Hình thức giao dịch dân sự 2015

Điều kiện để giao dịch dân sự đạt hiệu lực

[ĐCSVN] – Anh Đỗ Hoàng Anh [địa chỉ tại TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình] và một số bạn đọc hỏi, trong đó có nội dung liên quan đến việc: Để giao dịch dân sự có hiệu lực, điều kiện đáp ứng ra sao? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư để phân tích, giải đáp.

Về vấn đề này, qua trao đổi, Luật sư Lê Xuân Thảo, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã có những phân tích, giải đáp:

Để tránh những phát sinh, vướng mắc trong thực hiện, tổ chức, cá nhân
cần tìm hiều kỹ thông tin liên quan đến giao dịch dân sự. [Ảnh: ND] .

Giao dịch dân sự là giao dịch rất phổ biến và diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Chính vì vậy mà Bộ luật Dân sự 2015 đã có cả một Chương VIII để quy định cụ thể về vấn đề này. Trong đó, chúng ta cần tập trung hiểu rõ một số nội dung liên quan đến vấn đề này như giao dịch dân sự là gì; điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực cũng như giao dịch dân sự được thể hiện thông qua những hình thức nào?

Theo quy định tại Điều 116, Chương VIII, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, 24 tháng 11 năm 2015, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Trong khi đó, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được nêu tại Điều 117, Chương VIII, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, cụ thể như sau:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a] Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b] Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c] Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Cũngtheo Luật sư Lê Xuân Thảo,Điều 119 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 quy định về Hình thức giao dịch dân sự:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

“Như vậy, cùng với việc cần tìm hiểu kỹ về khái niệm giao dịch dân sự, điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, thì cá nhân, tổ chức cần lưu ý đến nội dung đối với hình thức giao dịch dân sự. Hhình thức giao dịch dân sự có 3 hình thức: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, tương ứng với đó là những quy định đi kèm"- Luật sư Lê Xuân Thảo phân tích thêm./.

Trường Quân [ghi]

Bài viết hôm nay Luật Hừng Đông xin chia sẻ tới bạn đọc về vấn đề Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức.

*Căn cứ pháp lý: BLDS 2015

Hình thức của giao dịch dân sự là một trong những điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

+ Hình thức Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

+ Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

+ Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Theo Điều 129 BLDS 2015 thì:

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

- Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

- Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Vậy nhìn chung nếu như một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch và có yêu cầu của một bên hoặc cả hai bên thì Tòa án sẽ quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

Căn cứ vào điều 132 Bộ luật dân sự 2015, nếu như hết thời hiệu yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch sẽ có hiệu lực. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự là vô hiệu là 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. Hết thời hiệu này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

Để được hỗ trợ về vấn đề có liên quan hoặc cần tư vấn pháp lý về một vụ việc cụ thể nào khác, hãy liên hệ với đội ngũ Luật sư, những chuyên viên pháp lý của Công ty Luật Hừng Đông qua hotline  024.35353005 hoặc qua email: .

Rất mong được hợp tác!

Trân trọng!

- Quy định chủ thể tham gia giao dịch dân sự là người có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

- Quy định về giải quyết giao dịch dân sự vô hiệu tương đối có tính linh hoạt hơn, tôn trọng, bảo vệ tốt hơn lợi ích của chủ thể giao dịch, nhất là bên yếu thế, ví dụ: giao dịch dân sự do người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó; giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ thì không vô hiệu [khoản 2 Điều 125]...;

- Quy định giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu. Tuy nhiên, trên cơ sở tôn trọng thực tế thực hiện giao dịch và ý chí đích thực của chủ thể trong giao dịch, bảo đảm sự ổn định của giao dịch dân sự, các quan hệ liên quan và hạn chế sự không thiện chí của một bên trong việc lợi dụng việc không tuân thủ quy định về hình thức để không thực hiện cam kết của mình, Điều 129 BLDS năm 2015 quy định 02 trường hợp ngoại lệ để Tòa án công nhận giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên :

  • Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch;
  • Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

- Quy định trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch với người thứ ba không bị vô hiệu. Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa [Điều 133];

- Quy định cụ thể hơn về thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của việc hết thời hiệu này. Trong đó, thời điểm tính thời hiệu đối với giao dịch vô hiệu tương đối [các điều 125, 126, 127, 128] và giao dịch vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức [Điều 129] được quy định linh hoạt theo tính chất của từng loại giao dịch và hết thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu tương đối mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực; cụ thể là:

  • Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật dân sự là 02 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập;
  • Đối với giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội [Điều 123] và giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo [Điêu 124] thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Video liên quan

Chủ Đề