt Shopee. Chắc hẳn đây là đoạn quảng cáo quen thuộc mà hầu như ai cũng biết đến. Ngày nay, quảng cáo xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta, từ các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, tại trạm chờ xe buýt đâu đâu cũng thấy những mẩu tin, băng rôn quảng cáo.

Vậy Quảng cáo là gì?, các đặc điểm của quảng cáo, các chủ thể tham gia hoạt động quảng cáo gồm những ai, Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị những vấn đề liên quan đến quảng cáo thông qua bài viết dưới đây.

>>>>> Tham khảo: Giấy phép quảng cáo

Quảng cáo là gì?

Quảng cáo là thông báo thông tin một cách rộng rãi, theo đó việc giới thiệu rộng rãi thông tin không chỉ là nhu cầu của hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ rất cần thiết để đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ chính trị, văn hóa, xã hội. Dưới góc độ ngôn ngữ học.

Quảng cáo xuất phát từ adverture trong tiếng La tinh có nghĩa là sự thu hút lòng người, là gây sự chú ý và gợi dẫn. Sau này, thuật ngữ trên được sử dụng trong tiếng Anh là advertise. Các dịch giả giải nghĩa advertise là gây sự chú ý ở người khác, thông báo cho người khác một sự kiện gì đó.

Dưới góc độ pháp lý, quảng cáo được định nghĩa tại khoản 1 Điều 2 Luật Quảng cáo 2012 như sau: Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Hình thức quảng cáo là gì

Quảng cáo có đặc điểm gì?

Sau khi tìm hiểu về định nghĩa quảng cáo là gì?, tiếp theo ở phần này chúng tôi sẽ giới thiệu về đặc điểm quảng cáo, cụ thể như sau:

+ Quảng cáo là một loại thông tin có tính đơn phương, không dành riêng cho ai, có vận dụng mọi biện pháp và phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ một sản phẩm, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp nào đó được nêu ra trong quảng cáo. Quảng cáo có tính thông tin một chiều từ phía người ra thông cáo, nhằm mục tiêu đã định là định hướng thái độ ứng xử của khách hàng. Trong quảng cáo, không có đối thoại mà chỉ là độc thoại, thường là tự đề cao mình. Đặc điểm này của quảng cáo có thể mang lại phiền toái rắc rối cho công chúng trong việc đánh giá tính chính xác, trung thực của thông tin. Nếu luật pháp không có cách thức kiểm soát thỏa đáng, doanh nghiệp sẽ sử dụng quảng cáo để phát ngôn tùy ý, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và thương nhân khác

+ Đối tượng của hoạt động quảng cáo có thể là hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có khả năng mang lại lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân hoặc các dịch vụ, thông tin nhằm thực hiện mục tiêu chính trị, văn hóa, xã hội nào đó. Khi quảng cáo về hoạt động kinh doanh của thương nhân, quảng cáo gắn với mục đích sinh lợi và do đó, có bản chất là hoạt động quảng cáo thương mại.

Quảng cáo thương mại là một bộ phận của hoạt động quảng cáo nói chung. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng hoạt động quảng cáo đương nhiên là quảng cáo thương mại bởi vì các hoạt động giới thiệu, quảng bá khác không liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thương mại, không liên quan đến thương nhân và không có mục đích sinh lời, thực chất chỉ là hoạt động có tính chất thông tin.

Luật Quảng cáo của Việt Nam ghi nhận rõ nét bản sắc thương mại của quảng cáo khi coi quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng: sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin tức thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

Tuy nhiên trong pháp luật quảng cáo hiện hành của Việt Nam, việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi cũng được coi là hoạt động quảng cáo và tuân thủ pháp luật về quảng cáo.

Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo

Tại Luật Quảng cáo 2012 cũng quy định rõ những chủ thể sau tham gia vào hoạt động quảng cáo:

+ Người quảng cáo: là tổ chức, cá nhân có yêu cầu quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình hoặc bản thân tổ chức, cá nhân đó.

+ Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo: là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng cáo với người quảng cáo.

+ Người phát hành quảng cáo: là tổ chức, cá nhân dùng phương tiện quảng cáo thuộc trách nhiệm quản lý của mình giới thiệu sản phẩm quảng cáo đến công chúng, bao gồm cơ quan báo chí, nhà xuất bản, chủ trang thông tin điện tử, người tổ chức chương trình văn hóa, thể thao và tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện quảng cáo khác.

+ Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người trực tiếp đưa các sản phẩm quảng cáo đến công chúng hoặc thể hiện sản phẩm quảng cáo trên người thông qua hình thức mặc, treo, gắn, dán, vẽ hoặc các hình thức tương tự.

+ Người tiếp nhận quảng cáo: là người tiếp nhận thông tin từ sản phẩm quảng cáo thông qua phương tiện quảng cáo.

Tuy nhiên, nếu như người quảng cáo tự mình trực tiếp quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cuả mình hoặc bản thân họ mà không thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện việc quảng cáo thì sẽ không có sự tham gia của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo vào hoạt động quảng cáo.

Có thể quảng cáo trên những phương tiện nào?

Là các công cụ được sử dụng để giới thiệu các sản phẩm quảng cáo. Phương tiện quảng cáo bao gồm tất cả những phương tiện có khả năng truyền tải thông tin đến công chúng như:

Báo chí.

Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

Phương tiện giao thông.

Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.

Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

Nhằm đảm bảo trật tự quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa của tổ chức, cá nhân kinh doanh, của nhà nước, của công chúng, pháp luật quy định một số giới hạn về diện tích quảng có, thời lượng chương trình quảng cáo, số lần quảng cáo cũng như các hoạt động quảng cáo bị cấm đòi hỏi chủ thể thực hiện hoạt động quảng cáo phải tuân thủ.

Lợi ích của quảng cáo?

Quảng cáo mang lại những lợi ích như sau trong hoạt động kinh doanh:

Cung cấp thông tin giúp khách hàng liên hệ với doanh nghiệp

Góp phần vào tăng doanh số hoặc thị phần bằng cách cung cấp thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng

Thông báo cho khách hàng mọi thay đổi như cải tiến chất lượng dịch vụ khách hàng hoặc đưa ra sản phẩm mới

Cung cấp cho mọi người thông tin về những sản phẩm hoặc lợi ích đặc thù mà sản phẩm của bạn mang lại.

Thực hiện các hành động cụ thể như mời khách hàng tới doanh nghiệp như mời khách hàng mua sản phẩm với những ưu đãi riêng.

Nâng cao nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp bạn để tạo thuận lợi cho việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ lâu dài

Nhắc nhở khách hàng mua hàng của bạn.

Định hướng thái độ và nhận thức của mọi người về doanh nghiệp bạn theo cách bạn muốn.

Xây dựng một nhãn hiệu độc đáo cho doanh nghiệp để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh

Chức năng của quảng cáo?

Làm cho sản phẩm khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, làm cho người tiêu dùng phân biệt được sản phẩm của công ty vàđâu là sản phẩm cạnh tranh. Đây là chức năng rất quan trọng của quảng cáo, nó quyết định tính sống còn của sản phẩm trên thị trường. Dầu gội đầu Rejoice sử dụng hình ảnh của cầu thủ bóng đá Hồng Sơn được nhiều người mến mộ (quảng cáo những đặc tính riêng có của nhãn hiệu mà không có đối thủ nào có được).

Để thông tin, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm. Chức năng này thường được sử dụng cho những sản phẩm phức tạp, cần có hiểu biết nhất định mới có thể sử dụng được như thuốc, mỹ phẩm, máy móc Chắc năng này được trình bầy qua các brochure, tờ bướm, catalog

Mở rộng mạng lưới phân phối. Nếu chúng ta thấy sản phẩm được quảng cáo trên báo chí hoặc tivi mà sản phẩm đó không xuất hiện ở tiệm tạp hoá gần nhà, chúng ta có thể sẽ hỏi người chủ tiệm về sản phẩm này, từ nhu cầu của người tiêu dùng mà các điểm bán lẻ sẽ có nhu cầu trữ hàng và cũng có thể xin được làm đại lý cho một nhà sản xuất nào đó.

Gia tăng sự yêu chuộng và gắn bó với sản phẩm. Hàng điện tử Sony có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam nhưng danh tiếng của nhãn hiệu rất phổ biến trong giới tiêu thụ hàng video và audio nhờ các hoạt động quảng cáo liên tục và rộng khắp.

Trên đây, là những nội dung liên quan đến Quảng cáo là gì? Đặc điểm của quảng cáo, Chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo, Có thể quảng cáo trên những phương tiện nào?.