Giáo án bài Những ứng dụng của tin học

Tuần 10 Ngày soạn: 25/09 Tiết 19 Ngày dạy: Bài 7. Phần mềm máy tính Bài 8. Những ứng dụng của tin học I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Cung cấp kiến thức ban đầu để học sinh có khái niệm phần mềm - Phân biệt được phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng - HS biết các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội. 2. Kỹ năng: - Học sinh phân biệt và nhận dạng được một số phần mềm - HS biết được một số ứng dụng của tin học trong thực tế. 3. Thái độ - Rèn luyện cho HS phong cách suy nghĩ và làm việc khoa học, ham hiểu biết. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, Giáo án. 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, vở ghi và ôn lại kiến thức cũ. III. Phương pháp: Hướng dẫn giảng giải, minh họa trực quan, nêu câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời. Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân IV. Hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các bước giải bài toán trên máy tính điện tử? GV: Nhận xét và ghi diem063. 3. Nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Đặt vấn đề: Ta đã biết để giải một bài toán trên máy tính gồm 5 bước. Vậy sau 5 bước đó ta thu được gì? HS: Suy nghĩ và trả lời. GV: Vậy phần mềm máy tính là kết quả sau khi thực hiện giải bài toán. HS: Lắng nghe và ghi bài. GV: Em hiểu thế nào về phần mềm hệ thống? HS: Trả lời GV: Hãy kể tên một số phần mềm hệ thống mà em biết. HS: Trả lời câu hỏi GV: Gọi HS bổ sung. HS: Ghi bài Bài 7: Phần mềm máy tính *Khái niệm :Là sản phẩm thu được sau khi giải bài toán . Nó bao gồm chương trình, cách tổ chức dữ liệu và tài liệu . *Đặc điểm: Chương trình có thể giải bài toán với nhiều bộ dữ liệu khác nhau 1.Phần mềm hệ thống : Là phần mềm nằm thường trực trong máy để cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của chương trình khác tại mọi thời điểm khi máy đang hoạt động .Nó là môi trường làm việc của các phần mềm khác . Hệ điều hành là phần mềm quan trọng nhất. Ví dụ : Dos, Windows, Linux... GV: Em hiểu thế nào về phần mềm ứng dụng? HS: Trả lời GV: Hãy kể tên một số phần mềm ứng dụng mà em biết? HS: Trả lời câu hỏi GV: Chốt lai HS: Ghi bài GV: Có nhiều loại phần mềm bạn phân vân không biết xếp vào loại nào ,ví dụ như chương Vietkey vừa là chương trình ứng dụng, vừa là chương trình tiện ích ... GV: Đặt vấn đề :Ngày nay tin học xuất hiện mọi nơi và ở mọi lĩnh trong đời sống xã hội. Ta luôn nói ta đang sống trong kỷ nguyên công nghệ thông tin. Vậy tin học đã đóng góp những gì cho xã hội hiện nay? HS: Chú ý lắng nghe. GV: Nhờ có máy tính mà các bài toán tưởng chừng như rất khó khăn này đã được giải một cách dễ dàng và nhanh chóng. GV: Hãy kể tên các bài toán quản lý trong nhà trường . HS: Quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý thư viện... GV: Người ta thường dùng những phần mền quản lý như Acess, Excel, Foxbro... GV: Yêu cầu HS cho biết tên quy trình một ứng dụng của tin học vào quản lý trải qua một bước như thế nào ? HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi . GV: Tóm tắt và ghi lên bảng. HS: Ghi bài 2.Phần mềm ứng dụng: * Phần mềm ứng dụng: Là phần mềm viết để phục vụ cho công việc hàng ngày hay những hoạt động mang tính nghiệp vụ của từng lĩnh vực ... Ví dụ : Word, Exel, Quản lý hs... - Có những phần mềm thiết kế dựa trên những yêu cầu chung hàng ngày của rất nhiều người . Ví dụ : Soạn thảo văn bản MS-Word, Internet Explorer, nghe nhạc... - Có những phần mềm phần mềm hộ trợ làm ra sản phẩm phần mềm khác . Ví dụ: Phần mềm phát hiện và sửa lỗi lập trình (debugger), hỗ trợ tổ chức dữ liệu ... - Phần mềm tiện ích : Trợ giúp ta khi làm việc với máy tính nhằm nâng cao hiệu quả công việc . Ví dụ: Nén dữ liệu, Diệt virus... Chú ý: Việc phân loại trên chỉ mang tính tương đối có những phân mềm có thể xếp vào nhiều loại. Bài 8: Những ứng dụng của tin học 1. Giải những bài toán khoa học kỹ thuật: Những bài toán khoa học kỹ thuật như :xử lý các số liệu thực nghiệm,qui hoạch tối, ưu hoá là những bài toán có tính toán lớn mà nếu không dùng máy tính thì khó có thể làm được . Bài toán quản lý : Hoạt động quản lý rất đa dạng và phải xử lý một khối lượng thông tin lớn - Quy trình ứng dụng tin học để quản lý : + Tổ chức lưu trữ hồ sơ + Cập nhập hồ sơ ( Thêm, sửa, xoá ...các thông tin). + Khai thác các thông tin (như: tìm kiếm, thống kê, in ấn) GV: Ngoài những ứng dụng ở trên máy tính còn tham gia ở những lĩnh vực khác như: Tự động hoá, truyền thông , soạn thảo... HS: Chú ý lắng nghe. HS: Ghi bài GV: Với máy tính ta có thể soạn thảo, trình bày một văn bản nhanh chóng, chỉnh sửa dễ dàng và đẹp mắt. HS: Chú ý lắng nghe GV: Kể tên những môn mà em đã được học liên quan đến máy tính . HS: Trả lời GV: Một ứng dụng quan trọng nữa là tin học góp phần đáng kể trong lĩnh vực giải trí . GV: Mặc dù máy tính có vai trò hết sức quan trọng như vậy nhưng nó không thể hoàn toàn thay thế được con người cần nhấn mạnh rằng máy tính không thể thay thế được con người mà chỉ có thể đưa ra được các phương án và con người phải tự quyết định dùng phương án gì. HS: Ghi bài 3. Tự động hoá và điều khiển : Việc phóng vệ tinh nhân tạo hoặc bay lên vũ trụ đều phải nhờ hệ thống máy tính. 4. Truyền thông: Máy tính góp phần không nhỏ trong lĩnh vực truyền thông nhất là từ khi Internet xuất hiện giúp con người có thể liên lạc chia sẻ thông tin tư bất cứ nơi đâu của thế giới. 5. Soạn thảo in ấn lưu trữ văn phòng : Giúp việc soản thảo một văn bản thêm nhanh chóng, tiện lợi và dễ dàng. 6. Trí tuệ nhân tạo: Nhằm thiết kế những máy có khả năng đảm đương một số hoạt động thuộc lĩnh vực trí tuệ của con người hoặc một số đặc thù của con người (người máy ...) 7. Giáo dục Với sự hỗ trợ của tin học nghành giáo dục đã có những bước tiến mới giúp việc học tập và giảng dạy trở nên sinh động và hiệu quả hơn. 7. Giáo dục: Với sự hỗ trợ của tin học nghành giáo dục đã có những bước tiến mới giúp việc học tập và giảng dạy trở nên sinh động và hiệu quả hơn. 8. Giải trí : Âm nhạc, trò chơi, phim ảnh... giúp con người thư giản lúc mệt mỏi, giảm stress... 4. Củng cố: - Các loại phần mềm trong máy tính. + Phần mềm hệ thống + Phần mềm ứng dụng - Nắm bắt các ứng dụng của tin học trong các lĩnh vực đời sống xã hội. 5. Bài tập về nhà: - Trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc trước bài 9. Tin học và xã hội. Rút kinh nghiệm:

Giáo án bài Những ứng dụng của tin học
26
Giáo án bài Những ứng dụng của tin học
3 MB
Giáo án bài Những ứng dụng của tin học
7
Giáo án bài Những ứng dụng của tin học
198

Giáo án bài Những ứng dụng của tin học

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên

1 2 Kiểm tra bài cũ Câu 1: Kể tên những phần mềm ứng dụng mà em biết? Phần mềm Word để soạn thảo văn bản Phần mềm Power trình chiếu bài giảng Phần mềm ExcelPoint dùngdùng tính để toán dữ liệu 3 Tin học là một ngành khoa học có ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Giải các bài toán khoa học kĩ thuật Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng Hỗ trợ việc quản lý Trí tuệ nhân tạo Tự động hóa và điều khiển Giáo dục Truyền thông Giải trí 4 Bài toán: Tìm ƯCLN của các cặp số nguyên dương M và N, với : - M= 25, N=7; M=30, N= 54 - M=17, N=7; M=2006, N=1788 Ta nhẩm tính được M= 25, N=7; => ƯCLN = 1 M=30, N= 54 => ƯCLN =6 M=17, N=7 =>ƯCLN =1 M= 2006, N=1788 =>ƯCLN=? 5 -Thực hiện được các tính toán số với khối lượng rất lớn phát sinh từ các bài toán khoa học kĩ thuật. - Nhà thiết kế có thể tính được nhiều phương án, thể hiện các phương án đó một cách trực quan trên màn hình hoặc in ra giấy. => Quá trình thiết kế nhanh hơn, hoàn thiện hơn và chi phí thấp hơn. Thiết kế văn phòng trên máy tính 6 Hoạt động quản lí Bán vé máy bay Điểm chung Thư viện Xử lý thông tin lớn và đa dạng Hoạt động quản lí thường có điểm chung nào? 7 Kể tên một số hoạt động quản lí của các tổ chức mà em biêt? Quản lí bán vé máy bay Quản lí sách thư viện 8 Quản lí bệnh viện Quản lí doanh nghiệp Hoạt động của tổ chức Điểm chung Xử lý thông tin lớn và đa dạng Sử dụng Phần mềm chuyên dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Exel, Quattro… Foxpro, MS Access, SQL server… 9 Quản lí điểm trong nhà trường 10 Quy trình ứng dụng Tin học trong quản lý Sắp xếp Xây dựng chương trình tiện dụng Hồ sơ chứng từ trên máy tính Bổ sung, sửa chữa, loại bỏ… Lưu trữ Quy trình ứng dụng tin học trong quản lý? Khai thác thông tin Tìm kiếm, thống kê, in bảng biểu… 11 3. TỰ ĐỘNG HÓA VÀ ĐIỀU KHIỂN -Nhờ máy tính, con người có được những quy trình công nghệ tự động hóa linh hoạt chuẩn xác, chi phí thấp, hiệu quả và đa dạng Ví dụ: Con người không thể phóng được các vệ tinh nhân tạo bay lên vũ trụ nếu không có sự trợ giúp của các hệ thống máy tính 12 Tự động hoá và điều khiển Điều khiển dây chuyền sản xuất Điều khiển hệ thống phun nước 13 Điều khiển hệ thống ánh sáng Điều khiển hệ thống đèn TOKYO 4. Truyền thông -Tin học đã góp phần không nhỏ để đổi mới các dịch vụ của kĩ thuật truyền thông. - Sự liên kết giữa mạng truyền thông và mạng máy tính toàn cầu Internet đã phát triển nhiều dịch vụ tiện lợi: thương mại điện tử, Đào tạo điện tử (- E- Learning), Xem truyền hình trực tuyến, chính phủ điện tử… Thương mại điện tử ở Việt Nam 14 5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng -Tin học đã tạo cho việc soạn thảo văn bản hành chính, lập kế hoạch công tác ….một bộ mặt hoàn toàn mới. Giao diện word 2003 Máy đánh chữ Giao diện word 2007 Máy tính xách tay 15 5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng - Công nghiệp in ấn cũng có sự thay đổi. Các sản phẩm in ấn trên mọi vật liệu khác nhau 16 5. Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng - Khái niệm mới như văn phòng điện tử, xuất bản điện tử … ngày càng trở nên quen thuộc. Văn phòng điện tử 17 6. Trí tuệ nhân tạo: Đây là một lĩnh vực đầy triển vọng của tin học. Nhiều thành tựu kỹ thuật được con người thử nghiệm trong một số lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu khoa học: Máy chẩn đoán nhãn khoa Khả năng nhận dạng giọng nói trên điện thoại. 18 6. Trí tuệ nhân tạo: • Trí khôn “nhân tạo” hứa hẹn sẽ được ứng dụng trong tương lai Nhưng: - Máy tính chỉ giúp đưa ra phương án lựa chọn - Con người sẽ quyết định lựa chọn phương án thích hợp. 19 7. Giáo dục Áp dụng thành tựu của Tin học Thiết kế thiết bị hỗ trợ học tập Phần mềm dạy học Dạy học từ xa Việc dạy và học sinh động Người học có thể tự học Học qua mạng Gây hứng thú cho học sinh Giáo viên có phương pháp mới E-learning 20 7. Giáo dục Ứng dụng công nghệ “đa chuột” trong giảng dạy Giáo dục truyền thống Giáo dục ngày nay 21 8. GIẢI TRÍ • Nhiều phần mềm giải trí được ứng dụng đa dạng trên máy tính 22 8. GIẢI TRÍ Chơi game, nghe nhạc, xem phim,… là những cách giải trí phổ biến. • Đáp ứng nhu cầu giải trí mọi lứa tuổi. 23 Giải các bài toán khoa học kĩ thuật Soạn thảo, in ấn, lưu trữ, văn phòng Hỗ trợ việc quản lý Trí tuệ nhân tạo Tự động hóa và điều khiển Giáo dục Truyền thông Giải trí 24 Bài tập về nhà: - Làm bài 1, 2, 3, 4 (sgk-57) - Đọc trước bài 9: Tin học và xã hội 25 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN 26

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.