Have v3 là thì gì

Ví dụ 2:I saw Mary crying a few minutes ago. She must have heard the bad news. ⟶ Tôi đã thấy Mary khóc ít phút trước. Cô ấy ắt hẳn đã biết tin dữ.

Phân tích: Chúng ta thấy Mary đã khóc ít phút trước nên khả năng rất cao là cô ấy đã nghe tin dữ trước khi cô ấy khóc. Hành động nghe tin xảy ra trước hành động khóc nên chắc chắn xảy ra trong quá khứ luôn.

Ví dụ 3:She must have left the house by now; it’s nearly 11 o’clock. ⟶ Giờ này cô ấy ắt hẳn đã rời khỏi nhà rồi. Đã gần 11 giờ rồi.

Phân tích: Thói quen của cô ấy là thường rời nhà vào lúc 11 giờ nên chúng ta có thể suy luận rằng cô ấy hẳn đã đi khỏi vì lúc này đã gần 11 giờ rồi.

2. Might have + Participle

Might have + Participle: Có lẽ đã, có khả năng đã
Chúng ta cho rằng có một khả năng xảy ra một điều gì đó nhưng khả năng này không cao, chúng ta không chắc chắn.

Ví dụ 1:He might have gone to the shops.⟶ Anh ta có lẽ đã đi tới mấy cửa hàng rồi.

Phân tích: Tức là có thể anh ta đã tới các cửa hàng hoặc cũng có thể là đi tới nơi khác. Điều này người nói không thể chắc.

Ví dụ 2:It’s ten o’clock. They might have arrived by now. ⟶ Đã 10 giờ rồi. Họ có lẽ đã tới đây rồi cũng nên.

Phân tích: Khi nói thế, người nói không dám chắc họ đã tới nơi hay chưa vì đây không phải là thói quen của những người kia. Họ hoàn toàn có thể đang trên đường đến hoặc đã tới từ lâu.

Ví dụ 3:I haven’t received your letter. It may have got lost in the post. ⟶ Tôi vẫn chưa nhận được lá thư của anh. Có lẽ nó đã bị thất lạc ở bưu điện rồi.

Phân tích: Trong trường hợp này, lá thư có thể đang được gửi đến nhưng trễ chứ chưa chắc là đã thất lạc. Đây chỉ là phỏng đoán của người nói không có căn cứ. Điều này chính là sự khác biệt của MUST HAVE và MIGHT HAVE.

3. Could (not) have + Participle

3.1. Could have + Participle

Could have + Participle: Lẽ ra đã có thể xảy ra
Cấu trúc này nhằm chỉ một điều gì đó chúng ta có thể có khả năng làm được trong quá khứ, nhưng đã quyết định không làm. Hoặc 1 việc gì đó đáng lẽ ra đã xảy ra trong quá khứ, nhưng vì lí do gì đó đã không xảy ra.

Ví dụ 1:I could have studied English better when I was in high school. But I was too lazy for that. ⟶ Tôi đáng lẽ ra đã có thể học tiếng Anh tốt hơn khi còn học trung học. Thế nhưng tôi lại quá lười biếng.

Phân tích: Câu trên hàm ý là khả năng của anh ta dư sức làm được nhưng lại không muốn làm vì một lí do nào đó.

Ví dụ 2:He could have passed the exams but he didn’t try his best. ⟶ Anh ta lẽ ra có thể đã thi đậu nhưng anh ta lại không chịu cố gắng hết sức => nên anh ta thi rớt.

Phân tích: Tức là người nói có suy nghĩ lựa chọn giữa việc cố gắng hay không.

Ví dụ 3:She could have dumped him but she decided to give him a second chance.

⟶ Cô ta lẽ ra có thể đá hắn rồi nhưng lại quyết định cho hắn thêm 1 cơ hội.

3.2. Couldn’t have + Participle

Couldn’t have + Participle: Đã không thể xảy ra
Đã không thể xảy ra dù cho người nói có muốn điều đó xảy ra. Cấu trúc này đơn giản để chỉ một điều gì đó đã xảy ra trong quá khứ nhưng không theo ý của người nói.

Ví dụ 1:We couldn’t have won the match as our opponent outplayed us neatly.

⟶ Chúng tôi không tài nào thắng nổi trận bóng vì đội đối phương chơi quá hay.

Ví dụ 2: He couldn’t have passed the exam despite his tremendous efforts. It was a really difficult one.

⟶ Anh ta đã không tài nào qua môn đó được bất chấp những nỗ lực lớn lao. Đó thực sự là một bài thi quá khó.

Ví dụ 3:They couldn’t have arrived earlier. There was a terrible traffic jam last night.

⟶ Họ đã không thể nào tới sớm hơn được. Tối qua có một vụ kẹt xe rất tồi tệ.

4. Should (not) have + Participle

4.1. Should have + Participle

Should have + Participle: Đáng lẽ ra nên làm điều gì đó
Lí do là người nói cho rằng họ nên làm vì điều đó đúng đắn, hoặc nó tốt cho họ hoặc ai đó. Đây là cấu trúc dùng miêu tả sự nuối tiếc trong quá khứ.

Ví dụ 1:She should have taken that offer last month so now she won’t have a hard time finding a job. ⟶ Cô ấy đáng lẽ ra nên nhận lời đề nghị đó thì giờ đã không phải vất vả đi tìm việc nữa.

Phân tích: Luyến tiếc đã không nhận offer nên giờ khó khăn trong việc tìm việc làm.

Ví dụ 2: He should have gone to bed earlier. ⟶ Anh ta đáng lẽ ra nên ngủ sớm hơn.

Phân tích: Nếu anh ta ngủ sớm hơn thì giờ anh ta đã không mệt mỏi.

Ví dụ 3: They shouldn’t have left earlier so they wouldn’t have missed the plane. ⟶ Họ đáng lẽ ra nên đi sớm hơn thì họ đã không trễ chuyến bay rồi.

Phân tích: Bởi vì họ đi trễ nên họ mới thực sự lỡ chuyến bay.

Điều mong đợi đã chưa/không xảy ra cho đến thời điểm nói ở hiện tại. Nên dùng “should have” chứ không dùng hiện tại hoàn thành hoặc quá khứ đơn.)

Ví dụ 4:Sonia should have been home by now. Do you think she’s OK?

⟶ Lẽ ra giờ này Sonia đã về nhà rồi. Anh nghĩ con bé không sao chứ?

Ví dụ 5:His plane should have arrived by now.⟶ Lẽ ra bây giờ máy bay của anh ấy đã đến rồi.

Phân tích: Nếu mọi thứ đều ổn thì máy bay đã đến rồi.

 Ví dụ 6:John should have finished work by now.⟶ Lẽ ra giờ này John đã hoàn tất công việc rồi.

Phân tích: Nếu mọi việc bình thường thì John đã làm xong công việc rồi.

4.2. Shouldn’t have

Shouldn’t have: Lẽ ra không nên làm
Vì điều đó không cần thiết, không nên làm nhưng bạn đã lỡ thực hiện. Đây thường được dùng theo dạng xin lỗi hoặc trách cứ ai đó.

Ví dụ 1:I shouldn’t have said that, I’m ever so sorry.

⟶ Lẽ ra tôi không nên nói như thế, tôi thực long xin lỗi.

Ví dụ 2:C’mon, you’re my best friend. You shouldn’t have bought it. ⟶ Thôi nào, anh là bạn thân của tôi mà. Anh đáng lẽ ra không nên mua nó.

Phân tích: Câu này thường được dùng để thể hiện sự khách sáo khi ai đó mua tặng quà gì đó cho mình.

5. Would (not) have + Participle

5.1. Would (not) have + Participle

Would (not) have + Participle: Đáng lẽ ra đã”
Chỉ 1 hành động người nói muốn thực hiện trong quá khứ nhưng cuối cùng không làm.

Ví dụ 1:I would have gone to the party, but I was really busy. ⟶ Lẽ ra tôi đã đi dự tiệc, nhưng tôi bận quá.

Phân tích: Người nói đã muốn đi dự tiệc, nhưng không được vì bận quá. Nếu anh ta không bận, thì đã đến bữa tiệc rồi.

Ví dụ 2: I would have called you, but I didn’t know your number. ⟶ Lẽ ra tôi đã gọi điện thoại cho anh, nhưng tôi không biết số.

Phân tích: Người nói đã muốn gọi điện thoại cho bạn anh ta nhưng lại không biết số, do đó cuộc gọi đã không xảy ra.

Ví dụ 3: I would have helped you. I didn’t know you needed help. ⟶ Lẽ ra tôi đã giúp các anh rồi. Tôi không biết là các anh cần giúp đỡ.

Phân tích: Người nói mà biết các bạn anh ta cần giúp đỡ, thì anh ta đã giúp rồi.

5.2. If + past perfect, + would have + past participle

If + past perfect, + would have + past participle. = Nếu…, thì đã…
Là một phần của câu điều kiện 3 – chỉ một sự việc sẽ xảy ra trong quá khứ nếu điều kiện được thỏa.

Ví dụ 1:If I had had enough money, I would have bought a car. ⟶ Nếu tôi có đủ tiền, thì tôi đã mua xe hơi rồi.

Phân tích: Nếu có đủ tiền, thì tôi đã mua xe hơi rồi. Nhưng tôi không đủ tiền, do đó đã không mua xe hơi.

Ví dụ 2:If I had seen the advertisement in time, I would have applied for the job.

⟶ Nếu tôi đã thấy cái quảng cáo đó đúng lúc, tôi đáng lẽ ra nộp đơn xin việc rồi.

Ví dụ 3: They would never have met if she hadn’t gone to Emma’s party.

Nếu cô ấy không tới tiệc của Emmy thì họ đáng lẽ ra đã không bao giờ gặp nhau.

Lưu ý: WOULD NEVER HAVE + Participle sẽ đúng ngữ pháp hơn so với WOULD HAVE NEVER + Participle. Dù tiếng Anh thì cả 2 dạng trên đều được chấp nhận song dạng 1 được ưa chuộng hơn. 

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thể phân biệt được cách dùng Modal verb + Have + Past participle. Đừng quên truy cập website TalkFirst mỗi ngày để học tiếng Anh thật tốt nhé! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết và hẹn gặp bạn trong những bài học tiếp theo!

Xem thêm các bài viết liên quan:

Tham khảo thêm Khóa học Tiếng Anh Giao Tiếp Ứng Dụng tại TalkFirst dành riêng cho người đi làm & đi học bận rộn, giúp học viên nói & sử dụng tiếng Anh tự tin & tự nhiên như tiếng Việt