Giáo án tư vấn tâm lý học sinh Tiểu học

PHÒNG DG&ĐT XUÂN TRƯỜNG

          TRƯỜNG THCS XUÂN THƯỢNG

Số: 68/KH-THCSXT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                                         Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

        Xuân Trường, ngày 13  tháng 10 năm 2020

KẾ HOẠCH

Hoạt động Tổ tư vấn tâm lý học đường năm học 2020 - 2021

- Thực hiện thông tư  số 31/2017/TT-BGDĐT, ngày 18 tháng 12 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn cho học sinh trong trường phổ thông;

- Thực hiện công văn số 77/SGDĐT-CTTT ngày 15 tháng 01 năm 2018 về việc hướng dẫn thực hiện thông tư 31 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tư vấn cho học sinh;

- Thực hiện Công văn số 221/SGDĐT-CTTT ngày 27/02/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định hướng dẫn triển khai công tác tư vấn tâm lý cho học sinh;

- Thực hiện công văn 1560/SGDDT-CTTT ngày 3/10/2019 về việc nâng cao chất lượng công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường; Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 26/4/2019 cůa UB tinh về việc thực hiện quy dinh về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Nam Định

- Căn cứ Kế hoạch năm học và Kế hoạch giáo dục năm học 2020 – 2021 của nhà trường. Trường THCS Xuân Thượng xây dựng Kế hoạch Tổ chức các hoạt động Tư vấn tâm lý cho học sinh năm học 2020 - 2021 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU                            

1. Mục đích

- Định hướng giáo dục cho học sinh có khó khăn về tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuổi, những vướng mắc trong học tập, sinh hoạt, trong định hướng nghề nghiệp, hoặc những khó khăn của học sinh, cha mẹ học sinh gặp phải trong quá trình học tập và sinh hoạt. Góp phần ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được nguyện vọng và ước mơ của mình.

- Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp [khi cần thiết] đối với học sinh đang gặp phải khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hướng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.

- Hỗ trợ học sinh giải quyết những khó khăn trong việc phát triển nhân cách, năng lực và kỹ năng học tập, định hướng nghề nghiệp, lối sống, các mối quan và những rối loạn cảm xúc, nhân cách.

- Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

2. Yêu cầu

- Các thành viên của tổ tư vấn phải am hiểu đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và phương pháp tư vấn để việc tư vấn có hiệu quả. Trong quá trình tư vấn, giáo viên tư vấn cần giữ bí mật những vấn đề có tính nhạy cảm của học sinh, cha mẹ học sinh để tránh sự mặc cảm của các đối tượng được tư vấn.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong nhà trường và sự tham gia của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của học sinh [gọi chung là cha mẹ học sinh] và các lực lượng ngoài nhà trường có liên quan trong các hoạt động tư vấn tâm lý học sinh.

- Đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG

Nội dung tư vấn tâm lý học sinh tập trung vào các vấn đề sau:

- Tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên; tâm lý lứa tuổi, giới tính hôn nhân gia đình phù hợp với lứa tuổi;

- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử với gia đình, giáo viên và bạn bè và mối quan hệ xã hội khác;

- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đặc biệt là học sinh khối 9;

- Tư vấn về thẩm mỹ trong trang phục, đầu tóc phù hợp giới tính;

- Tư vấn về các giá trị sống, kỹ năng sống; biện pháp ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện;

- Tư vấn các vấn đề khác theo mong muốn của học sinh. Hỗ trợ giới thiệu cho các em học sinh đến các cơ sở, chuyên gia khám và điều trị tâm lý đối với các trường hợp học sinh bị rối loạn tâm sinh lý nằm ngoài khả năng tư vấn của nhà trường.

III. GIẢI PHÁP VÀ HÌNH THỨC THỰC HIỆN

- Bố trí giáo viên có khả năng giải đáp, hợp tác tư vấn theo các nội dung trên. Chủ yếu đưa ra những phân tích, lời khuyên thiết thực giúp các em giải tỏa được về mặt tinh thần, làm cho các em cảm thấy vững vàng, tự tin và trên cơ sở đó có thể tự giải quyết được vấn đề của mình theo hướng tích cực.

- Do chưa có giáo viên chuyên trách làm công tác tư vấn, các thành viên của tổ tư vấn phải phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng trong nhà trường để thực hiện công tác tư vấn cho học sinh.

- Nhà trường bố trí một phòng để phục vụ cho công tác tư vấn:

- Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp [GVCN], sinh hoạt dưới cờ [GV phụ trách].

- Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.

- Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.

- Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tiếp qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.

1. Hình thức 1: Tổ chức tư vấn trực tiếp giữa thầy cô trong tổ tư vấn - cá nhân học sinh

*Mục tiêu:

+ Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn tâm lý của học sinh.

+ Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.

+ Động viên tinh thần để học sinh giải quyết hiệu quả khó khăn của bản thân mình.

*Nội dung:

+ Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: Tâm sinh lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, những vấn đề khó nói…

+ Tổ tư vấn tâm lý sẽ tiến hành tư vấn khi những vấn đề đó cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến học sinh hoang mang, lo lắng, suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là mất kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.

2. Hình thức 2: Tư vấn gián tiếp

 Thông qua nhóm facebook kín, zalo [thành lập khi học sinh có nhu cầu và nguyện vọng], điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo trong tổ tư vấn.

Mục tiêu và nội dung như tư vấn trực tiếp được học sinh chuyển ý kiến đề nghị tư vấn đến địa chỉ email của tổ tư vấn hoặc điện thoại của lãnh đạo trường và thầy cô giáo để được phân phối cho các thành viên tổ tư vấn phù hợp với nội dung yêu cầu, giáo viên tư vấn trả lời cho học sinh qua email và điện thoại.

3. Hình thức 3: Tương tác đám đông

*Mục tiêu:

+ Lắng nghe những khó khăn tâm lý của học sinh.

+ Gợi mở nhận thức và hướng giải quyết.

+ Động viên tinh thần học sinh.

*Nội dung:

+ Tất cả những vấn đề có ảnh hưởng đến tinh thần của học sinh: Tâm lý cá nhân, tình yêu, tình bạn, tình thầy trò,…

4. Hình thức 4: Tổ chức buổi nói chuyện các chuyên đề tư vấn giúp học sinh giải tỏa các khó khăn mang tính thời điểm hoặc mang tính phổ biến

* Mục tiêu:

+ Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ sau những giờ học căng thẳng.

+ Chia sẻ, giải tỏa những bức xúc, khó khăn tâm lý do học tập và cuộc sống mang lại.

+ Định hướng lại nhận thức, duy trì tinh thần, thái độ sống tích cực.

*Nội dung:

+ Tùy thời điểm, Tổ tư vấn học đường sẽ tư vấn theo những chuyên đề phù hợp, có thể kết hợp trong buổi sinh hoạt dưới cờ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Cán bộ, giáo viên phụ trách công tác tư vấn tâm lý cho học sinh phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường khi triển khai các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

- Phối hợp với cha mẹ học sinh: Thường xuyên trao đổi thông tin về học sinh; nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh về đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi và tác động của những thay đổi đó đối với học sinh; thường xuyên quan tâm, phát hiện và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp đối với những biểu hiện bất thường của học sinh.

- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.

- Ban Giám hiệu thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại nhà trường.

- Sơ kết, tổng kết, báo cáo Phòng GD&ĐT Xuân Trường trước ngày 15/6 hàng năm.     

1. Nguồn tài liệu

- Tài liệu được cấp phát trong các đợt giáo viên đi tập huấn;

- Sưu tầm tài liệu từ báo giấy, báo mạng có uy tín như trang Web: tuvanchuyenrieng.com.vn

2. Lịch tư vấn

- Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên do các cán bộ, giáo viên trong tổ tư vấn tâm lý trực tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại địa điểm của tổ tư vấn hoặc liên hệ qua số điện thoại, đặt lịch tư vấn.

- Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh. 

- Cung cấp công khai địa chỉ email của tổ tư vấn, số điện thoại cá nhân của các thầy cô trong tổ tư vấn để học sinh chủ động khi cần hỗ trợ.

- Hòm thư những điều em muốn nói sẽ được mở vào giữa tiết 2 thứ sáu hàng tuần.

3. Phân công nhiệm vụ các thành viên tổ tư vấn

STT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

Vũ Đức Dũng

0984107109

Phó bí thư chi bộ Phó hiệu trưởng

Tổ trưởng: Phụ trách chung, theo dõi chỉ đạo hoạt động tư vấn của tổ tư vấn; bồi dưỡng cho CB-VC về công tác tư vấn học đường.

2

Nguyễn Thị Lịch

0979054591

TPT đội

Tổ phó: Lên kế hoạch hoạt động, trực tiếp đôn đốc việc thực hiện và hoạt động của tổ.

- Tiếp nhận thông tin cần tư vấn của học sinh từ email của tổ, từ hộp thư “Những điều em muốn nói”, chia sẻ lên nhóm cùng thảo luận thống nhất các biện pháp tư vấn đạt hiệu quả.

- Phụ trách việc tổ chức tư vấn cho học sinh dưới cờ hàng tuần về những vấn đề chung mà học sinh đang quan tâm.

3

Trần Ngọc Tuấn

0944219599

BT Đoàn

GV TD

Ủy viên: Tiếp nhận thông tin cần tư vấn của học sinh, chia sẻ lên nhóm cùng thảo luận thống nhất các biện pháp tư vấn đạt hiệu quả.

4

Phạm Thị Hường

0355890262

Chi ủy viên

GV Văn

Ủy viên: Tiếp nhận thông tin cần tư vấn của học sinh, chia sẻ lên nhóm cùng thảo luận thống nhất các biện pháp tư vấn đạt hiệu quả.

5

Trần Thị Bích Ngọc

0962774044

GV Văn

Ủy viên: Tiếp nhận thông tin cần tư vấn của học sinh, chia sẻ lên nhóm cùng thảo luận thống nhất các biện pháp tư vấn đạt hiệu quả.

- Tư vấn cho cán bộ lớp về phương pháp quản lý lớp, tạo phong trào thi đua...trong các buổi sinh hoạt dưới cờ hàng tuần.

- Thành lập đội ngũ phát thanh viên cung cấp những thông tin học sinh còn hoài nghi, thắc mắc chung để tuyên truyền rộng rãi.

4. Phân công nhiệm vụ phụ trách các nội dung tư vấn mang tính chuyên sâu:

STT

Nội dung tư vấn

Người phụ trách

1

Bạn bè: Không có bạn, rất ít bạn; đang thân bỗng xa cách; cãi nhau, hiểu lầm, ghen tức; cảm thấy bị bạn bỏ rơi; Muốn chấm dứt tình bạn; muốn giúp bạn; đánh nhau với bạn; ích kỷ

Nguyễn Thị Lịch

2

Trường lớp: Chuyển trường, chuyển lớp; Bất hòa với thầy cô; chọn trường, chọn nghề; điểm số, áp lực thi cử; Mâu thuẫn, hiểu lầm trong lớp; bắt nạt, bè cánh; Bạo lực, hành hung; chán học, lười học; nghiện game; giao tiếp ứng xử hạn chế

Vũ Đức Dũng

3

Sức khỏe: Những thay đổi khác lạ trong cơ thể; chiều cao; quá béo, quá gầy; ăn không thấy ngon; mất ngủ; trầm cảm

Trần Ngọc Tuấn

4

Tâm trạng: Tự ti, thấy mình vô tích sự; đau buồn; tức giận; thù hận; cô đơn, trống trải; cảm giác bị bỏ rơi, bị xa lánh; cay cú, uất ức; hoảng sợ; coi nhẹ những giá trị sống; ý thức trách nhiệm với bản thân và gia đình, cộng đồng chưa cao

Phạm Thị Hường

5

Gia đình: Cha mẹ quá nghiêm khắc; không hòa hợp với anh chị em; cha mẹ li dị; không thể trò chuyện với cha mẹ; gia đình thiếu khuyết; cha mẹ nghiện ngập; bố dượng, mẹ kế; mất người thân; hư với bố mẹ; sống hưởng thụ

Nguyễn Thị Lịch

6

Bạo hành: Đe dọa, bắt nạt; xúc phạm, chế diễu; đe dọa trên mạng; đánh nhau; bạo lực trong gia đình.

Nguyễn Thị Lịch

7

Pháp luật: Ăn cắp, ăn trộm; đánh nhau; tai nạn giao thông; sợ bị trừng phạt; bị lôi kéo vào những việc phạm pháp.

Nguyễn Thị Lịch

8

Tình yêu: Yêu sớm; yêu đơn phương; sự ảnh hưởng, cách ứng xử trong tình yêu học trò; tình bạn tan vỡ; ranh giới tình yêu tuổi học trò; tình trạng yêu vội và yêu sớm.

Trần Thị Bích Ngọc

5. Kế hoạch thời gian tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề:

Thời gian vào buổi sinh hoạt dưới cờ tuần cuối của các tháng.

Thời gian

Nội dung chuyên đề

Người thực hiện

Tháng

9,10

- Tư vấn về an toàn giao thông

- Tư vấn phương pháp học các bộ môn, sinh hoạt của lớp

- Tư vấn tăng cường khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

- Thầy Vũ Đức Dũng

- GVCN

- Cô Nguyễn Thị Lịch

Tháng 11

- Tư vấn về việc sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống khi giao lưu trong, ngoài nhà trường và trên mạng xã hội.

- GVCN

- Cô Trần Thị Bích Ngọc

Tháng 12

- Tư vấn về thẩm mỹ trong trang phục cho học sinh nam, nữ [đầu, tóc, quần, áo, giày dép]

- GVCN

Tháng 1

- Tư vấn, giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Tư vấn về vấn đề phòng tránh các tệ nạn xã hội trong học đường [Ma túy, HIV-AIDS, trò chơi điện tử, bạo lực học đường…]

- GVCN

- Thầy: Trần Ngọc Tuấn

Tháng 2

- Tư vấn về vệ sinh, an toàn thực phẩm;

- Tư vấn cho HS toàn trường về vấn đề chăm sóc sức khỏe cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng bệnh…

- GVCN

- Cô Trần Thị Phương

Tháng 3,4

- Tư vấn hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

- GVCN

- Thầy: Trần Ngọc Tuấn

Tháng 5

- Tư vấn kỹ năng, phương pháp học tập hiệu quả và định hướng nghề nghiệp

- Tư vấn cho học sinh lớp 9 lựa chọn trường THPT sau khi tốt nghiệp THCS năm 2020

- GVCN lớp 9

- Cô Đỗ Thị Huệ

Thường xuyên trong năm.

- Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời.

- Cô Nguyễn Thị Lịch

- Cô Phạm Thị Hường

2-3 lần/năm

- Tư vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.

[Tổ chức nói chuyện riêng với HS nam, HS nữ tại phòng hội trường, chủ động đề xuất lịch với BGH]

- Cô Nguyễn Thị Lịch

- Thầy Trần Ngọc Tuấn

- Có thể kết hợp với các GVCN lớp tổ chức tư vấn tâm lý chung cho lớp vào tiết sinh hoạt hàng tuần. [Lịch do GVCN yêu cầu đề xuất với tổ trưởng, tổ tư vấn sẽ phân công người phụ trách và thời gian tư vấn]

[Các chuyên đề tư vấn có thể được linh động thay đổi về những vấn đề mà học sinh đang quan tâm]

- Xây dựng bài Test trắc nghiệm tâm lý cho học sinh toàn trường theo khối vào dịp đầu năm và cuối năm để  nắm bắt tâm lý, nguyện vọng và mong muốn của học sinh từ đó có giải pháp sao cho hiệu quả.

6. Nguyên tắc làm việc của Tổ Tư vấn Học đường

Nguyên tắc số 1: Lắng nghe và tôn trọng

Lắng nghe, tôn trọng là học sinh sẽ được chia sẻ bất cứ điều gì mình muốn, tổ tư vấn không đánh giá đúng hay sai và hoàn toàn chấp nhận và tôn trọng quan điểm cũng như chính con người của các em.

Nguyên tắc số 2: Bảo mật thông tin

Tổ Tư vấn tâm lý luôn tôn trọng sự riêng tư của mỗi người vì vậy tổ tư vấn cam kết mọi vấn đề mà học sinh chia sẻ với chúng tôi sẽ được giữ bí mật. Cụ thể: Trong trường hợp học sinh tự mình tới phòng tư vấn, mọi vấn đề học sinh chia sẻ với thầy cô trong tổ tư vấn sẽ được giữ bí mật. Tổ tư vấn chỉ tiết lộ thông tin của học sinh với những người có trách nhiệm [phụ huynh học sinh, cố vấn…] trong ba trường hợp sau:

1] Học sinh đang có ý định gây hại cho bản thân hoặc gây nguy hiểm cho người khác;

2] Học sinh đồng ý chia sẻ  thông tin với những người liên quan để được hỗ trợ tốt hơn;

3] Học sinh báo cáo về việc đang bị đe dọa.

Trong trường hợp học sinh được chuyển tới phòng tư vấn bởi cha mẹ, thầy cô, tổ tư vấn sẽ trao đổi với người đại diện này và những người có liên quan những thông tin khái quát về quá trình tư vấn nhằm phối hợp trợ giúp học sinh tốt hơn.

Nguyên tắc số 3: Cung cấp giải pháp

Đến với Tổ Tư vấn tâm lý học sinh không chỉ được lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ mà còn được cung cấp những thông tin mới cập nhật cũng như trao đổi để tìm ra các giải pháp cho những tình huống cụ thể đang gặp phải trong cuộc sống.

V. KINH PHÍ

1. Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của các cơ sở giáo dục.

2. Huy động các nguồn lực hợp pháp cho hoạt động tư vấn tâm lý học sinh trong các trường phổ thông.

      Trên đây là Kế hoạch hoạt động của tổ tư vấn tâm lý học đường của trường THCS Xuân Thượng năm học 2020 - 2021. Kính đề nghị các thầy cô trong tổ tư vấn nghiên cứu, triển khai thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của kế hoạch, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường./.

Nơi nhận:

- HT [theo dõi, chỉ đạo];

- Thành viên tổ tư vấn [để thực hiện];

- Lưu: VT.

T/M TỔ TƯ VẤN TÂM LÝ

 TỔ TRƯỞNG

                       Vũ Đức Dũng

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH

HOẠT ĐỘNG TỔ TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG

 TRƯỜNG THCS XUÂN THƯỢNG

NĂM HỌC 2020 - 2021

Xuân Thượng, tháng 10 năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề