Giới hạn chuỗi như thế nào trong c++

Hằng là một giá trị hằng số không cho phép thay đổi trong quá trình chạy chương trình. Như vậy, chúng ta dùng hằng khi không muốn giá trị bị thay đổi trong suốt thời gian chương trình chạy.

const = ; #define

  • Có hai cách để định nghĩa hằng trong lập trình C.
    • Từ khóa const.

      #include int main() { const float PI = 3.14; printf("Gia tri PI = %f", PI); return 0; }

    • Sử dụng #define preprocessor.

      #include #define PI 3.14159 int main() { int r; float chuvi, dientich; printf("Nhap ban kinh r:"); scanf("%d", &r); chuvi = 2*PI*r; dientich = PI*r*r; printf("Chu vi hinh tron la: %f\n", chuvi); printf("Dien tich hinh tron la: %f", dientich); return 0; }

  • Biến trong C

    • Một biến trong C là tên của vị trí bộ nhớ. Nó được sử dụng để lưu trữ dữ liệu. Giá trị của nó có thể được thay đổi và nó có thể được sử dụng lại nhiều lần. Mỗi biến trong C có một loại dữ liệu cụ thể, xác định kích thước của bộ nhớ của biến; phạm vi các giá trị có thể được lưu trữ trong bộ nhớ đó.
    • Biến là một cách để thể hiện vị trí bộ nhớ thông qua một cái tên để nó có thể được xác định dễ dàng. Tên của một biến bao gồm các chữ cái, chữ sốký tự gạch dưới. Nó bắt đầu bằng một chữ cái hoặc một gạch dưới. Biến trong C có phân biệt chữ hoa và chữ thường.
    • Vị trí khai báo: Biến thường được khai báo ở đầu chương trình, đầu hàm hoặc khối lệnh.
    • Có 2 loại biến theo vị trí khai báo:
      • Biến toàn cục: biến khai báo ở ngoài các hàm, các khối lệnh. Chu trình sống của chúng từ lúc bắt đầu chương trình tới khi kết thúc chương trình.
      • Biến cục bộ: biến khai báo bên trong các hàm, các khối lệnh. Chu trình sống từ khi bắt đầu khối lệnh tới khi khối lệnh được thực hiện xong.
    • Đặt tên cho biến, cho hằng hay cho hàm trong C cần phải tuân thủ những quy tắc như sau:

      • Tên không được có ký hiệu số ở đầu. Ví dụ: 1st, 3ab, … là sai.
      • Tên không được có dấu cách (space). Ví dụ: a b, he so a, he so b, … là sai.
      • Tên không được chứa các phép toán (toán tử). Ví dụ: a*b, a+b, a.b, … là sai.
      • Tên không được chứa các ký tự đặc biệt như: @, #, $, …
      • Tên không được trùng với từ khoá.
      • Hai biến bất kỳ nào đó nằm trong một hàm không được có cùng tên.
      • Hai biến bất kỳ nào đó nằm ngoài các hàm không được có cùng tên.
      • Tên biến không được trùng với tên hằng.
      • Có thể đặt tên biến hay tên hằng có cùng tên với tên hàm chứa nó, nhưng không nên làm điều này.
    • Cú pháp khai báo biến: (Khi khai báo biến gắn liền với kiểu dữ liệu)

      ;

    • Ví dụ:

      int i,j; /* Khai báo biến i,j kiểu số nguyên */ char ch; /* Khai báo biến ch kiểu chữ cái ASCII */ char name[100]; /* Khai báo xâu kí tự tên name với độ dài lớn nhất là 100 kí tự */ i = j = 0; /* Gán giá trị 0 cho 2 biến i,j */ ch = 'A'; /* Gán giá trị chữ cái A in hoa cho biến ch */

    Các kiểu dữ liệu trong C

    Chúng ta tìm hiểu 3 nhóm kiểu dữ liệu chính trong ngôn ngữ C:

    • Primary: Kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ C.
    • User defined: Kiểu dữ liệu người lập trình tự định nghĩa.
    • Derived: Kiểu dữ liệu nâng cấp từ dữ liệu cơ bản, phục vụ cho các mục đích khác nhau.

    Giới hạn chuỗi như thế nào trong c++

    Primary (Nhóm kiểu dữ liệu cơ bản)

    1. Kiểu ký tự Char
    • Kiểu kí tự char có 1 kiểu đặc biệt là String, bao gồm chuỗi nhiều char liên tiếp.
    • Kiểu char thường được sử dụng để lưu giữ các ký tự, các chữ và số (Theo bảng ký tự ASCII).
      KIỂUCỠ LƯU TRỮDÃY GIÁ TRỊchar1 byte-128 tới 127 hoặc 0 tới 255unsigned char1 byte0 tới 255signed char1 byte-128 tới 127
    2. Kiểu số nguyên (kiểu int) trong C
    • Kiểu dữ liệu số nguyên chia thành 2 kiểu có dấu (signal) và không âm (unsigned).
    • Dựa vào giá trị cực đại (giới hạn) của kiểu giá trị sẽ chia thành các kiểu nhỏ như sau:
      KIỂUCỠ LƯU TRỮDÃY GIÁ TRỊint2 hoặc 4 bytes-32,768 tới 32,767 hoặc -2,147,483,648 tới 2,147,483,647unsigned int2 hoặc 4 bytes0 tới 65,535 hoặc 0 tới 4,294,967,295short2 bytes-32,768 tới 32,767unsigned short2 bytes0 tới 65,535long4 bytes-2,147,483,648 tới 2,147,483,647unsigned long4 bytes0 tới 4,294,967,295
    3. Kiểu số thực dấu chấm động (Floating-Point) trong C
    • Bảng dưới đây là các kiểu số thực dấu chấm động tiêu chuẩn:
      KIỂUCỠ LƯU TRỮDÃY GIÁ TRỊĐỘ CHÍNH XÁCfloat4 byte1.2E-38 tới 3.4E+386 vị trí thập phândouble8 byte2.3E-308 tới 1.7E+30815 vị trí thập phânlong double10 byte3.4E-4932 tới 1.1E+493219 vị trí thập phân
    4. Kiểu Void

    Kiểu void xác định không có giá trị nào. Nó được sử dụng trong 4 trường hợp sau đây:

    • Hàm trả về không có giá trị. Ví dụ: void Turn_on_led(led1);
    • Hàm không có tham số truyền vào. Ví dụ: int Turn_off_all(void);
    • Hàm không có giá trị và không có tham số truyền vào. Ví dụ: void Ham(void);
    • Con trỏ kiểu void* . Ví dụ: void *malloc (size_t size); sẽ học trong các bài con trỏ.

    User defined (Nhóm dữ liệu do người dùng định nghĩa)

    Người lập trình tự định nghĩa kiểu dữ liệu mình sử dụng. Kiểu dữ liệu được định nghĩa phải sử dụng các kiểu dữ liệu cơ bản để tạo ra. Nội dung về enum và typerdef các bạn đón xem chi tiết bài sau nha!

    Derived (Nhóm kiểu dữ liệu nâng cấp)

    Đây là các kiểu dữ liệu có chức năng đặc biệt, cũng được tạo ra bởi các kiểu dữ liệu cơ bản, để sử dụng trong các trường hợp đặc biệt: