Hãy nhận dạng những dấu hiệu nào không thuộc phạm trù hao mòn vô hình


d. Cả a, b và c

Câu 227. Ngày lao động là 8h, tỷ suất giá trị thặng dư m' = 100%, nhà tư bản tăng ngày lao động lên 1h và giá trị sức lao động giảm đi 25%. Vậy tỷ suất giá trị thặng dư mới là bao nhiêu?



a. 150%

b. 200%

c. 250%

d. 300%


Câu 228. Tiền công thực tế là gì?

a. Là tổng số tiền nhận được thực tế trong 1 tháng.

b. Là số tiền trong sổ lương + tiền thưởng + các nguồn thu nhập khác

c. Là số lượng hàng hoá và dịch vụ mua được bằng tiền công danh nghĩa.

d. Là giá cả của sức lao động.

Câu 229. Tiền công thực tế thay đổi thế nào? Chọn các ý sai dưới đây:

a. Tỷ lệ thuận với tiền công danh nghĩa

b. Tỷ lệ nghịch với giá trị tư liệu tiêu dùng và dịch vụ.

c. Biến đổi cùng chiều với lạm phát

d. Cả a và b

Câu 230. Hình thức tiền công nào không phải là cơ bản?

a. Tiền công tính theo thời gian

b. Tiền công tính theo sản phẩm

c. Tiền công danh nghĩa

d. Cả a và b

Câu 231. Tiêu chí nào là cơ bản để xác định chính xác tiền công?


a. Số lượng tiền công

b. Tiền công tháng



c. Tiền công ngày

d. Tiền công giờ

Câu 232. Nhân tố nào quyết định trực tiếp tiền công tính theo sản phẩm?

a. Định mức sản phẩm

b. Đơn giá sản phẩm



c. Số lượng sản phẩm

d. Cả b và c

Câu 233. Người lao động nhận khoán công việc, khi hoàn thành nhận được một số lượng tiền thì đó là?

a. Tiền công tính theo thời gian

b. Tiền công thực tế



c. Tiền công danh nghĩa

d. Cả a, b, c



Câu 234. Tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm có quan hệ với nhau thế nào?

a. Không có quan hệ gì

b. Hai hình thức tiền công áp dụng cho các loại công việc có đặc điểm khác nhau.

c. Trả công theo sản phẩm dễ quản lý hơn trả công theo thời gian.



d. Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian.

Câu 235. Tiền công danh nghĩa phụ thuộc các nhân tố nào?

a. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của người lao động

b. Mức độ phức tạp hay giản đơn của công việc.

c. Quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động

d. Cả a, b, c

Câu 236. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB; Quy luật này có vai trò thế nào? Chọn ý đúng dưới đây:

a. Quy định sự vận động của CNTB

b. Động lực phát triển của CNTB

c. Là nguyên nhân của các mâu thuẫn cơ bản của CNTB

d. Cả a, b, c

Câu 237. Những ý kiến dưới đây về sản xuất giá trị thặng dư của CNTB ngày nay, nhận xét nào đúng?

a. Máy móc thiết bị hiện đại thay thế lao động sống nhiều hơn.

b. Tăng NSLĐ và khối lượng giá trị thặng dư

c. Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên.

d. Cả a, b và c

Câu 238. Những ý kiến nào dưới đây là sai?

a. Tích luỹ tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản.

b. Nguồn gốc của tích luỹ tư bản là giá trị thặng dư.

c. Động cơ của tích lỹ tư bản cũng là giá trị thặng dư

d. Tích luỹ cơ bản là sự tiết kiệm tư bản

Câu 239. Đâu là nguồn gốc của tích luỹ tư bản?



a. Tài sản kế thừa.

b. Lợi nhuận



c. Của cải tiết kiệm của nhà tư bản

d. Cả a, b và c

Câu 240. Vì sao các nhà tư bản thực hiện tích luỹ tư bản?

a. Theo đuổi giá trị thặng dư

b. Do quy luật giá trị thặng dư chi phối

c. Do quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh chi phối



d. Cả a, b, c

Câu 241. Để có thể tăng quy mô tích luỹ, các nhà tư bản sử dụng nhiều biện pháp. Biện pháp nào đúng?



a. Tăng m'

b. Giảm v



c. Tăng NSLĐ

d. Cả a, b và c

Câu 242. Quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc các nhân tố nào?

a. Khối lượng giá trị thặng dư

b. Tỷ lệ phân chia khối lượng giá trị thặng dư thành 2 phần là thu nhập và tích luỹ.

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng giá trị thặng dư



d. Cả a, b và c

Câu 243. Quy luật chung của tích luỹ tư bản là gì? ý nào sau đây không đúng:



a. Giai cấp tư sản ngày càng giàu có, mâu thuẫn trong CNTB tăng lên.

b. Cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên

c. Tích tụ và tập trung tư bản tăng lên

d. Quá trình bần cùng hoá giai cấp vô sản.

Câu 244. Những nhân tố nào dưới đây có ảnh hưởng đến quy mô tích luỹ?

a. Năng suất lao động và cường độ lao động

b. Đại lượng tư bản ứng trước.

c. Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng



d. Cả a, b, c

Câu 245. Tích tụ tư bản là:

a. Là tăng quy mô tư bản cá biệt bằng cách tư bản hoá giá trị thặng dư

b. Là kết quả trực tiếp của tích luỹ tư bản

c. Làm cho tư bản xã hội tăng

d. Cả a, b và c

Câu 246. Tập trung tư bản là gì? ý nào sau đây là sai:

a. Là sự hợp nhất nhiều tư bản cá biệt nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn

b. Làm cho tư bản xã hội tăng

c. Phản ánh quan hệ trực tiếp các nhà tư bản với nhau

d. Cả a và c

Câu 247. Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở:

a. Có nguồn gốc trực tiếp giống nhau.

b. Có vai trò quan trọng như nhau



c. Đều là tăng quy mô tư bản cá biệt

d. Đều là tăng quy mô tư bản xã hội

Câu 248. Tích tụ và tập trung tư bản khác nhau ở:

a. Nguồn gốc trực tiếp của tư bản tích tụ và tập trung.

b. Tích tụ tư bản vừa làm tăng quy mô tư bản cá biệt vừa làm tăng quy mô tư bản xã hội.

c. Tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt, không làm tăng quy mô tư bản xã hội.



d. Cả a, b, c

Câu 249. Tích tụ và tập trung tư bản giống nhau ở những điểm nào?

a. Tăng quy mô tư bản xã hội

b. Tăng quy mô tư bản cá biệt.

c. Phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

d. Cả a, b và c

Câu 250. Cách diễn đạt dưới đây các ý nào đúng?

a. Tiền công phụ thuộc vào giá trị sức lao động

b. Giá trị sức lao động phụ thuộc vào giá trị tư liệu tiêu dùng và dịch vụ.

c. Giá trị tư liệu tiêu dùng và dịch vụ phụ thuộc vào tiền công của người lao động làm việc trong các ngành đó.

d. Cả a, b và c

Câu 251. Nguồn trực tiếp của tập trung tư bản là:



a. Giá trị thặng dư

b. Tư bản có sẵn trong xã hội

c. Tiền tiết kiệm trong dân cư

d. Cả a, b, c



Câu 252. Tích tụ tư bản không có nguồn trực tiếp từ:

a. Giá trị thặng dư

b. Lợi nhuận



c. Các tư bản cá biệt

d. Cả a, b, c



Câu 253. Quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản. Chọn các ý đúng:

a. Tích tụ tư bản làm cho cạnh tranh gay gắt hơn dẫn đến tập trung tư bản nhanh hơn.

b. Tập trung tư bản tạo điều kiện tăng cường bóc lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản.

c. Cả tích tụ và tập trung tư bản đều thúc đẩy quá trình tích luỹ tư bản.



d. Cả a, b, c

Câu 254. Các quan hệ dưới đây, quan hệ nào thuộc phạm trù cấu tạo kỹ thuật của tư bản?



a. Phản ánh mặt hiện vật của tư bản

b. Phản ánh mặt giá trị của tư bản

c. Quan hệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.

d. Cả a, b, c

Câu 255. Các quan hệ dưới đây, quan hệ nào không thuộc phạm trù cấu tạo giá trị của tư bản?

a. Quan hệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến.



b. Phản ánh mặt hiện vật của tư bản

c. Tỷ lệ về số lượng giá trị giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến để tiến hành sản xuất

d. Phản ánh mặt giá trị của tư bản

Câu 256. Các quan hệ dưới đây, hãy nhận dạng quan hệ nào thuộc phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản?

a. Quan hệ giữa TLSX và sức lao động sử dụng TLSX đó

b. Quan hệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến

c. Phản ánh mặt hiện vật của tư bản và mặt giá trị của tư bản

d. Cả a, b và c

Câu 257. Khi cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng lên thì ý nào dưới đây là không đúng?

a. Phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất

b. C tăng tuyệt đối và tương đối

c. V không tăng

d. V tăng tuyệt đối, giảm tương đối

Câu 258. Thời gian chu chuyển của tư bản gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất không gồm ?


a. Thời gian lao động

b. Thời gian tiêu thụ hàng hoá

c. Thời gian dự trữ sản xuất

d. Thời gian gián đoạn lao động



Câu 259. Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến thời gian sản xuất?

a. Dự trữ sản xuất

b. Tính chất của ngành sản xuất



c. Năng suất lao động

d. Cả a, b, c

Câu 260. Những giải pháp nào giúp cho rút ngắn thời gian sản xuất

a. Chọn loại sản phẩm

b. áp dụng kỹ thuật tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất

c. Tăng NSLĐ và cường độ lao động



d. Cả a, b, c

Câu 261. Những giải pháp nào có thể rút ngắn thời gian lưu thông

a. Giảm giá cả

b. Nâng cao chất lượng hàng hoá

c. Cải tiến phương thức bán hàng, quảng cáo.

d. Cả a, b, c.

Câu 262. Các yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thuộc tư bản bất biến?



a. Máy móc, thiết bị, nhà xưởng

b. Kết cấu hạ tầng sản xuất



c. Tiền lương, tiền thưởng.

d. Điện, nước, nguyên liệu.



Câu 263. Những yếu tố dưới đây, yếu tố nào không thuộc tư bản cố định

a. Nguyên vật liệu, điện, nước dùng cho sản xuất

b. Các phương tiện vận tải

c. Máy móc, nhà xưởng

d. Cả b và c

Câu 264. Các yếu tố dưới đây, yếu tố nào thuộc tư bản lưu động

a. Đất đai làm mặt bằng sản xuất

b. Máy móc, nhà xưởng

c. Tiền lương

d. Cả a và b

Câu 265. Dựa vào căn cứ nào để chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.

a. Tốc độ chu chuyển của tư bản



b. Vai trò các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư

c. Phương thức chuyển giá trị các bộ phận tư bản sang sản phẩm

d. Hao mòn hữu hình hoặc vô hình

Câu 266. Dựa vào căn cứ nào để chia tư bản ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

a. Tốc độ chu chuyển chung của tư bản

b. Phương thức chuyển giá trị của các bộ phận tư bản sang sản phẩm

c. Vai trò các bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư

d. Sự thay đổi về lượng trong quá trình sản xuất

Câu 267. Hãy nhận dạng những dấu hiệu nào không thuộc phạm trù hao mòn hữu hình?



a. Giảm khả năng sử dụng

b. Do sử dụng



c. Tác động của tự nhiên

d. Khấu hao nhanh

Câu 268. Hãy nhận dạng những dấu hiệu nào không thuộc phạm trù hao mòn vô hình:

a. Khấu hao nhanh

b. Xuất hiện các máy móc mới có công suất lớn hơn, giá rẻ hơn

c. Máy móc bị giảm giá ngay cả khi còn mới

d. Cả b và c

Câu 269. Thu nhập quốc dân về mặt hiện vật gồm:

a. Toàn bộ TLSX và tư liệu tiêu dùng



b. Toàn bộ tư liệu tiêu dùng và phần TLSX để tích luỹ mở rộng sản xuất

c. Toàn bộ TLSX và phần tư liệu tiêu dùng để mở rộng sản xuất

d. Cả a, b, c

Câu 270. Thu nhập quốc dân về mặt giá trị gồm:

a. c + v + m

b. Toàn bộ giá trị mới [v + m] tạo ra trong năm

c. Chỉ có c + v

d. Cả b và c

Câu 271. Các nhân tố chủ yếu làm tăng thu nhập quốc dân là:

a. Tăng thêm TLSX

b. Tư liệu tiêu dùng

c. Tăng số lượng lao động và tăng NSLĐ

d. Cả a,b và c

Câu 272. Bản chất của khủng hoảng kinh tế là:

a. Khủng hoảng sản xuất "thừa" so với nhu cầu xã hội

b. Khủng hoảng sản xuất "thừa" so với sức mua có hạn của quần chúng

c. Là khủng hoảng sản xuất "thiếu hụt" so với sức mua.

d. Là nền kinh tế rối loạn

Câu 273. Nguyên nhân của bản chất khủng hoảng kinh tế TBCN là:



a. Bắt nguồn từ mâu thuẫn của bản chất của CNTB

b. Do sản xuất không có kế hoạch

c. Do chạy theo lợi nhuận

d. Cả a, b, c

Câu 274. Chu kỳ khủng hoảng kinh tế có mấy giai đoạn?


a. Hai giai đoạn

b. Ba giai đoạn



c. Bốn giai đoạn

d. Năm giai đoạn



Câu 275. Cuộc khủng hoảng kinh tế đầu tiên nổ ra vào năm nào?

a. 1825

b. 1836


c. 1839

d. 1842


Câu 276. Bạn cho biết cuộc đại khủng hoảng kinh tế của CNTB nổ ra vào thời kỳ nào?

a. 1929 - 1933

b. 1954 - 1958



c. 1960 - 1963

d. 1973- 1975



Câu 277. Khủng hoảng kinh tế trong nông nghiệp có đặc điểm gì khác so với trong công nghiệp?

a. Không có tính chu kỳ đều đặn và thường kéo dài hơn

b. Có tính chu kỳ đều đặn hơn

c. Thời gian khủng hoảng ngắn hơn

d. Cả b và c

Câu 278. Nhận xét nào dưới đây là đúng?

a. Khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân gây ra thất nghiệp

b. Chống khủng hoảng kinh tế phải chấp nhận thất nghiệp

c. Khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân gia tăng thất nghiệp

d. Cả a, b và c

Câu 279. Vai trò của nhà nước đối với khủng hoảng kinh tế

a. Sự can thiệp của nhà nước tư bản vào kinh tế có thể chống được khủng hoảng kinh tế.

b. Sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế không chống được khủng hoảng kinh tế.

c. Sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế có thể hạn chế tác động phá hoại của khủng hoảng kinh tế



d. Cả a + c

Câu 280. Hình thức nào không phải biểu hiện giá trị thặng dư?



a. Lợi nhuận

b. Lợi tức



c. Địa tô

d. Tiền lương

Câu 281. Chi phí thực tế của xã hội để sản xuất hàng hoá là:

a. Chi phí lao động sống và lao động quá khứ

b. Chi phí tư bản bất biến và tư bản khả biến

c. Chi phí sức lao động của toàn xã hội

d. Chi phí về tiền vốn, máy móc, nguyên liệu

Câu 282. Chi phí thực tế của xã hội tạo ra:

a. Tạo ra sản phẩm cần thiết và sản phẩm thặng dư

b. Tạo ra giá trị thặng dư

c. Tạo ra giá trị hàng hoá

d. Cả a, b, c

Câu 283. Chi phí thực tế của xã hội và chi phí sản xuất TBCN, chọn các ý đúng trong các ý dưới đây:

a. Chi phí thực tế của xã hội là chi phí về lao động xã hội cần thiết

b. Chi phí sản xuất TBCN là chi phí tư bản bất biến và khả biến

c. Chi phí sản xuất TBCN nhỏ hơn chi phí thực tế của xã hội



d. Cả a, b, c

Câu 284. Lợi nhuận có nguồn gốc từ:

a. Lao động phức tạp

b. Lao động quá khứ

c. Lao động cụ thể

d. Lao động không được trả công

Câu 285. Khi hàng hoá bán đúng giá trị thì:



a. p = m

b. p >m


c. p < m

d. p = 0


Câu 286. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh:

a. Trình độ bóc lột của tư bản

b. Nghệ thuật quản lý của tư bản

c. Hiệu quả của tư bản đầu tư

d. Cả a, b, c

Câu 287. Giá cả sản xuất được xác định theo công thức nào?


a. c + v + m

b. c + v


c. k + p

d. k + p

Câu 288. Quy luật giá cả sản xuất là biểu hiện hoạt động của:

a. Quy luật giá trị

b. Quy luật giá trị thặng dư

c. Quy luật cạnh tranh

d. Quy luật cung - cầu

Câu 289. Lợi nhuận thương nghiệp có được là do bán hàng hoá với mức giá:

a. Cao hơn giá trị



b. Bằng giá trị

c. Bằng chi phí sản xuất TBCN

d. Thấp hơn giá trị

Câu 290. Chi phí lưu thông thuần tuý gồm những bộ phận nào?

a. Chi phí xây dựng của hàng

b. Tiền lương trả nhân viên

c. Chi phí cho quảng cáo

d. Cả a, b, c

Câu 291. Chi phí nào không thuộc phí lưu thông bổ sung:



a. Chi phí đóng gói

b. Chi phí bảo quản



c. Chi phí quảng cáo

d. Chi phí vận chuyển



Câu 292. Tư bản cho vay không ra đời từ:

a. Tư bản tiền tệ

b. Tư bản công nghiệp



c. Tư bản thương nghiệp

d. Cả b và c

Câu 293. Lợi tức là một phần của:

a. Lợi nhuận

b. Lợi nhuận siêu ngạch



c. Lợi nhuận bình quân

d. Lợi nhuận ngân hàng



Câu 294. Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào:

a. p'

b. Sự phân chia p thành lợi tức và lợi nhuận doanh nghiệp

c. Quan hệ cung cầu về tư bản cho vay



d. Cả a, b, c

Câu 295. Tỷ suất lợi tức là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay trong thời gian nào?



a. 1 tháng

b. 3 tháng



c. 12 tháng

d. Cả a, b, c

Câu 296. Tín dụng thương mại TBCN sử dụng phương tiện thanh toán là:

a. Cổ phiếu

b. Trái phiếu



c. Kỳ phiếu

d. Công trái



Câu 297. Lợi nhuận ngân hàng được xác định theo:

a. Tỷ suất lợi nhuận



b. Tỷ suất lợi nhuận bình quân

c. Tỷ suất giá trị thặng dư

d. Tỷ suất lợi tức

Câu 298. Lợi nhuận bình quân phụ thuộc vào



a. Tỷ suất lợi nhuận bình quân

b. Tỷ suất lợi nhuận

c. Tỷ suất giá trị thặng dư

d. Tỷ suất lợi tức

Câu 299. Thị giá cổ phiếu phụ thuộc vào

a. Mệnh giá cổ phiếu và lợi tức cổ phần



b. Lợi tức cổ phần và lãi suất tiền gửi ngân hàng

c. Lãi suất tiền gửi ngân hàng và mệnh giá cổ phiếu

d. Cả a, b, c

Câu 300. Công ty cổ phần hình thành bằng cách phát hành:



a. Cổ phiếu

b. Kỳ phiếu



c. Công trái

d. Cả a, b, c



Câu 301. Tư bản giả không tồn tại dưới các hình thức:

a. Cổ phiếu

b. Trái phiếu



c. Công trái

d. Cả a và b

Câu 302. Chọn ý đúng về đặc điểm của tư bản giả:

a. Không có giá trị

b. Có thể mua bán được

c. Nó có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó



d. Cả a, b, c

Câu 303. Những nhân tố nào ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận?

a. Tỷ suất giá trị thặng dư

b. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

c. Tốc độ chu chuyển của tư bản

d. Cả a, b, c

Câu 304. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, nhân tố nào ảnh hưởng thuận chiều?



a. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

b. Tốc độ chu chuyển của tư bản

c. Tư bản bất biến

d. Cả a, b, c



Câu 305. Nhân tố nào dưới đây có ảnh hưởng ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận

a. Tỷ suất giá trị thặng dư

b. Tốc độ chu chuyển của tư bản



c. Cấu tạo hữu cơ của tư bản

d. Cả a và b



Каталог: books -> giao-duc-dai-cuong -> kinh-te-chinh-tri-mac-lenin
kinh-te-chinh-tri-mac-lenin -> Lênin hp2 ĐỀ CƯƠng ôn tập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin hp2

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:

Video liên quan

Chủ Đề