Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni làm thay đổi năng suất như thế nào

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

Thứ ba - 05/12/2017 16:57
  • In ra
Hướng dẫn trả lời câu hỏi Lịch sử 8, bài 3: Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.
1. Cách mạng công nghiệp ở Anh.

Câu hỏi. Quan sát hình 12 và 13 (SGK trang 18-19), em hãy cho biết việc kéo sợi đã thay đổi như thế nào?

Hình 12: rất nhiều phụ nữ kéo sợi để cung cấp cho chủ bao mua. Máy kéo sợi Gien-ni (hình 13) so với chiếc xa cổ truyền - từ chỗ một người kéo sợi với một cọc sợi đã tăng lên 16 cọc sợi, làm cho năng suất tăng lên nhiều lần (lúc đầu tăng 8 lần, sau tiếp tục tăng hơn trước nữa). Phát minh này không chỉ giải quyết được nạn đói sợi trước đây mà còn dẫn đến tình trạng thừa sợi.

Câu hỏi. Theo em, điều gì đã xảy ra trong ngành dệt của nước Anh khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi?

Khi máy kéo sợi Gien-ni được sử dụng rộng rãi thì năng suất tăng lên, sợi kéo ra được nhiều đòi hỏi phải cải tiến máy dệt: 1769, Ác-crai-tơ phát minh ra máy kéo sợi chạy bằng sức nước. Năm 1 785, Ét-mơn Các-rai chế tạo ra máy dệt đầu tiên ở Anh => năng suất dệt tăng 40 lần so với dệt bằng tay.

Câu hỏi. Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh?

Cách mạng tư sản giữa thế kỉ XVII đã gạt bỏ những trở ngại về chính trị và xã hội, tạo điều kiện cho cách mạng trong sản xuất.

Cách mạng công nghiệp Anh phát triển mạnh, có nhiều tiến bộ về kĩ thuật.

Sự tích luỹ tư bản ở Anh diễn ra sớm và vẫn dựa vào sự bóc lột trong nước kết hợp với việc buôn bán, cướp bóc ở các thuộc địa. Như vậy, ở Anh đã xuất hiện những điều kiện để tiến hành cách mạng công nghiệp: vốn nhân công và phát minh kĩ thuật.

Câu hỏi. Vì sao máy móc được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải?

Do nhu cầu vận chuyển vật liệu đến nhà máy và đưa hàng hóa đi các nơi, khách hàng đi lại ngày càng tăng.

Câu hỏi. Hình 15 (trang 20 SGK) muốn diễn tả điều gì?

Qua hình 15 ta thấy ngành đường sắt ở Anh đã phát triển, đây là hình ảnh buổi lễ khánh thành đường sắt đầu tiên ở Anh vào năm 1825, đường sắt đầu tiên trên thế giới. Đến giờ quy định, xe lửa chuyển bánh. Đầu máy kéo theo 33 toa xe, do Giooc-giơ-xti-phen-xơn lái. Quần chúng đi trước rồi đến một người cầm cờ cưỡi ngựa, theo sau là đoàn kị sĩ...

Câu hỏi. Vì sao vào giữa thế kỉ XIX, Anh đẩy mạnh sản xuất gang, thép và than đá.

Máy móc và đường sắt phát triển đòi hỏi cần nhiều gang, thép và than đá.

Câu hỏi. Kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh?

Đã làm thay đổi bộ mặt của một nước tư bản, năng suất lao động lên cao, nhiều khu công nghiệp, nhiều thành phố lớn xuất hiện. Từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, đây là một cuộc cách mạng công nghiệp. Anh từ một nước nông nghiệp trở thành một nước cộng nghiệp phát triển nhất thế giới. Làm xuất hiện 2 giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Câu hỏi. Thế nào là một cuộc cách mạng công nghiệp?

Là sự thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực sản xuất - từ sản xuất nhỏ, thủ công sang sản xuất bằng cơ khí, máy móc. Bước phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa diễn ra đầu tiên ở Anh rồi lan ra các nước khác. Nó thúc đẩy việc phát ninh máy móc, đẩy mạnh sản xuất và hình thành hai giai cấp tư sản và vô sản.

Câu hỏi Lập bảng thống kê các cải tiến, phát minh trong ngành dệt ở Anh theo thứ tự thời gian.
TT Năm Tên các cải tiến phát minh Người phát minh
1 1764 Máy kéo sợi Gien-ni. Giêm Ha-gvi-vơ.
2 1769 Máy kéo sợi chạy bằng hơi nước. A-crai-tơ.
3 1784 Máy hơi nước. Giêm-Oat.
4 1785 Máy dệt đầu tiên. Ét-mơn Các-rai.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức.

Câu hỏi. Khi tiến hành cách mạng công nghiệp, Pháp, Đức có khó khăn, thuận
lợi gì?

Khó khăn: Nền kinh tế Pháp lạc hậu, Đức chưa thống nhất đất nước.
Thuận lợi: cả 2 nước - Pháp, Đức, thừa hưởng được những thành tựu và kinh nghiệm của Anh.

Câu hỏi. Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện ở những mặt nào?

+ Pháp:
- Sản xuất gang, sắt tăng ba lần.
- Độ dài đường sắt tăng 100 lần (từ 30 km lên đến 3000 km).
Giữa thế kỉ XIX Pháp có trên 5000 máy hơi nước, đến năm 1870 có 27000. Pháp hoàn thành cách mạng công nghiệp, kinh tế phát triển, đứng thứ hai sau Anh.

+ Đức:
- Sản lượng than, sắt, thép và độ dài đường sắt tăng từ 2 đến 3 lần, số máy hơi nước tăng 6 lần.
- Nhờ tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật mới, công nghiệp hóa chất, công nghiệp luyện kim phát triển và có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Đức.

Câu hỏi. So sánh quá trình tiến hành cách mạng công nghiệp ở Anh, Pháp, Đức có điều gì giống và khác nhau?

- Giống: Đều muốn đưa đất nước trở thành những nước công nghiệp phát triển.
- Khác:
+ Anh: Tiến hành cách mạng công nghiệp sớm (giữa thế kỉ XVIII)), đạt nhiều thành tựu.
+ Pháp: Tiến hành cách mạng công nghiệp muộn (1830) nhưng phát triển nhanh nhờ đẩy mạnh sản xuất gang, sắt, sử dụng nhiều máy hơi nước.
+ Đức: Tiến hành cách mạng công nghiệp muộn (1840), phát triển nhanh về tốc độ và năng suất. Do tiếp nhận những thành tựu kĩ thuật của Anh.

Câu hỏi. Vì sao ở Pháp cách mạng công nghiệp diễn ra bắt đầu muộn (từ những năm 1830) nhưng lại phát triển nhanh hơn?

Vì: Nhờ Pháp đẩy mạnh sản xuất gang, sắt và sử dụng máy móc nhiều hơn.

Câu hỏi. Vì sao ở Đức cách mạng công nghiệp phát triển muộn hơn (Anh, Pháp) (từ những năm 1840) song lại phát triển nhanh về tốc độ và năng suất ?

Vì: Đức tiếp nhận được những thành tựu khoa học - kĩ thuật của Anh để áp dụng vào nền công nghiệp nước mình.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp.

Câu hỏi. Quan sát hai lược đồ (hình 17 và hình 18 - trang 22 SGK) em hãy nêu những biến đổi ở nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp.

Quan sát hai lược đồ ta thấy sự biến đổi của nước Anh sau khi hoàn thành cách mạng công nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nước Anh, được thể hiện:
Nước Anh giữa thế kỉ XVIII Nước Anh nửa đầu thế kỉ XIX
- Chỉ có một số trung tâm sản xuất thủ công. - Xuất hiện vùng công nghiệp mới bao trùm hầu hết nước Anh.
- Xuất hiện các trung tâm khai thác than đá.
- Có 4 thành phố trên 50.000 dân. - Có 14 thành phố trên 50.000 dân.
- Chưa có đường sắt. - Có mạng lưới đường sắt nối liền các thành phố, hải cảng, khu công nghiệp.

Câu hỏi. Vậy theo em hệ quả của cách mạng công nghiệp là gì?

- Làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản.
- Hình thành hai giai cấp của xã hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Câu hỏi. Vì sao có mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản?

Nhân dân lao động là người sáng tạo, là chủ nhân của các thành tựu kĩ thuật những giai cấp tư sản lại nắm kinh tế, thống trị xã hội ; vô sản là người lao động làm thuê, bị áp bức bóc lột => vô sản mâu thuẫn với tư sản.

II. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới.

Câu hỏi. Quan sát lược đồ (hình 19 trang 23 SGK) lập bảng thống kê các quốc gia tư sản ở khu vực Mĩ La-tinh theo thứ tự niên đại thành lập?
Thời gian giành được độc lập Tên các quốc gia
1804 Ha-i-ti
1809 E-cu-a-đo
1810 Ac-hen-ti-na
1811 Pa-ra-goay
1818 Chi-lê
1819 Cô-lôm-bi-a
1821 - Mê-hi-cô
- Goa-tê-ma-la
- Ex-xan-va-do
- Hôn-đu-rat
- Cô-xta-ri-ca
- Pê-ru
1822 Bra-xin
1825 Bô-li-vi-a
1828 U-ru-goay

Câu hỏi. Lập bảng so sánh quá trình thống nhất I-ta-li-a và Đức có gì giống và khác nhau?
Tiêu chí so sánh I-ta-li-a (a) Đức (b)
1. Giống - Thống nhất đất nước.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
- Thống nhất đất nước.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
2. Khác - Cuộc vận động thống nhất từ dưới lên
- Lãnh đạo: quý tộc tư sản hóa (Ca-vua) đứng đầu nhưng quyết định thắng lợi lại là phong trào dân tộc
- Quần chúng đóng vai trò quyết định trong cuộc vận động thống nhất dẫn đến thành lập vương quốc I-ta-li-a
- Cuộc vận động thống nhất từ trên xuống
- Lãnh đạo: quý tộc quân phiệt (Bi-xmác) thông qua con đường chiến tranh chinh phục.
- Lãnh đạo quý tộc Phổ đóng vai trò quyết định dẫn tới thành lập Nhà nước tư sản quân phiệt.

Câu hỏi. Vì sao các cuộc đấu tranh thống nhất Đức, i-ta-li-a, cải cách nông nô ở Nga đều là các cuộc cách mạng tư sản?

Vì nó mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Câu hỏi. Vì sao cuộc vận động thống nhất I-ta-li-a (1859-1870) lại được coi là cuộc vận động thống nhất từ dưới lên? Vai trò của quần chúng trong cuộc vận động thống nhất là gì?

Lãnh đạo cuộc vận động thống nhất là quý tộc tư sản (do Ca-vua đứng đầu), nhưng quyết định thắng lợi lại là phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân (do Ga-ri-ban-đi lãnh đạo)

Quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong cuộc vận động thống nhất dẫn đến sự thành lập Vương quốc I-ta-li-a.

Câu hỏi. Tại sao cuộc vận động thống nhất Đức (1864-1871) được coi là cuộc vận động thống nhất từ trên xuống? Vai trò lãnh đạo của quý tộc Phổ là gì?

- Cuộc vận động thống nhất Đức do quý tộc quân phiệt Phổ lãnh đạo, đứng đầu là Thủ tướng Bi-xmác, bằng các cuộc chiến tranh chinh phục.

- Lãnh đạo quý tộc Phổ đứng đầu là Bi-xmác đóng vai trò quyết định dẫn tới thành lập Nhà nước tư sản quân phiệt.

Câu hỏi. Lập bảng thống kê các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Âu-Mĩ từ thế kỉ XVI-đến thế kỉ XIX.
Các cuộc cách mang tư sản
(a)
Hình thức đấu tranh
(b)
1. Cách mạng tư sản Hà Lan 1566. Chiến tranh giành độc lập.
2. Cách mạng tư sản Anh (1640-1689). Nội chiến.
3. Cách mạng tư sản Mĩ 1776. Chiến tranh giành độc lập.
4. Cách mạng tư sản Pháp 1789. Nội chiến
5. Cách mạng tư sản I-ta-li-a (1859- 1870). Phong trào đấu tranh giai cấp từ dưới lên.
6. Cách mạng tư sản Đức (1864-1871). Chiến tranh chinh phục từ trên xuống.
7. Cách mạng tư sản Nga (1861). Cải cách nông nô.

2. Sự xâm lược của tư bản phương Tây đối với các nước Á, Phi.

Câu hỏi. Vì sao các nước phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa?

Vì trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

Câu hỏi. Đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Các nước châu Á (Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á), các nước châu Phi.

Câu hỏi. Những sự kiện nào chứng tỏ đến giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã thắng lợi trên phạm vi toàn thế giới?

Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới được thể hiện ở thắng lợi của cách mạng tư sản dưới nhiều hình thức khác nhau ở các nước châu Âu và Mĩ La-tinh (các nước cụ thể trong nội dung bài đã học).

Câu hỏi. Dùng lược đồ thế giới, đánh dấu các nước châu Á, châu Phi đã trở thành thuộc địa (của các nước thực dân nào)? Trên cơ sở đó em có nhận xét gì?

Lược đồ (tự vẽ).

Nhận xét: Hầu hết các nước châu Á, châu Phi trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của thực dân phương Tây.
©Bản quyền thuộc vềBài kiểm tra.Ghi rõ nguồn Bài kiểm tra.com khi sao chép nội dung này.