Giáo án dạy trẻ kỹ năng khi ở nhà một mình

Trẻ nhỏ vẫn luôn là đối tượng dễ gặp nguy hiểm nhất đặc biệt là khi bé ở một mình. Cha mẹ cũng không thể kèm cặp bên bé 24/24 giờ để bảo vệ bé được. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải chú trọng việc dạy trẻ về các kỹ năng sống mầm non cần thiết khi trẻ ở nhà một mình.

1. Kỹ năng sử dụng các vật dụng thiết yếu

Dạy trẻ sử dụng những vận dụng sinh hoạt hàng ngày không chỉ giúp trẻ rèn luyện được tính tự lập mà còn giúp bảo vệ sự an toàn cho bé đặc biệt là khi bé ở nhà một mình. Để dạy cho bé cách sử dụng những vận dụng này, hàng ngày trong quá trình sinh hoạt bố mẹ nên dạy con cách sử dụng một số đồ dùng thiết bị trong nhà như cách lấy nước ở bình, bật quạt, mở ti vi, tắt đèn khi không sử dụng….. Khi con phải ở nhà một mình, bạn nên nhớ nhắc con phải khóa cửa cẩn thận và tránh mở cửa cho người lạ khi không có bố mẹ ở đó xác nhận. Bạn cũng nên chỉ cho con biết chỗ để một số vận dụng phòng khi cần tới như chỗ để đèn pin để sử dụng khi bị cúp điện…. 

2. Dạy trẻ tránh xa các mối nguy hiểm trong nhà

Trẻ em rất ngây thơ và hay tò mò nên vô tình chúng đã tự đặt mình vào các mối nguy hiểm trong nhà. Chính vì vậy mà cha mẹ cần phải dạy cho trẻ biết về những vật dụng, việc làm có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Cha mẹ cần dạy trẻ tránh xa những vật dụng như dao, kéo, bếp ga, ổ điện, bật lửa hay diêm…. và chỉ rõ cho trẻ thấy mức độ nguy hiểm của các vật dụng đó để trẻ hiểu và không cố gắng thử khám phá chúng. Bạn cũng nên dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm như ban công, hành lang, những chỗ cao…. Đồng thời bạn cũng nên dạy cho trẻ biết những kỹ năng cần thiết như kỹ năng phòng tránh và xử lý khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ… Khi bạn bắt buộc phải để bé ở nhà một mình, bạn nên giao cho bé những nhiệm vụ như chơi trò chơi hay làm gì đó để tránh bé cảm thấy nhàm chán và bắt đầu đi tìm tòi và khám phá mọi thứ trong nhà.

>>> Tìm hiểu thêm về kỹ năng xử lý khi xảy ra hỏa hoạn

3. Dạy trẻ ghi nhớ các số điện thoại khẩn cấp

Một trong những kỹ năng sống mầm non cần thiết mà bạn phải dạy trẻ khi bé ở nhà một mình là kỹ năng ghi nhwos các số điện thoại khẩn cấp. Bạn hãy dạy trẻ cách sử dụng điện thoại để bấm gọi số tới các số liên lạc khi cần thiết gồm số điện thoại của bố mẹ, một số người thân trong gia đình, các số điện thoại cứu hỏa, cứu thương, cảnh sát và chỉ bé khi nào cần gọi tới những số đó. Cha mẹ phải thường xuyên kiểm tra để chắc chắn rằng con luôn nhớ các số đó và các trường hợp cần thiết phải sử dụng chúng.

4. Dạy trẻ luôn cảnh giác với người lạ

Trẻ em thường rất dễ trở thành đối tượng của những kẻ xấu và bị chúng lợi dụng do các bé vẫn còn ngây thơ và rất dễ bị dụ dỗ. Do vậy cha mẹ cần phải chú ý dạy trẻ luôn luôn cảnh giác với người lạ để đảm bảo sự an toàn và tránh xa những đối tượng có ý đồ xấu với bé. Khi trẻ ở nhà một mình bạn nên kiểm tra và khóa tất cả các cửa lại thật kỹ và yêu cầu bé nên khóa cửa chính ngay khi bạn ra khỏi nhà. Dặn trẻ tuyệt đối không được mở cửa cho bất kỳ người lạ nào khi không có bố mẹ ở đó. Nếu có người lạ yêu cầu vào nhà chơi, bé nên giả vờ gọi thật to tên của bố mẹ để kẻ xấu tưởng là bố mẹ bé vẫn còn ở nhà và bỏ đi.

Dạy trẻ dù có bất kỳ lời mời gọi nào cũng tuyệt đối không được đồng ý đi ra khỏi nhà cùng với người lạ hay nhận đồ từ họ. Khi để trẻ ở nhà một mình bạn cũng có thể mở ti vi để âm thanh lớn một chút để kẻ xấu tưởng rằng đang có người ở nhà và không dám gọi cửa. Bạn cũng cần dạy trẻ khi bị đối tượng lạ tấn công hoặc cảm thấy nguy hiểm nếu không kịp gọi điện cho người thân thì cần phải hét thật to để yêu cầu sự giúp đỡ từ hàng xóm và những người lớn gần đó.

Ngoài việc dạy trẻ những kỹ năng trên, đối với trẻ còn quá nhỏ cha mẹ tốt nhất không nên để trẻ ở nhà một mình mà nên nhờ người thân hoặc thuê người trông bé. Nếu không bạn nên cho bé đi theo cùng bạn khi bạn phải ra ngoài. Bạn cũng không nên ra ngoài quá lâu và để trẻ phải ở một mình. Trong nhà bạn nên lắp đặt camera để quan sát bé và thường xuyên gọi điện về kiểm tra bé khi bé phải ở nhà một mình để đảm bảo rằng bé vẫn đang an toàn. Đồng thời trước khi bạn phải ra ngoài, bạn nên sắp xếp và chuẩn bị sẵn cho bé đồ ăn, thức uống và những nhiệm vụ, trò chơi để bé có việc làm khi không có ai ở cùng. Bạn cũng nên khen thưởng bé nếu bé ở nhà ngoan ngoãn.

Trên đây là một số kỹ năng sống mầm non cần thiết mà cha mẹ nên dạy trẻ khi để trẻ ở nhà một mình để phòng tránh bé tự đặt mình vào những mối nguy hiểm. Bạn cũng có thể tham khảo về các kỹ năng sống mầm non khác giúp cho bé có thể sống tự lập hơn tại đây.

Những kỹ năng cần thiết khi trẻ ở nhà một mình
Dạy trẻ những kĩ năng cần thiết khi ở nhà một mình là việc bố mẹ cần làm ngay. Bởi sẽ có lúc bố mẹ phải đi ra ngoài mà không thể dẫn theo con trẻ.Sẽ có lúc bố mẹ đi ra ngoài và buộc phải để con ở nhà một mình. Trẻ nhỏ luôn hiếu động và không nhận biết được những mối nguy hại xung quanh mình. Chính vì thế, việc dạy trẻ những kĩ năng cần thiết khi ở nhà một mình vô cùng quan trọng để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Dạy trẻ kĩ năng sử dụng các vật dụng thiết yếu
Hằng ngày, trong sinh hoạt gia đình, bố mẹ nên dạy trẻ sử dụng các đồ dùng, thiết bị như lấy nước ở bình, bật quạt, lấy đồ ăn ở tủ lạnh…
Luôn nhắc nhở con khóa cửa cẩn thận, tắt các thiết bị như bóng điện, quạt,… khi không sử dụng. Những kĩ năng này còn giúp con học thói quen tiết kiệm.
 Chỉ dạy con lưu ý và ghi nhớ địa điểm để các vật dụng phòng khi cần như đèn pin khi mất điện…
Dạy bé chuẩn bị một vài món đồ ăn sẵn. Việc này tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị sẵn cho con, rồi chỉ bé chỗ để của chúng.
Dạy trẻ kĩ năng tránh xa các mối nguy hại trong nhà

Giáo án dạy trẻ kỹ năng khi ở nhà một mình
Dạy trẻ tránh xa các thiết bị điện gây nguy hiểm
​​​​


Cất hết các vật dụng có thể gây hại như dao, kéo, gây ra lửa như diêm, bật lửa, bếp ga, ổ điện. Dạy cho bé biết mức độ nguy hiểm của những vật dụng đó.
Dạy trẻ không ra chỗ ban công, hành lang. Những chỗ này nên được đảm bảo độ an toàn tuyệt đối.
Giao cho bé nhiệm vụ khi ở nhà, không nhất thiết là bài tập, có thể là hoàn thành một trò chơi, câu đố nào đó để bé không thấy nhàm chán mà nghịch ngợm.
Dạy con nguyên tắc chạy ra khỏi nhà khi có hỏa hoạn.
Dạy trẻ kĩ năng nhớ các số liên lạc

Giáo án dạy trẻ kỹ năng khi ở nhà một mình
Dạy trẻ nhớ số liên lạc của người thân


Bố mẹ hãy liệt kê các số liên lạc cần thiết nhất của mình và người thân trong gia đình rồi dạy trẻ nhớ chúng. Khi có sự cố hãy dặn trẻ gọi ngay cho người thân.
Dạy trẻ các số điện thoại khẩn cấp như cứu hỏa, cứu thương, dạy bé cách bấm số… để có thể gọi khi cần.
Lưu ý khi dạy số điện thoại cho trẻ, bạn nên nhắc đi nhắc lại nhiều lần và cùng con thực hành khi chơi với con.
Dạy trẻ kĩ năng cảnh giác với người lạ
Nguyên tắc cơ bản nhất cần dạy trẻ khi ở nhà một mình là kĩ năng cảnh giác với người lạ để đảm bảo tính an toàn, tránh những đối tượng có ý đồ xấu.
Khóa tất cả các cửa lại.
Tuyệt đối không mở cửa cho bất kì ai. Gỉa vờ gọi thật to, nếu là kẻ xấu sẽ tưởng có bố mẹ ở nhà và bỏ đi ngay.
Không đi ra khỏi nhà với bất kì ai.
Trẻ ở nhà một mình có thể mở ti vi hoặc to tiếng để kẻ xấu tưởng có người ở nhà sẽ không dám gọi cửa.
Khi có đối tượng lạ tấn công cần la hét thật to, gọi hàng xóm hoặc kêu cứu
Lưu ý:
Đối với trẻ dưới 8 tuổi, tuyệt đối không nên để con ở nhà. Tốt nhất nên nhờ người trông hộ hoặc cho bé đi cùng. Những trẻ lớn hơn, bố mẹ cũng nên hạn chế tối đa để con một mình hoặc về sớm với con càng sớm càng tốt.
 Bố mẹ không nên đi ra ngoài trong thời gian quá lâu, bởi bạn không chắc chắn được sẽ không có bất kì vấn đề nào xảy ra với con mình.
 Bố mẹ nên thường xuyên gọi về kiểm tra khi con ở nhà một mình để đảm bảo bé vẫn an toàn.
Nếu trẻ có anh chị em, nên dặn dò không nên cãi vã nhỏ nhặt và gọi điện than phiền khi không cần thiết. Nhưng bạn cũng nên để ý lắng nghe khi con muốn chia sẻ những lo lắng hay phiền muộn.
Cho con thấy sự tin tưởng và sẵn sàng thưởng “hậu hĩnh” nếu con không sợ hãi và làm tốt việc được giao khi ở nhà một mình.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bữa sáng:

-Sữa nuti Bún bò viên

Bữa trưa:

Cơm Cá diêu hồng sốt tương hột Đậu bắp hấp Canh đu đủ tôm thịt

Nước chanh dây

Bữa xế:

Dưa hấu

Bữa chiều:

Soup gà bắp non

  • Đang truy cập4
  • Hôm nay224
  • Tháng hiện tại26,700
  • Tổng lượt truy cập5,580,204