Hiện nay Nhà nước ta chủ trương gì

Trong 35 năm lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, trung thành, kế thừa và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên đổi mới tư duy gắn với tổng kết thực tiễn và đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng” (1) của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; “Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân.” (2). Mặc dù vậy, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã liên tiếp đưa ra những luận điểm sai trái, xuyên tạc chủ trương, đường lối này của Đảng. Vì vậy, việc làm rõ, cảnh giác và đấu tranh phản bác lại quan điểm sai trái đó; khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của chủ trương, đường lối phát triển kinh tế tư nhân của Đảng là nhiệm vụ cấp thiết. Tính đúng đắn và sáng tạo của chủ trương, đường lối này được thể hiện ở cơ sở lý luận và thực tiễn như sau:

Hiện nay Nhà nước ta chủ trương gì
Hiện nay Nhà nước ta chủ trương gì
Hiện nay Nhà nước ta chủ trương gì
Hiện nay Nhà nước ta chủ trương gì
Hiện nay Nhà nước ta chủ trương gì
Ảnh minh họa: TTXVN.

Thứ nhất, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa cộng sản chỉ xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản với tính cách là một chế độ nhà nước tư sản bóc lột giá trị thặng dư của lao động làm thuê, chứ tuyệt nhiên không xóa bỏ mọi hình thức sở hữu nói chung, trong đó có sở hữu tư nhân, nền tảng của kinh tế tư nhân. Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I.Lênin đã đề raChính sách kinh tế mới(NEP). Đây là một sự đổi mới tư duy, nhận thức về chủ nghĩa xã hội với sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp, lợi ích của người lao động được quan tâm.

Đây là cơ sở lý luận khoa học và chắc chắn để Đảng Cộng sản Việt Nam định ra chủ trương, đường lối phát triển kinh tế tư nhân trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước vừa qua, cũng như định hướng cho phát triển nền kinh tế của Việt Nam ở chặng đường tiếp theo.

Thứ hai, kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế tư nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kinh tế tư bản của tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế”(3). Đây là những di sản tư tưởng và tinh thần rất đúng, tạo cơ sở cho Đảng ta tiếp tục kế thừa, phát huy trong thời kỳ mới-thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất quá độ đi lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta cần định hướng để kinh tế tư nhân hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, chứ không chỉ vì lợi ích của tư nhân.

Thứ ba, kế thừa, trung thành và vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế tư nhân phục vụ cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ khi đổi mới đến nay, trong các văn kiện Đại hội, Đảng ta đã khẳng định đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó có kinh tế tư nhân và dần được hoàn thiện.

Kế thừa các đại hội trước, Đại hội XIII của Đảng, tiếp tục làm rõ và sâu sắc hơn nhiều vấn đề mới về phát triển kinh tế tư nhân. Khẳng định vai trò, động lực quan trọng của thành phần kinh tế tư nhân trong hội nhập quốc tế. Kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh du lịch, khu đô thị, sản xuất ô tô, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại, dịch vụ. Hiệu quả nổi bật của các tập đoàn kinh tế tư nhân gần đây thể hiện khá rõ điều này.

Phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế vẫn tuân thủ theo đúng nguyên lý, lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, phát triển nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, trong đó có coi trọng và phát huy kinh tế tư nhân. Song, muốn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng quỹ đạo, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự vào cuộc cả hệ thống chính trị. Nhà nước vừa phải vận dụng các công cụ kinh tế, pháp luật để quản lý, vừa phải có thực lực kinh tế. Trong đó, kinh tế nhà nước không chỉ giữ vai trò chủ đạo, mà còn là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.

______________

(1)Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,Tập I, Nxb CTQG ST, Hà Nội, 2021, tr. 129.

(2) Đảng Cộng sản Việt Nam,Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,Tập I, Nxb CTQG ST, Hà Nội, 2021, tr. 240.

(3) Hồ Chí Minh,Toàn tập,tập 8, Nxb CTQG ST, Hà Nội, 2011, tr. 266.

Đại tá,PGS,TSHOÀNG VĂN PHAI, Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội và nhân văn quân sự

Bản Kết luận vừa được công bố đã thu hút được sự quan tâm, tạo sự phấn khởi, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.

Thực tiễn cho thấy, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Ðảng, Nhà nước ta luôn khuyến khích, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa"(1). Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Ðảng ta luôn quan tâm đến nội dung này nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ "đủ tâm và tầm" để phục vụ đất nước, phụng sự nhân dân.

Sự nghiệp đổi mới đất nước do Ðảng ta khởi xướng và lãnh đạo được tiến hành với tinh thần năng động, sáng tạo và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Ðảng, toàn dân, trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Công cuộc đổi mới trở thành cuộc bứt phá ngoạn mục của kinh tế Việt Nam, đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ, nghèo nàn, lạc hậu.

Tuy nhiên, cùng với đó, công tác xây dựng Ðảng, xây dựng đội ngũ cán bộ cũng còn những hạn chế, khuyết điểm. Trong đó có những nội dung được chỉ rõ: "Việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nghị quyết của Ðảng còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu"; "Chính sách chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm toàn ý với công việc; chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung" (2).

Công tác xây dựng Ðảng của nhiệm kỳ Ðại hội XIII có trọng tâm: Ðổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ. Gắn liền với xác định công tác cán bộ phải thực sự là "then chốt của then chốt", việc bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đi đôi với sàng lọc, đưa ra khỏi vị trí công tác đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, uy tín được đề cập qua nhiều kỳ Ðại hội và được đặc biệt nhấn mạnh tại Ðại hội XIII của Ðảng.

Ban hành chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, Bộ Chính trị nêu rõ yêu cầu: Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu, tạo sự thống nhất cao trong toàn Ðảng và đồng thuận trong xã hội về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Bản Kết luận thể hiện rõ quyết tâm và bước tiến mới của Ðảng "Về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ". Ðây cũng là một giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chủ trương mà Kết luận số 14 đưa ra thực sự là kim chỉ nam cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Coi trọng khuyến khích cán bộ có tư duy sáng tạo, cách làm đột phá, tháo gỡ giải quyết những điểm nghẽn, nút thắt trong cơ chế, chính sách…, sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, tạo được chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung. Bản Kết luận chỉ rõ khung nguyên tắc: "Ðề xuất đổi mới, sáng tạo của cán bộ phải báo cáo với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị nơi công tác; được cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định cho thực hiện hoặc thực hiện thí điểm, bảo đảm không trái với Hiến pháp và Ðiều lệ Ðảng"(3). Ðồng thời, xác định rõ vai trò "bà đỡ" của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quan tâm hỗ trợ nguồn lực, tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ triển khai thực hiện. Kết luận nêu rõ yêu cầu thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện thí điểm các đề xuất đổi mới, sáng tạo. Phát hiện sớm và kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh sai sót, vi phạm.

Chủ trương được ban hành tạo "hành lang" bảo đảm tính công tâm, khách quan, nhân văn cho cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo. Ðó là: "Khi cán bộ thực hiện thí điểm mà kết quả không đạt hoặc chỉ đạt được một phần mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại thì cấp có thẩm quyền phải kịp thời xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá công tâm để xem xét, xử lý phù hợp, nếu thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì được xem xét miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm".

Mặt khác, cũng khẳng định tính kỷ cương, "hàng rào thép", xử lý nghiêm việc lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ để thực hiện bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực vi phạm kỷ luật của Ðảng và pháp luật Nhà nước. Bộ Chính trị yêu cầu định kỳ sơ kết, tổng kết, đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng những mô hình, giải pháp thí điểm đổi mới, sáng tạo có hiệu quả; kịp thời xem xét, nghiên cứu để thể chế hóa thành quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lý để nhân rộng các mô hình, giải pháp đó. Ðồng thời biểu dương, khen thưởng xứng đáng; ưu tiên bố trí, sử dụng cán bộ có tư duy đổi mới, cách làm đột phá, sáng tạo, hiệu quả cao.

Vấn đề đổi mới, sáng tạo được Ðại hội XIII của Ðảng đặt ra như một yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Từ bản Kết luận, Ðảng ta thêm một lần chỉ rõ "năng động, sáng tạo vì lợi ích chung" là tiêu chuẩn quan trọng của cán bộ, đảng viên, phẩm chất cần có của người cách mạng. Bản Kết luận thể hiện quyết tâm của Ðảng ta trong quá trình lãnh đạo triển khai, đưa nghị quyết của Ðảng sớm đi vào cuộc sống. Nhiệm vụ hiện nay của cấp ủy, cơ quan liên quan các cấp là phải cụ thể hóa chủ trương này của Ðảng thành cơ chế, quy định cụ thể; có phương án tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các cấp. Từ đó góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ phát triển mới dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, như Ðại hội XIII của Ðảng đặc biệt nhấn mạnh. Ðó chính là nhân tố tạo động lực cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" ■ ---------------------- (1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t.13, tr. 66. (2) Về các văn kiện Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Ðảng, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, tr.131.

(3) Kết luận của Bộ Chính trị “về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung”, Báo Nhân Dân ngày 25/9/2021.

LÊ MẬU LÂM