Hạch toán thuế nhập khẩu và thuế gtgt hàng nhập khẩu

Kế toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng ngày sẽ phải thực hiện các bút toán ghi nhận hoạt động để duy trì thông tin kế toán đảm bảo các hoạt động hỗ trợ quản trị như lập báo cáo, tham mưu. Một trong các bút toán mà họ thực hiện thường xuyên nhất chính là hạch toán hàng nhập khẩu. 

1. Vấn đề tỷ giá hàng nhập khẩu

Không giống như các bút toán hạch toán mua hàng thông thường, khi thực hiện bút toán hạch toán hàng nhập khẩu, kế toán viên phải đặc biệt chú ý đến các vấn đề tỷ giá được sử dụng

Áp dụng từ điều 51 thông tư 200/2014/TT-BTC, tỷ giá hàng nhập khẩu sẽ áp dụng theo nguyên tắc:

  • Khi phát sinh khoản phải trả người bán từ hoạt động nhập khẩu (bên Có tài khoản 331), kế toán sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). 
  • Khi thanh toán cho người bán (bên Nợ tài khoản 331), kế toán ghi theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó).

Hạch toán thuế nhập khẩu và thuế gtgt hàng nhập khẩu

>>> Đọc thêm: Ngoại tệ là gì? Kế toán các giao dịch ngoại tệ và một số vấn đề liên quan

  • Trường hợp ứng trước cho bên bán bằng ngoại tệ:
  •  Khi thực hiện ứng trước (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ: áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước;
  •  Khi khoản ứng trước đã đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí (bên Có TK 331): áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.

Lưu ý:

Cuối kỳ, kế toán phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. 

Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ.

>>> Đọc thêm các bài viết về đánh giá chênh lệch tỷ giá:

  • Đánh giá chênh lệch tỷ giá trong kỳ
  • Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối năm tài chính và cách hạch toán

2. Hạch toán mua hàng nhập khẩu

2.1 Doanh nghiệp thanh toán trước toàn bộ tiền hàng nhập khẩu  

  • Khi thanh toán trước hay ứng trước, kế toán viên ghi nhận:

Nợ TK 331 – Trị giá lô hàng, tỷ giá tính lấy theo tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) 

Có TK 112

  • Khi nhận hàng, kế toán viên ghi nhận:

Nợ TK 152, 153,156, 211 – tỷ giá lấy theo tỷ giá ghi sổ tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh, chính là tỷ giá khi thanh toán trước cho NCC

TK 331 – Trị giá lô hàng, lấy theo tỷ giá ghi sổ trước khi thanh toán

Ví dụ 1: Công ty A nhập khẩu 1 lô hàng, số lượng 500 sản phẩm, đơn giá 20 USD/ SP, tổng khoản phải thanh toán 10.000 USD

  • Ngày 26/03, công ty A thanh toán trước toàn bộ tiền hàng 1 lô hàng nhập khẩu cho NCC nước ngoài, tỷ giá bán ra của NH mà công ty A mở tài khoản giao dịch hôm đó là: 21.000 VND, kế toán viên ghi nhận

Nợ TK 331 10.000 x 21.000 = 210.000.000

TK 112 10.000 x  21.000

Ngày 06/04, hàng hóa về đến cảng, kế toán viên ghi nhận

Nợ TK 156 10.000 x 21.000

Có TK 331  10.000 x 21.000

Lưu ý: Không được lấy theo tỷ giá ghi trên tờ khai hải quan, đó là tỷ giá để tính các loại thuế nhập khẩu, TTĐB,…đi kèm

2.2. Doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho NCC thành nhiều lần

  • Khi thanh toán trước lần 1, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 331 – trị giá thanh toán trước, tỷ giá lấy theo tỷ giá giao dịch thực tế

Có TK 112 

  • Khi nhận được lô hàng nhập khẩu, lúc này giá trị lô hàng chia làm 2 phần:
  • Phần ứng trước, nay đã đủ điều kiện ghi nhận tài sản/chi phí: áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh (tỷ giá khi thực hiện ứng trước)
  • Phần còn lại cần thanh toán thêm: áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế.

Định khoản:

Nợ TK 152,153, 156, 211 – giá trị lô hàng

Có 331 – trị giá thanh toán trước + trị giá còn lại

>>> Đọc thêm: Tổng hợp quy định và cách hạch toán kế toán xuất nhập khẩu mà bạn cần biết

  • Khi thực hiện thanh toán nốt phần còn lại cho NCC, kế toán hạch toán:

Nợ TK 331 – Áp dụng theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh khi nhận hàng

Nợ 635 – Nếu xuất hiện chênh lệch lỗ tỷ giá (giữa tỷ giá thanh toán và tỷ giá nhận hàng)

Có TK 112 – trị giá còn lại của lô hàng, với tỷ giá lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch thanh toán

Có 515 – Nếu xuất hiện chênh lệch lãi tỷ giá  (giữa tỷ giá thanh toán và tỷ giá nhận hàng)

Ví dụ 2: Công ty A nhập khẩu 1 lô hàng, số lượng 500 sản phẩm, đơn giá 20 USD/ SP, tổng khoản phải thanh toán 10.000 USD và thanh toán tiền hàng cho NCC thành nhiều lần:

  • Lần 1: ngày 26/03, công ty A thanh toán trước trị giá của 2000 USD, tỷ giá bán ra của NH mà doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch hôm đó là: 21.000, kế toán viên ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế:

Nợ TK 331 2000 x 21.000 = 84.000.000đ

Có TK 112 2000 x 21.000

  • Ngày 02/04, hàng về đến cảng, tỷ giá bán ra của NH mà doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch hôm đó là: 21.500, kế toán viên ghi nhận

Nợ TK 156  (2000 x 21.000) + (8000 x 21.500)

Có 331 (2000 x 21.000) + (8000 x 21.500)

  • Ngày 06/04, công ty A thanh toán nốt số tiền còn lại cho NCC, tỷ  giá bán ra của NH mà doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch hôm đó là: 21.800

Nợ TK 331 8000 * 21.500 = 172.000

Nợ 635 2.400

Có TK 112 8000 * 21.800 = 174.400

Hạch toán thuế nhập khẩu và thuế gtgt hàng nhập khẩu

2.3 Doanh nghiệp thanh toán tất cả tiền hàng nhập khẩu cho NCC sau khi nhận hàng

  • Khi nhận hàng, kế toán viên ghi nhận:

Nợ TK 152, 153, 156, 211 – Trị giá lô hàng áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế

Có 331 

  • Khi thanh toán cho NCC, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 331 – lấy theo tỷ giá ghi sổ khi nhận hàng

Nợ TK 635 – nếu xuất hiện chênh lệch lỗ tỷ giá (giữa tỷ giá khi nhận hàng và tỷ giá thanh toán)

Có TK 112 – lấy theo tỷ giá bán ngoại tệ của NH nơi thực hiện giao dịch thanh toán

Có TK 515 – nếu xuất hiện chênh lệch lãi tỷ giá (giữa tỷ giá khi nhận hàng và tỷ giá thanh toán)

Ví dụ 3: Công ty A nhập khẩu lô hàng trị giá 10,000 USD, thanh toán tiền hàng cho NCC sau khi nhận hàng: 

  • Ngày 26/03, hàng về đến cảng, tỷ giá giao dịch thực tế hôm đó là: 21.500, kế toán viên ghi nhận:

Nợ TK 156 10.000 x 21.500 

Có TK 331 10.000 x 21.500

  • Ngày 12/04, công ty A thanh toán toàn bộ tiền hàng cho NCC, tỷ giá bán ra của NH mà DN mở tài khoản giao dịch hôm đó là 21.000:

Nợ TK 331 10.000 x 21.500 = 215.000.000

Có TK 112 10.000 x 21.000 = 210.000.000

Có TK 515 5.000.000

>>> Đọc thêm: Những điều kế toán cần biết về ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu

Hạch toán thuế nhập khẩu và thuế gtgt hàng nhập khẩu

3. Hạch toán các loại thuế đối với hàng nhập khẩu

Khi mua hàng hóa nhập khẩu thì các doanh nghiệp phải làm tờ khai hải quan đồng thời đóng các loại thuế vào Ngân sách Nhà nước (Thuế Nhập khẩu, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng). 

Kế toán lưu ý: 

  • Các loại thuế hàng nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan tính căn cứ vào tờ khai Hải quan nên doanh nghiệp chỉ cần dựa vào tờ khai để hạch toán tiền thuế.
  • Các khoản thuế phát sinh được tính vào giá trị của hàng nhập khẩu
  • Doanh nghiệp khai thuế theo phương pháp khấu trừ có thể được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào; DN khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào được tính vào giá trị hàng nhập khẩu
  • Dựa trên tờ khai hải quan, kế toán định khoản:

Nợ TK 152, 153,156, 211 

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) 

Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu

Có TK 333… (thuế khác nếu có)

  • Nếu thuế GTGT được khấu trừ, kế toán ghi

Nợ TK 133

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

  • Nếu thuế GTGT không được khấu trừ hoặc DN nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153,156, 211 

Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu

  • Khi nộp thuế, kế toán ghi:

Nợ TK 33312, TK 3332, TK 3333, TK 33381

Có TK 111, TK 112

Hạch toán tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tương đối khó khăn nên việc cần đến sự hỗ trợ của các phần mềm công nghệ là điều dễ hiểu. Hiện nay, trên thị trường có nhiều phần mềm công nghệ, trong đó nổi bật có phần mềm kế toán online MISA AMIS đáp ứng tối các nghiệp vụ xuất nhập khẩu:

  • Tính giá vốn cho từng đơn hàng, hợp đồng:
    • Tự động tổng hợp các chi phí trực tiếp cho từng đơn hàng, hợp đồng
    • Tự động phân bổ chi phí chung cho từng đơn hàng, hợp đồng dựa trên nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp hay doanh thu
    • Tự động kết chuyển chi phí từng đơn hàng, hợp đồng để ghi nhận giá vốn của từng đơn hàng, hợp đồng
  • Quản lý tình hình nhập – xuất – tồn kho theo từng hợp đồng
  • Hạch toán đa ngoại tệ;
    • Hạch toán các chứng từ doanh thu, chi phí theo nhiều loại ngoại tệ
    • Tự động tính các tỷ giá xuất quỹ ngoại tệ và hạch toán chênh lệch tỉ giá xuất quỹ theo một trong hai phương pháp bình quân tức thời và bình quân cuối kỳ
    • Khi phát sinh nghiệp vụ thu tiền khách hàng hay trả tiền nhà cung cấp bằng ngoại tệ mà có phát sinh chênh lệch tỉ giá thì phần mềm sẽ tự động hạch toán
    • Tự động đánh giá lại ngoại tệ cuối năm và tổng hợp lên các BCTC
  • Quản lý doanh thu, chi phí, lãi/lỗ, tình hình thực hiện của từng hợp đồng:
>> DÙNG THỬ MIỄN PHÍ – PHẦN MỀM KẾ TOÁN ONLINE MISA AMIS

Kính mời Quý Doanh nghiệp, Anh Chị kế toán doanh nghiệp đăng ký trải nghiệm miễn phí 15 ngày bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS.

Hạch toán thuế nhập khẩu và thuế gtgt hàng nhập khẩu