Goitrogen là gì

Goitrogen là gì
Người bệnh tuyến giáp cần chú ý đến chế độ ăn hàng ngày

1. Thực phẩm chứa chất goitrogenic

Hợp chất goitrogenic trong một số loại thực phẩm có thể kìm hãm hoạt động của tuyến giáp, từ đó gây bướu cổ, suy tuyến giáp. Các loại thực phẩm giàu goitrogenic là: Đậu nành, súp lơ xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, cải bắp…

Người mắc bệnh suy giáp vẫn có thể ăn những loại thực phẩm chứa goitrogenic, nhưng phải điều độ và được hấp hoặc nấu chín. Bởi nhiệt độ có thể phá hủy một phần các enzyme tham gia vào sự hình thành hợp chất goitrogenic. Còn với bệnh nhân cường giáp, ăn nhiều thực phẩm chứa goitrogenic có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị, gây rối loạn hoạt động tuyến giáp.

2. Cà phê

Sau khi uống thuốc điều trị bệnh tuyến giáp 1 giờ thì không nên uống cà phê. Bởi cà phê có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu, khiến tác dụng của thuốc kém hiệu quả.

Cà phê ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc của người bệnh tuyến giáp

3. Nước hoa quả

Người bệnh hãy chờ ít nhất 3 - 4 giờ sau khi uống thuốc điều trị bệnh tuyến giáp mới nên uống nước hoa quả giàu calci, các thực phẩm bổ sung calci hoặc sắt, vì chúng đều làm cản trở tác dụng của thuốc điều trị.  

4. Muối iod

Ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, muối iod là nguyên liệu cần thiết giúp ngăn chặn tình trạng thiếu iod, đần độn và chậm phát triển. Người bị bệnh tuyến giáp cũng nên bổ sung muối iod trong chế độ ăn hàng ngày, nhưng không nên dùng quá nhiều để không ảnh hưởng đến tuyến giáp.

5. Chất gluten  

Đối với những người bị bệnh tuyến giáp do tự miễn, một chế độ ăn không có gluten có thể giúp giảm đầy hơi (triệu chứng của bệnh Celiac), giảm cân và bổ sung năng lượng.

6. Thực phẩm giàu chất xơ

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và chia thành nhiều bữa nhỏ giúp bệnh nhân suy giáp giải quyết tình trạng táo bón, thừa cân, tăng cường quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, để không làm giảm tác dụng của thuốc thì không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ.

Thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bệnh nhân suy giáp

7. Nước

Uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhất giúp người bị bệnh tuyến giáp tăng cường sức khỏe và quá trình trao đổi chất, giúp giảm sự thèm ăn, cải thiện khả năng tiêu hóa, chống táo bón.

8. Thực phẩm chức năng

Song song với việc sử dụng thuốc và chú ý chế độ ăn hàng ngày, người bị bệnh lý tuyến giáp nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng. Tiêu biểu như dòng thực phẩm chức năng chứa thành phần chính là hải tảo, kết hợp cùng cao khổ sâm, cao bán biên liên, cao ba chạc, neem… để tăng cường và duy trì sức khỏe, hoạt động bình thường của tuyến giáp, điều hòa chức năng miễn dịch của cơ thểm; Điều hòa hormone tuyến giáp, giúp làm mềm, giảm đau, viêm ở các khối u tuyến giáp; Hỗ trợ điều trị hiệu quả các rối loạn tuyến giáp.

Tuân thủ chế độ ăn uống một cách hợp lý, tránh những thực phẩm không có lợi và duy trì sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên chứa thành phần chính hải tảo sẽ giúp người mắc bệnh lý tuyến giáp sớm đẩy lùi được bệnh.

Hoài Thương H+

Goitrogen là gì
Thực phẩm chức năng viên nén Ích Giáp Vương – Giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp
Thực phẩm chức năng Ích Giáp Vương được sản xuất với các nguyên liệu thiên nhiên, an toàn cho người sử dụng. Thành phần chính là hải tảo kết hợp với cao khổ sâm, cao bán biên liên, cao ba chạc, cao neem, magie, kali iodua, Ích Giáp Vương có tác dụng tăng cường sức khỏe tuyến giáp trong phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp và các rối loạn tuyến giáp như nhược giáp, cường giáp; Giúp duy trì hoạt động của tuyến giáp; Giúp làm mềm, giảm đau ở tuyến giáp; Hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh tuyến giáp; giúp điều hòa hàm lượng T3, T4 của tuyến giáp.Những người có thể sử dụng sản phẩm này là: Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, những người mắc các rối loạn ở tuyến giáp như nhược giáp, cường giáp, bướu tuyến; Hoặc những người phải tiếp xúc với các nguồn phóng xạ. Sản phẩm nên được uống trước bữa ăn 30 phút, sử dụng liên tục từ 3-6 tháng để có kết quả tốt. XNQC: 1611/2013/XNQC-ATTP**Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Goitrogens là các hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Tiêu thụ một lượng lớn các chất này thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tuyến giáp của bạn.

Theo Verywell Health, các loại rau họ cải và các loại thực phẩm khác có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. Vậy câu hỏi được đặt ra là có nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa goitrogenic như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, dâu tây…?

Các loại thực phẩm giàu goitrogen quan trọng là các loại rau thuộc họ cải, một số loại trái cây, hạt và ngũ cốc cũng chứa các chất này.

Có ba loại goitrogens: goitrins, thiocyanat và flavonoid. Một số thực phẩm có chứa goitrins và / hoặc thiocyanat: bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, cải xoăn, su hào, cây kê, quả đào, củ cải, rau chân vịt, dâu tây, khoai lang, cải xoong… Một số thực phẩm có chứa flavonoid: quả mọng, rượu vang đỏ, các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành…

Goitrogen là gì
Một số thực phẩm giàu goitrogen có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp.

Goitrins và thiocyanat được giải phóng từ một số thực phẩm có nguồn gốc thực vật khi chúng được cắt lát hoặc nhai ở trạng thái thô. Flavonoid trong thực phẩm cũng có thể được chuyển đổi thành các hợp chất goitrogenic bởi vi khuẩn tồn tại trong ruột.

Goitrogens có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp như thế nào?

Thực phẩm chứa goitrogens có thể làm rối loạn chức năng tuyến giáp bằng cách ức chế khả năng sử dụng iốt của cơ thể bạn. Cụ thể hơn, goitrogens có thể ngăn cản quá trình hấp thu iốt vào tuyến giáp. Chúng cũng ức chế việc sản xuất hormone tuyến giáp.

Với số lượng rất lớn, goitrogens có thể gây ra bướu cổ hoặc phì đại tuyến giáp- một bệnh lý tuyến giáp lành tính không phải ung thư. Chúng cũng có thể hoạt động giống như thuốc kháng giáp, có khả năng gây suy giáp.

Đậu nành

Mặc dù thực phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng đến tuyến giáp ở những người có chức năng tuyến giáp bình thường và có đủ lượng iốt, nhưng chúng có thể cản trở sự hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Đây là lý do vì sao các chuyên gia khuyên bệnh nhân tuyến giáp không cần tránh các thực phẩm từ đậu nành, nhưng hãy chắc chắn rằng uống thuốc tuyến giáp khi đói.

Cũng có một số lo ngại rằng tiêu thụ isoflavone, các thành phần hoạt tính trong đậu nành, có thể kích hoạt quá trình chuyển đổi từ suy giáp cận lâm sàng sang bệnh suy giáp công khai ở những người có lượng iốt thấp. Tuy nhiên, nghiên cứu liên quan đến hiện tượng này đang gây tranh cãi.

Giảm thiểu ảnh hưởng của thực phẩm này

Thực phẩm chứa goitrogens rất giàu vitamin và khoáng chất, và hầu hết các chuyên gia không khuyến cáo bất kỳ ai - kể cả bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp - tránh ăn chúng. Tuy nhiên, có một số hướng dẫn cần xem xét nếu tuyến giáp của bạn hoạt động kém.

Dưới đây là những gì bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực:

- Nấu các loại rau có goitrogenic: Hấp, nấu hoặc lên men có thể làm giảm mức goitrogens. Nếu bạn thích rau bina hoặc cải xoăn tươi trong sinh tố, hãy thử chần rau và sau đó bảo quản chúng trong tủ đông để sử dụng sau.

- Tăng lượng iốt và selen của bạn: Nhận đủ iốt và selen có thể giúp giảm tác động của goitrogens, thiếu iốt là một yếu tố nguy cơ phổ biến đối với rối loạn chức năng tuyến giáp.

Các nguồn thực phẩm giàu iốt bao gồm rong biển và muối iốt. Các nguồn selen tuyệt vời bao gồm cá, thịt, hạt hướng dương, đậu phụ, pho mát…

- Lựa chọn thực phẩm khác: Ăn nhiều loại thực phẩm không gây goitrogenic sẽ giúp hạn chế lượng goitrogens bạn tiêu thụ và đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều loại vitamin và khoáng chất lành mạnh.

Nếu bạn bị suy giáp và vẫn có tuyến giáp hoạt động một phần, hãy đặc biệt cẩn thận không ăn quá nhiều thực phẩm gây goitrogenic thô. Nếu bạn chủ yếu ăn thực phẩm chứa goitrogens nấu chín và gặp khó khăn trong việc đáp ứng điều trị tuyến giáp, bạn có thể cân nhắc cắt giảm lượng thực phẩm này trong chế độ ăn uống tổng thể.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có bệnh tuyến giáp đều cần phải biết về goitrogens. Chẳng hạn, nếu bạn bị suy giáp do phẫu thuật cắt tuyến giáp, bạn không cần phải quan tâm đến goitrogens.

Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.

Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị của người mắc bệnh tuyến giáp. Vậy bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì? Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn top 9 loại thực phẩm người bị phình tuyến giáp cần tránh.

Đứng đầu danh sách các Bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì là thực phẩm nhiều chất goitrogens. Goitrogens là các hợp chất can thiệp vào chức năng bình thường của tuyến giáp, khiến nó gặp khó khăn trong việc sản xuất hormon. Cụ thể, Goitrogens ngăn cản I-ốt xâm nhập vào hormon tuyến giáp và giảm sản xuất TSH – hormon kích thích sản xuất hormon tuyến giáp.

Những thực phẩm chứa nhiều goitrogens mà người bệnh tuyến giáp cần lưu ý bao gồm [1]:

  • Rau cải: Bông cải xanh, bắp cải, súp lơ trắng, collard xanh, cải ngựa, cải xoăn, su hào, mù tạt xanh, hạt cải dầu, rau chân vịt, củ cải…
  • Trái cây và rau củ có tinh bột: Khoai mì, ngô, đậu lima, trái đào, quả lê, dâu tây, khoai lang…
  • Các loại hạt: Cây kê, đậu phộng, hạt thông, hạt lanh,…
  • Thực phẩm làm từ đậu nành: Đậu hũ, sữa đậu nành,…

Để giảm ảnh hưởng của thực phẩm goitrogens đến hoạt động của tuyến giáp, bạn nên luộc hoặc nấu chín các thực phẩm này trước khi ăn, bởi vì lúc này goitrogens đã bị mất hoạt tính. Bên cạnh đó, bạn có thể thay thế bằng các loại rau xanh giàu vitamin và khoáng chất khác hoặc tăng cường cường bổ sung I-ốt và Selen.

Goitrogen là gì
Người bị phình tuyến giáp cần tránh các thực phẩm giàu goitrogens

Trong 1g protein đậu nành chứa 2 – 4 mg Isoflavone, đây là hoạt chất được chứng minh là làm giảm khả năng tổng hợp tuyến giáp. Chính vì vậy, người bị bệnh tuyến giáp nên hạn chế bổ sung các thực phẩm làm từ đậu nành (ví dụ như đậu phụ, sữa đậu nành…). Điều này có nghĩa người bị phình tuyến giáp không cần kiêng hoàn toàn mà nên bổ sung với hàm lượng hợp lý (khoảng 30 mg/ ngày).

Bạn cần lưu ý chỉ nên ăn các thực phẩm từ đậu nành khi sức khỏe đã ổn định, tránh bổ sung trong trường hợp bệnh đang điều trị hoặc phát triển mạnh. Ngoài ra, đậu nành có khả năng làm giảm hấp thu thuốc chứa hormon tuyến giáp. Vì vậy, bạn nên uống thuốc sau khi ăn thực phẩm chế biến từ đậu nành khoảng 4 giờ để đảm bảo quá trình hấp thu thuốc diễn ra thuận lợi.

Goitrogen là gì
Người bị phình tuyến giáp không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn đậu nành mà nên bổ sung với lượng an toàn, hợp lý

Bệnh tuyến giáp nói chung và bệnh phình tuyến giáp nói riêng đều làm suy giảm chức năng tuyến giáp. Do đó, quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng cũng diễn ra chậm hơn. Điều này dễ gây ra tình trạng tăng cân không kiểm soát, thậm chí là béo phì ở người mắc bệnh tuyến giáp.

Vì vậy, bạn nên giảm lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày, tốt nhất, bạn nên loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn hàng ngày của mình. Thực phẩm nhiều đường nằm trong danh sách bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì. Một số thực phẩm chứa nhiều đường có thể kể đến là bánh quy, kẹo, hoa quả sấy khô, bánh ngọt, siro, nước ép trái cây,…

Goitrogen là gì
Thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đường có thể làm gia tăng nguy cơ tăng cân, béo phì ở người bị phình tuyến giáp

Từ lâu, thực phẩm chế biến sẵn đã được liệt vào danh sách các thực phẩm cần tránh xa. Do các thực phẩm này chứa hàm lượng chất dinh dưỡng ở mức thấp và chứa rất nhiều chất phụ gia, chất điều vị, chất tạo màu, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

Phần lớn thực phẩm chế biến sẵn đều thêm một lượng Natri khá lớn để kéo dài thời gian sử dụng thực phẩm. Như chúng ta đã biết, bệnh tuyến giáp và tăng huyết áp là 2 căn bệnh có mối liên quan mật thiết với nhau. Vì vậy, suy giảm chức năng tuyến giáp có thể làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Nguy cơ này càng tăng cao nếu người bị phình tuyến giáp thường xuyên bổ sung một lượng lớn Natri.

Để hạn chế tối đa khả năng bị phình tuyến giáp kèm theo tăng huyết áp, bạn cần kiểm soát lượng Natri bổ sung hàng ngày. Bạn nên đọc bảng thành phần của thực phẩm chế biến sẵn trước khi lựa chọn chúng, nếu hàm lượng Natri là 60 mg trong 100 g khẩu phần ăn thì được coi là mức cao, nếu hàm lượng Natri ở mức dưới 30 mg trong 100 g khẩu phần ăn thì được coi là an toàn.

Ngoài ra, thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng lớn chất béo bão hòa (lớn hơn 5g/ 100g khẩu phần ăn). Điều này làm giảm khả năng sản xuất thyroxin (T4) của tuyến giáp, nghiêm trọng hơn là giảm hiệu quả điều trị của một số thuốc tuyến giáp.

Người bị phình tuyến giáp nên kiêng hoàn toàn thực phẩm chế biến sẵn. Những thực phẩm chế biến sẵn quen thuộc là xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, đồ hộp, giò, chả…

Goitrogen là gì
Thực phẩm chế biến sẵn chứa một lượng lớn Natri và chất béo bão hòa không tốt cho người bị phình tuyến giáp

Tìm hiểu thêm:

Người bệnh suy giáp nên ăn gì? Lưu ý dành riêng cho MẸ BẦU suy giáp!

Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bị bệnh tuyến giáp mắc bệnh Celiac (không dung nạp Gluten) nhiều hơn so với dân số chung [2]. Thêm vào đó, một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cũng cho thấy việc loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng tuyến giáp ở người mắc bệnh tuyến giáp không kèm theo Celiac [3]. Điều này có thể dễ dàng lý giải tại sao người bệnh nên tránh xa thực phẩm chứa gluten khi thắc mắc bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì. Liều lượng khi sử dụng gluten phù hợp cho người bình thường là 10 miligam/ngày.

Gluten là một loại protein góp mặt trong lúa mì và các loại ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen. Bên cạnh đó, gluten còn xuất hiện trong bánh ngọt, bánh mì, bánh quy, mì ống.

Goitrogen là gì
Người bị phình tuyến giáp ưu tiên lựa chọn các thực phẩm không chứa gluten (gluten-free)

Cái tên tiếp theo trong danh sách thực phẩm người bị phình tuyến giáp cần tránh là thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ. Như đã nói ở trên, chất béo – dầu mỡ làm ngăn cản quá trình sản xuất hormon tuyến giáp. Vì vậy, bạn nên cắt giảm chất béo, dầu mỡ có trong bơ, sữa, sốt mayonnaise… và loại bỏ hoàn món ăn chiên, rán ra khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung các món luộc, hấp, không sử dụng dầu mỡ để chế biến…

Goitrogen là gì
Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng lớn chất béo làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormon tuyến giáp

Trong khi thịt hữu cơ được khuyến khích sử dụng cho người bị phình tuyến giáp thì với nội tạng của nó như tim, gan, thận… người bệnh cần cân nhắc trước khi sử dụng. Nội tạng động vật chứa nhiều acid lipoic, hoạt chất này ở nồng độ cao có thể phá vỡ hoạt động của hormon tuyến giáp, thậm chí là ảnh hưởng đến một số loại thuốc mà người bị phình tuyến giáp đang sử dụng.

Goitrogen là gì
Người bệnh không nên ăn các món ăn chế biến từ nội tạng động vật

Goitrogen là gì

Caffeine được biết là chất kích thích tinh thần giúp bạn tỉnh táo và tập trung tinh thần. Trong 1 ly cà phê (khoảng 210ml) có khoảng 65 – 175 mg caffeine, còn trong 1 tách trà có khoảng khoảng 30 – 70 mg caffeine.

Nghiên cứu cho thấy caffein có thể làm cản trở quá trình hấp thu T4 (Thyroxin) tại ruột. [4] Chính vì thế, người bị phình tuyến giáp được khuyến cáo không nên uống thức uống có chứa caffeine như cà phê, trà…

Goitrogen là gì
Đồ uống có caffein nằm trong danh sách thực phẩm cần tránh ở người bị phình tuyến giáp

Rượu bia là thức uống yêu thích của phái mạnh. Không chỉ gây ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch, xơ gan, rượu bia còn ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có tuyến giáp.

Một nghiên cứu được đăng tải vào năm 2013 cho thấy rượu có nhiều tác động lên trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến giáp và hoạt động của tuyến giáp. Hơn nữa, nó còn được báo cáo là có khả năng gây ức chế trực tiếp và gián tiếp đến chức năng tuyến giáp bởi độc tính tế bào và làm giảm phản ứng hormon giải phóng thyrotropin. [5] 

Chính vì vậy, người bị phình tuyến giáp nên loại bỏ hoàn toàn rượu, bia ra khỏi chế độ ăn hàng ngày.

Goitrogen là gì
Rượu, bia gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động cũng như chức năng của tuyến giáp

Việc kiêng ăn uống đối với người bệnh chưa bao giờ là đơn gian với những người bệnh mắc bệnh tuyến giáp nói chung. Ngoài câu hỏi người bệnh bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì thì còn có những bài chia sẻ như “U tuyến giáp kiêng ăn uống gì? 10+ Thực phẩm người bệnh cần biết” riêng cho mỗi cá nhân cần biết và nên tìm hiểu!

Lựa chọn thực phẩm đúng cách là một trong những nhân tố mang lại kết quả điều trị như ý và cơ thể khỏe mạnh cho người bị phình tuyến giáp. Một sản phẩm chuyên biệt giúp bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu mà người bệnh nhân tuyến giáp nên sử dụng đó là sữa Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa luôn được các chuyên gia dinh dưỡng ưu ái lựa chọn sử dụng trong quá trình điều trị phình tuyến giáp.

Goitrogen là gì
Leanpro Thyro – Sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh tuyến giáp không chứa Goitrogen, Gluten

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi bị phình tuyến giáp kiêng ăn gì. Hi vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn và người thân hiểu rõ hơn về các thực phẩm cần tránh ở người bị phình tuyến giáp. Từ đó, xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đáp ứng tốt với quá trình điều trị.