Giáo An giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT

Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ngày càng trở nên bức thiết khi mà xã hội hiện đại đang tác động tới các em từ quá nhiều phía. Tại sao trong những năm trở lại đây, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều?

Tại sao có những phụ huynh phải thốt lên " Bố mẹ không thể hiểu nổi con" , " con càng lớn càng hư", " Bố mẹ cũng chịu con rồi ". Hoặc có đôi khi sự nóng giận khiến phụ huynh không kiềm chế được mình mà mắng, đánh và dùng ngôn từ xỉ vả con. Suy cho cùng, bố mẹ nào cũng muốn con ngoan ngoan, nên người. Nhưng giáo dục con cái không hề đơn giản. Người làm cha, làm mẹ cần tinh tế và kiên trì thì mới theo kịp sự phát triển của con cái trong thời đại hiện nay.

Hậu quả của việc thiếu kỹ năng sống ở học sinh THPT

1. Thiếu kỹ năng sống: Dễ sa vào lối sống buông thả và hư hỏng

Không chỉ có học sinh cấp 3 hư hỏng, và bỏ bê việc học. Độ tuổi trẻ em hư dường như đang ngày càng trẻ hóa. Đó là một thực trạng đáng buồn hiện nay khi mà chúng ta chứng kiến các em học sinh cấp 2 cũng đánh nhau, bắt bạn quỳ xuống chỉ vì lỗi nhỏ. Cha mẹ, thầy cô có nhắc nhở các em lập tức thể hiện thái độ căng thẳng, chống đối.

Trong số các trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, có không ít các em học sinh nam hút thuốc khi vừa ra khỏi cổng trường, các em bỏ tiết, tham gia vào các cuộc chơi bạn bè. Học sinh nữ đi học nhưng lại nhuộm tóc, ăn mặc sai đồng phục. Đặc biệt là việc chửi bậy. Có lẽ các phụ huynh đã quá quen khi đi ngang qua cổng trường cấp 2 thấy các em cả nam, cả nữ văng tục, chửi bậy. Cứ trung bình 1 câu nói thì lại có vài từ chửi bậy tục tĩu. Mấy hôm trước trên một trang báo mạng, chúng ta bàng hoàng khi nghe con cái của mình là học sinh cấp 2 nói : "Teen quan hệ sớm, ai cũng biết chỉ phụ huynh không biết". Hoặc  các em coi đây là chuyện hết sức bình thường.

Rõ ràng hiện nay quan niệm của một bộ phận học sinh đang rất sai lệch. Dẫu biết rằng đó chỉ là một số nhỏ, tuy nhiên điều đó cũng cho thấy học sinh bây giờ đang thiếu kỹ năng sống rất nhiều.

Cúp học đi chơi, tình trạng phổ biến trong học đường hiện nay

Kỹ năng sống không phải là một vài kỹ năng chúng ta thường nghe mà bao gồm rất nhiều các kỹ năng cần trang bị cho con cái. Học kỹ năng sống đã được đưa vào các cấp học khác nhau, theo từng độ tuổi, từng cấp học. Nhưng cả người học và người dạy vẫn còn chưa định hình được làm sao cho hiệu quả. Giáo viên cũng không thể tăng số tiết học để giảng bài về kỹ năng sống, mà chủ yếu chèn vào các bài học của một số môn học xã hội.

2. Thiếu kỹ năng sống- Các em dễ ứng xử thiếu văn hóa

Học sinh ngày càng có nhiều mối quan hệ ở trường, lớp và cả bạn bè bên ngoài. Những mâu thuẫn nhỏ xảy ra trong cuộc sống hàng ngày khiến các em dễ dàng bị kích động. Có những trường hợp học sinh cấp 2 đánh hội đồng một bạn cùng lớp. Các em tỏ ra nghĩa khí khi giúp bạn đánh người khác, dù người đó chưa từng có hiềm khích gì với mình… Tháng nào trên các trang mạng xã hội chúng ta cũng chứng kiến các em học sinh vẫn mặc đồng phục trên người mà nhảy vào đánh, đấm, tát và lăng mạ bạn của mình bằng những lời lẽ thiếu văn hóa. Bố mẹ có con đi học; con càng lớn bố mẹ càng phải đối mặt với nhiều lỗi lo. Có phụ huynh còn tâm sự "định chuyển trường cho con, vì con làm lớp trưởng, bị học sinh cá biệt trong lớp dọa đánh, dọa chăn đường…" Liệu rằng chuyển trường có phải là giải pháp tốt. Lại có em cãi bố mẹ, vùng vằng bỏ nhà đi, ép bố mẹ phải cho tiền, mua thứ này thứ kia… Tất cả những hiện tượng trên đều do các em đang thiếu kỹ năng sống một cách trầm trọng. Thiếu kỹ năng làm chủ bản thân, cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ bản thân khỏi những tác hại tiêu cực, kỹ năng ứng xử…

3. Thiếu kỹ năng sống: ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai

Trẻ em được trang bị kỹ năng sống càng sớm thì càng vững vàng và dễ hoàn thiện bản thân. Những trẻ em từ nhỏ không được trang bị các bài học thiết thực từ bé, hoặc thường xuyên nghe cha mẹ cãi vã nhau, hoặc cha mẹ không có phương pháp giáo dục tối ưu… thì thường sai lệch trong suy nghĩ và lối sống. Đặc biệt trong môi trường xã hội hiện nay, có rất nhiều những hiện tượng tiêu cực tác động vào khiến nếu như không tự làm chủ được bản thân, các em dễ dàng hư hỏng.


Các kỹ năng sống cơ bản dành cho học sinh bậc THPT

Theo cách tiếp cận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục của UNESCO, chúng ta cần tập trung rèn luyện cho học sinh phổ thông 2 nhóm kỹ năng sống sau đây:

Nhóm kỹ năng trong học tập, làm việc, vui chơi giải trí:

- Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, quan sát, đưa ra ý kiến chia sẻ trong nhóm;

- Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung;

- Kỹ năng làm việc theo nhóm;

- Các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, các kỹ năng tư duy xuyên môn như: phân tích, tổng hợp, so sánh v.v…

Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình huống cuộc sống:

- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;

- Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;

- Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn;

- Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông;

- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...;

- Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;

- Kỹ năng sống còn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn xã hội, chống xâm phạm tình dục;

-  Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh [khi tình trạng bạo lực trong học sinh thường xảy ra], …..

Các biện pháp cải thiện kỹ năng sống cho học sinh cấp 3:

Kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành thông qua hoạt động học tập cũng như các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường

Việc giáo dục kỹ năng sống không chỉ thực hiện trong nhà trường, qua các môn học chính khóa, dù rất quan trọng, mà còn phải được thực hiện kết hợp với nhiều cách khác như:

Phụ huynh cần quan tâm giáo dục con mình

Việc học kỹ năng sống không chỉ quan trọng đối với học sinh ở thành phố hay các học sinh ở quê. Mà dành cho tất cả các em, cần thiết cho tất cả các em. Chỉ khi được trang bị kỹ năng sống một cách đầy đủ các em mới có thể học và trưởng thành toàn diện về mọi mặt. Các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý, không chỉ có nhà trường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, mà bản thân gia đình cũng cần là một môi trường giáo dục tốt để con cái học tập.

Đứng trước hiện trạng học sinh trong những năm gần đây, chúng ta cần nhìn nhận rõ ràng về đạo đức và kỹ năng của các em đang có. Cần có những biện pháp tác động toàn diện thay vì ép con học kiến thức quá nhiều mà không dành thời gian trang bị kỹ năng, hoặc cha mẹ bỏ mặc sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Giáo dục là một quá trình liên tục, lâu dài và bài bản. Vậy nên hãy dạy con làm người trước khi thành tài.

Lồng ghép vào chương trình giáo dục ở trường

Hiện nay một số trường dân lập đã tiến hành dạy thử nghiệm kỹ năng sống trong trường học. Chương trình học sử dụng giáo án điện tử, các đạo cụ trực quan sinh động thảo luận, chơi trò chơi vận động ngoài trời, tìm ra khái niệm bài học dựa trên cảm nhận các bài hát, truyện cười, các tác phẩm văn học – nghệ thuật, đóng kịch, đố vui. Một số bài được thiết kế dưới dạng mô phỏng các game show truyền hình nổi tiếng, xem phim, thực hành giải quyết tình huống…các em sẽ tự suy ngẫm rút ra ý nghĩa bài học. Các em sẽ được học các giá trị cơ bản trước, sau đó sẽ học các kĩ năng dựa trên các giá trị này.

Chương trình học nhằm hình thành cho các em cách tư duy linh hoạt, phong thái tự tin khi hòa nhập với cộng đồng đồng thời giúp các em sống nhân văn, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn với những người xung quanh và với chính bản thân mình. Ngoài những giờ lên lớp thì các em còn được tham gia các chuyến đi dã ngoại và học tập ngoại khoá.

Kết luận:

Rèn luyện kĩ năng sống có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người có thể đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống và hoàn thiện bản thân mình hơn. Điều này còn rất quan trọng đối với học sinh cấp 3 - lứa tuổi có những chuyển biến phức tạp trong tâm sinh lý. Nhà trường, gia đình và xã hội cần phối hợp để có phương pháp, chương trình rèn luyện thích hợp để các em có thể những kỹ năng cơ bản giải quyết và bảo vệ mình trước các tình huống phức tạp của đời sống.

Bài viết thuộc chủ đề: kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng sống cho học sinh, học kỹ năng sống, các kỹ năng cho học sinh cấp 3, giáo dục kỹ năng sống.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS PHỔ THÔNG
  2. MỤC TIÊU KHÓA TẬP HUẤN Học xong khóa tập huấn này, HV có khả năng:  Hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và GD KNS cho HS phổ thông.  Hiểu được ND, PP GD KNS cho HS qua HĐGD NGLL.  Có kĩ năng thiết kế hoạt động và thực hiện các hoạt động GD KNS cho HS trong HĐGD NGLL.  Nghiêm túc, tự tin trong quá trình thực hiện GD KNS cho HS
  3. NỘI DUNG TẬP HUẤN - Giới thiệu mục tiêu, nội dung, phương pháp tập huấn - Quan niệm về KNS - Mục tiêu, nguyên tắc, ND GD KNS cho HS trong trường phổ thông - Phương pháp GD KNS cho HS trong nhà trường phổ thông - GD KNS cho HS qua HĐGD NGLL - Thực hành GD KNS cho HS qua HĐGD NGLL
  4. PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN  Lớp tập huấn sẽ được tiến hành theo PP cùng tham gia. Có nghĩa là trong quá trình tập huấn, HV sẽ được tạo cơ hội tham gia tích cực vào các HĐ tập huấn, cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý kiến, kinh nghiệm về KNS và GD KNS của bản thân,…để thông qua đó, với sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV, HV sẽ cùng nhau xây dựng và chiếm lĩnh được các ND tập huấn.
  5. Lợi ích của PP tập huấn cùng tham gia :  HV sẽ tích cực, tự giác, hứng thú học tập hơn  Tăng cường sự tương tác giữa HV-HV, HV- GV  HV sẽ dễ tiếp thu, nhớ lâu và vận dụng được những điều đã học Một số PP tập huấn cụ thể : Động não, nghiên cứu tài liệu, thảo luận nhóm/lớp, thuyết trình, thực hành, trò chơi, ….
  6. QUAN NIỆM VỀ KNS I. Quan niệm về KNS II. Vì sao phải GD KNS cho HS PT?
  7. Quan niệm về KNS Nhiệm vụ  Mỗi người hãy nêu tên một KNS mà mình biết.  Cho một ví dụ cụ thể về KNS
  8. Có rất nhiều KNS: - KN giao tiếp - KN tự nhận thức - KN xác định giá trị - KN tự tin - KN kiềm chế cảm xúc - KN thương lượng - KN từ chối - KN ra quyết định và giải quyết v/đ - KN ứng phó với căng thẳng - KN tìm kiếm sự giúp đỡ - KN kiên định - KN đặt mục tiêu - KN tìm kiếm và xử lí thông tin - KN tư duy phê phán - KN tư duy sáng tạo -…
  9. Động não Theo anh/chị, KNS là gì? Yêu cầu - Cá nhân suy nghĩ, ghi vào giấy A4 - Thời gian 5 phút
  10. Quan niệm về KNS Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:  WHO: KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày.  UNICEF: KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành HV mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và KN.
  11. I. QUAN NIỆM VỀ KNS [tiếp]  UNESCO: KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày
  12. Quan niệm về Kỹ năng sống [Life skills] UNESCO: Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục  Học để biết [Learning to know]: bao gồm các KN tư duy như: giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết định, nhận thức được hậu quả  Học làm người [Learning to be]: bao gồm các KN cá nhân như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc, tự nhận thức, tự tin  Học để sống với người khác [learning to live together]: bao gồm các KN xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông  Học để làm: [Learning to do]: KN thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kỹ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm
  13. Kỹ năng sống  KNS bao gồm một loạt các kỹ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người.  Bản chất của KNS là KN làm chủ bản thân và KN XH cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả. Nói cách khác, KNS là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với XH, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.  KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và XH, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và xây dựng các
  14. Lưu ý:  Một KNS có thể có những tên gọi khác nhau, ví dụ: - KN hợp tác còn gọi là KN làm việc nhóm;.. - KN kiểm soát cảm xúc còn gọi là KN xử lí cảm xúc, KN làm chủ cảm xúc, KN quản lí cảm xúc… - KN thương lượng còn gọi là KN đàm phán, KN thương thuyết,…
  15. Lưu ý [tiếp]:  Các KNS thường ko tách rời mà có mối liên quan chặt chẽ với nhau  KNS không phải tự nhiên có được mà phải được hình thành trong quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành KNS diễn ra cả trong và ngoài hệ thống giáo dục.
  16. Lưu ý [tiếp]:  KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính xã hội. KNS mang tính cá nhân vì đó là khả năng của cá nhân. KNS mang tính XH vì KNS phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển lịch sử xã hội, chịu ảnh hưởng của truyền thống và văn hóa của gia đình, cộng đồng, dân tộc.
  17. Trong giáo dục ở nước ta những năm qua, KNS thường được phân loại theo các mối quan hệ:  Nhóm các KN nhận biết và sống với chính mình: tự nhận thức, xác định giá trị, kiểm soát cảm xúc, ứng phó với căng thẳng,…  Nhóm các KN nhận biết và sống với người khác: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,…  Nhóm các KN ra quyết định một cách có hiệu quả: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề
  18. CÁC KNS CỐT LÕI  Theo UNESCO, WHO và UNICEF, có thể xem KNS gồm các kỹ năng cốt lõi sau:  Giải quyết vấn đề  Suy nghĩ/tư duy phân tích có phê phán  Kỹ năng giao tiếp hiệu quả  Ra quyết định  Tư duy sáng tạo  Kỹ năng giao tiếp ứng xử cá nhân  Kỹ năng tự nhận thức/ tự trọng và tự tin của bản thân, xác định giá trị  Thể hiện sự cảm thông  Ứng phó với căng thẳng và cảm xúc
  19. Thảo luận nhóm Vì sao cần GD KNS cho HS PT? Yêu cầu - Ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 - Thời gian 10 phút
  20. II. Vì sao cần GD KNS cho HS PT?  KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân  KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội.  Đặc điểm lứa tuổi HS phổ thông  Bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường  Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông  Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới

Page 2

LAVA

Bài giảng "Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông" nhằm mục đích giúp các học viên có khả năng: hiểu được những vấn đề cơ bản, cần thiết về KNS và GD KNS cho HS phổ thông; hiểu được ND, PP GD KNS cho HS qua HĐGD NGLL; có kĩ năng thiết kế hoạt động và thực hiện các hoạt động GD KNS cho HS trong HĐGD NGLL; nghiêm túc, tự tin trong quá trình thực hiện GD KNS cho HS.

13-02-2014 986 188

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

popupslide2=3Array [ [0] => Array [ [banner_bg] => [banner_picture] => 269_1658931051.jpg [banner_picture2] => [banner_picture3] => [banner_picture4] => [banner_picture5] => [banner_link] => //kids.hoc247.vn/bai-viet/tai-mien-phi-bo-ebook-1001-bai-toan-tu-duy-danh-cho-hoc-sinh-tieu-hoc-30.html?utm_source=TaiLieuVN&utm_medium=banner&utm_content=bannerlink&utm_campaign=popup [banner_startdate] => 2021-10-01 14:43:00 [banner_enddate] => 2022-12-31 23:59:59 ] ]

Video liên quan

Chủ Đề