Hình thức cấu trúc lãnh thổ của nhà nước việt nam

Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ và xác lập mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau.

Định nghĩa trên cho thấy, xem xét hình thức cấu trúc của nhà nước là xem xét cách thức tổ chức quyền lực nhà nước theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ, cụ thể là xem xét cách thức cấu tạo nhà nước thành các cấp chính quyền từ trung ương xuống địa phương, xác định địa vị pháp lý của chính quyền mỗi cấp cũng như quan hệ giữa các cấp chính quyền với nhau.

Theo đó, hình thức cấu trúc nhà nước có thể được chia thành hai dạng cơ bản là nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang, ngoài ra có thể có một dạng cấu trúc nhà nước không cơ bản là nhà nước liên minh.

[i] Nhà nước đơn nhất

Nhà nước đơn nhất là một nhà nước duy nhất trong phạm vi lãnh thổ của đất nước, nắm giữ và thực hiện chủ quyền quốc gia. Nhà nước đơn nhất có các đặc trưng sau:

+ Chủ quyền quốc gia do chính quyền trung ương nắm giữ;

+ Địa phương là những đơn vị hành chính – lãnh thổ không có chủ quyền;

+ Cả nước có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật;

+ Chính quyền gồm hai cấp cơ bản là trung ương và địa phương, quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới…

[ii] Nhà nước liên bang

Nhà nước liên bang là một nhà nước do nhiều nhà nước hợp thành, trong đó có một nhà nước chung cho toàn liên bang và mỗi bang thành viên có một nhà nước riêng. Nhà nước liên bang có các đặc trưng:

+ Chỉ có nhà nước liên bang mới có chủ quyền hoàn toàn, mới được đại diện cho toàn quốc gia, dân tộc để thực hiện chủ quyền quốc gia và mới là chủ thể độc lập của luật quốc tế. Các nhà nước thành viên phải phụ thuộc vào nhà nước liên bang;

+ Trong nhà nước liên bang có nhiều hệ thống cơ quan nhà nước, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có thẩm quyền tối cao trên toàn lãnh thổ, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi bang đó;

+ Liên bang cũng có nhiều hệ thống pháp luật, nhiều bản hiến pháp, trong đó một hệ thống là chung cho toàn liên bang, có hiệu lực pháp lý cao nhất và trên phạm vi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp luật, một bản hiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó;

+ Sự phân chia quyền lực giữa nhà nước liên bang với các nhà nước thành viên được thể hiện rõ trong cả ba lĩnh vực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.

[iii] Nhà nước liên minh

Nhà nước liên minh là một nhóm các nhà nước có chủ quyền hoàn toàn liên kết với nhau để thực hiện những mục đích chung nhất định nhưng mỗi nhà nước vẫn giữ chủ quyền riêng [Ví dụ: Liên minh châu Âu]. Nhà nước liên minh có các đặc trưng sau:

+ Nhà nước liên minh do nhiều nhà nước hợp thành, có thể có 1 bộ máy nhà nước và 1 hệ thống pháp luật chung cho toàn liên minh, còn mỗi nhà nước thành viên lại có bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật riêng.

+ Tính độc lập của các nhà nước thành viên cao hơn so với trong nhả nước liên bang vì mỗi nhà nước thành viên vẫn là chủ thể độc lập của luật quốc tế.

Cách thức tổ chức và phân bố quyền lực nhà nước theo lãnh thổ, mối quan hệ giữa các chủ thể lãnh thổ đó của quyền lực nhà nước.

Hình thức cấu trúc là một trong ba yếu tố cấu thành hình thức nhà nước: hình thức cấu trúc, hình thức chính thể, chế độ chính trị. Có 3 hình thức cấu trúc: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang và nhà nước liên minh.

Nhà nước đơn nhất là một nhà nước thống nhất, trong đó, lãnh thổ quốc gia được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Gọi là đơn nhất vì trong cấu trúc của nhà nước chỉ có một Hiến pháp; một hệ thống duy nhất các cơ quan thể hiện quyền lực nhà nước: lập pháp, hành pháp, tư pháp; một hệ thống pháp luật thống nhất; một quy chế công dân duy nhất; một chế độ quốc tịch. Đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay có hình thức cấu trúc đơn nhất như: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba...

Nhà nước liên bang là sự liên kết, hợp thành từ các bang, các vùng lãnh thổ có chủ quyền, các nhà nước thành viên thành một nhà nước thống nhất, trong mỗi bang, vùng lãnh thổ có chủ quyền, mỗi nhà nước thành viên có Hiến pháp, có Quốc hội, Chính phủ, Tòa án tối cao; có quy chế công dân, quốc tịch riêng. Các nước như: Nga, Đức, Hoa kỳ, Ôxtrâylia, Canada, Malaysia... là những nhà nước liên bang.

Nhà nước liên minh là nhà nước được hình thành từ sự liên kết của các quốc gia có chủ quyền, tự nguyện hợp thành một liên minh tự nguyện nhằm thỏa mãn những lợi ích chung nhất định về nhiệm vụ chính trị, kinh tế hoặc quốc phòng. Nhà nước liên minh có thể chỉ là một liên minh nhất thời như liên minh các bang Bắc mỹ trong thời gian từ năm 1781 đến năm 1787, để sau đó được tổ chức lại thành một Nhà nước liên bang. Liên minh Thụy Sĩ, liên minh các bang của Đức thế kỷ XIX cũng mang tính chất tương tự. Nhà nước liên minh hiện nay đang tồn tại là Liên minh châu Âu [EU].

Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có mộthệ thống pháp luậtthống nhất, cóhiệu lựctrên phạm vi toàn quốc.

Câu hỏi: Hình thức cấu trúc của nhà nước Việt Nam

Trả lời:

Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước theo đơn vịhành chínhlãnh thổ và tính chấtquan hệgiữa các bộ phậncấu thànhNhà nước, giữa các cơ quan Nhà nước trung ương và cơ quan Nhà nước địa phương.

Hình thứccấu trúc Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt NamlàNhà nước đơn nhất, đượcHiến pháp 2013quy định tại điều 1:“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có mộthệ thống pháp luậtthống nhất, cóhiệu lựctrên phạm vi toàn quốc.

Nhà nước Việt Nam có lãnh thổ thống nhất, không phân chia thành các tiểu bang hoặc cộng hòa tự trị mà chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc. Tương ứng mỗi đơn vị hành chính làcơ quan hành chính Nhà nước. Các đơn vị hành chính không có chủ quyềnquốc giavà đặc điểm như Nhà nước.

Nhà nước Việt Nam là tổ chức duy nhất trong hệ thống chính trị cóchủ quyền quốc gia, là chủ thể quan hệ quốc tế toàn quyền đối nội, đối ngoại, quyết định mọi vấn đề của đất nước.

Một hệ thống pháp luật thống nhất với một Hiến pháp, hiệu lực Hiến pháp và pháp luật trải rộng trên phạm vi toàn quốc. Các cơ quan Nhà nước trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình có quyền ban hành cácvăn bảnquy phạmpháp luật trên cơ sở cụ thể hóa Hiến pháp, pháp luật, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam. Nhà nước thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn và phát huy phong tục, tập quán của dân tộc.

Như vậy, cấu trúc nước ta là một thể thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cùng chung một thể chế chính trị và đặc biệt là dưới sự quản lý của một một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả những hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng chịu sự điều chỉnh và giám sát của pháp luật, đảm bảo công bằng, văn mình và vì lợi ích chung của cả cộng đồng dân cư chứ không riêng bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân nào.

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Sự ra đời của Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam.

Tháng 8 năm 1945, sau khi thực hiện thành công cuộc tổng khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Sau đó lại tiếp tục công cuộc kháng chiến cho đến mùa xuân năm 1975 chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, thống nhất đất nước và tiến hành xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay.

2. Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo Điều 2Hiến pháp 2013,bản chất của nhà nướcViệt Nam:

“nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà nhà nướcpháp quyềnxã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Nhà nước Việt Nam mang tínhdân tộcvà tính nhân dân sâu sắc. Bản chất của nhà nước là do cơ sở kinh tế và cơ sở xã hội quyết định.

Cơ sở kinh tế: Làquan hệ sản xuấtXHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, sản phẩm lao động xã hội và sự hợp tác, giúp đỡ thân thiện giữa những người lao động.

Cơ sở xã hội: Là toànthể nhândân lao động mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức.

3. Hình thức nhà nước Việt Nam.

a. Hình thức chỉnh thể Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

–Hình thức chính thểlà hình thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.

– Chính thể Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, thông qua nguyên tắc bầu cử bình đẳng, phổ thông, trực tiếp và bỏ phiếu kín nhân dân đã bỏ phiếu bầu ra cơ quan đại diện của mình [Quốc hội, HĐND các cấp].

Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội. Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ 5 năm, có quyền lập pháp, quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

– Chính thể cộng hòa dân chủ của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng khác với cộng hòa dân chủ tư sản.

b. Hình thức cấu trúc Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

– Hình thức cấu trúc Nhà nước là sự tổ chức Nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành Nhà nước, giữa các cơ quan Nhà nước trung ương và cơ quan Nhà nước địa phương.

–Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Namlà Nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1:“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.”

– Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, có độc lập, chủ quyền, có một hệ thống pháp luật thống nhất, có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.

c. Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam.

Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Namlà hình thức tổng quát nhất của chính trị và dân chủ, gồm: Nhà nước, các đảng phái, các đoàn thể, các tổ chức xã hội chính trị tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng giai cấp cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tê – xã hội với mục đích duy trì và phát triển thiết chế đó.

Chế độ chính trị của nước CHXHCN Việt Nam được quy định tại chương I Hiến pháp 2013

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Xem thêm:

>>> Tìm hiểu về Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

Video liên quan

Chủ Đề