Giải vở bài tập văn 9

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Danh sách các nội dung

  • Bài 1
  • Bài 2
  • Bài 3
  • Bài 4
  • Bài 5
  • Bài 6
  • Bài 7
  • Bài 8
  • Bài 9
  • Bài 10
  • Bài 11
  • Bài 12
  • Bài 13
  • Bài 14
  • Bài 15
  • Bài 16
  • Bài 17

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 1
  • Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 [Ngắn Gọn]
  • Soạn Văn – Sách Giải Văn – Sách Học Tốt Ngữ Văn Lớp 9 [Cực Ngắn]
  • Tập Làm Văn Mẫu Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1
  • Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 9 Tập 2

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Văn 9: Đồng chí Tập 1 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải VBT Ngữ Văn 9: Đồng chí

1. Câu 1, tr. 130, SGK

Trả lời:

- Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo đặc biệt: dòng thơ là một từ với hai tiếng Đồng chí dùng để xưng hô trong đoàn thể cơ quan, bộ đội

- Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ: bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội nhưng ở mỗi đoạn sức mạnh dồn vào dòng cuối gây ấn tượng sâu đậm

   + đoạn đầu lí giải cơ sở tình đồng chí

   + đoạn hai là những biểu hiện của tình đồng chí và sức mạnh của nó

   + đoạn cuối là biểu hiện giàu chất thơ về người lính

2. Câu 2, tr. 130, SGK

Trả lời:

- Cơ sở hình thành tình đồng chí ở những người lính cách mạng:

   + sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân

   + sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bẽn đầu

   + tình đồng chí, đồng đội nảy nở và thành bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, đó là mối tình tri kỷ cùa những người bạn chí cốt

3. Trong đoạn thơ từ dòng tám đến dòng mười bảy, tình đồng chí của những người lính cách mạng được biểu hiện cụ thể qua những chi tiết, hình ảnh nào? Ý nghĩa giá trị của những chi tiết hình ảnh đó

Trả lời:

- Những hình ảnh chi tiết biểu hiện tình đồng chí:

   + Tình đồng chí là sự cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau.

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

   + Tình đồng chí còn là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính:

    Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

    Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

    Ảo anh rách vai

    Quần tôi có vài mảnh vá

    Miệng cười buốt giá

    Chân không giày

    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

- Ý nghĩa giá trị của những chi tiết hình ảnh ấy: những hình ảnh chi tiết ấy rất chân thực cô đọng mà giàu sức biểu cảm vừa khắc họa rõ nét hình ảnh người lính vửa biểu hiện được tình đồng chí cao đẹp ở họ

4. Câu 4, tr. 130, SGK

Trả lời:

- Ba câu thơ cuối là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ

- Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh :

   + Vẻ đẹp hiện thực : tình đồng chí sát cánh bên nhau, sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên tất cả sưởi ấm lòng họ giữa rừng hoang vu .

   + Vẻ đẹp lãng mạn : đầu súng trăng treo là hình ảnh tuyệt đẹp, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng chính là trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.

5. Câu 5, tr. 130, SGK

Trả lời:

- Bài thơ viết về tình đồng đội của người lính được tác giả đặt tên là Đồng chí vì từ này có nghĩa là cùng chung lí tưởng, chí hướng. Đây là cách xưng hô của những người trong đoàn thể cách mạng.

→Vì vậy tình đồng chí là bản chất cách mạng của tình đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội

6. Bài thơ Đồng chí được kết cấu theo cách tạo những cặp sóng đôi. Em hãy làm rõ đặc điểm ấy trong hệ thống hình ảnh và các đại từ của bài thơ. Tác dụng của cách kết cấu bài thơ như thế?

Trả lời:

- Bài thơ được kết cấu theo cách tạo những cặp sóng đôi:

   + cặp đại từ anh- tôi gắn liền với các hình ảnh sóng đôi

   + có khi lại hòa nhập làm một trong những từ và hình ảnh chỉ sự thống nhất chung: chung chăn, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bên nhau,....

- Tác dụng của cách kết cấu bài thơ như thế: đã khắc họa thành công hình ảnh người lính nông dân với những vẻ đẹp bình dị mà cao cả cùng tình đồng chí cao đẹp ở họ

7. Câu 6, tr. 130, SGK

Trả lời:

- Họ xuất thân từ nông dân. Họ sẵn sàng bỏ lại những gì quý giá thân thiết của cuộc sống nơi làng quê để ra đi vì nghĩa lớn:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Hai chừ “mặc kệ” nói được cái dứt khóat mạnh mẽ có dáng dấp “trượng phu". Những người lính nông dân ấy vẫn gắn bó, nặng lòng với làng quê thân yêu. Họ không hề vô tình, nếu không đã chẳng thể cảm nhận sự nhớ nhung của quê hương: Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

- Những người lính cách mạng trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.

Những cơn sốt run người, trang phục phong phanh giữa mùa đông giá lạnh [áo rách, quần vá, chân không giày]. Nhưng gian lao thiếu thôn càng làm nổi bật vẻ đẹp của anh bộ đội: sáng lên nụ cười của người lính [miệng cười buốt giá].

- Nhưng sáng ngời trong họ là tinh thần đồng đội và ý chí quyết tâm đánh giặc.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Ngữ Văn 9: Đồng chí Tập 1 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Loạt bài Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 Tập 1, Tập 2 hay nhất được biên soạn bám sát nội dung vở bài tập Ngữ Văn lớp 9 giúp bạn học tốt môn Ngữ Văn 9 hơn.

  • Đoàn thuyền đánh cá
  • Bếp lửa
  • Tập làm thơ tám chữ
  • Cố hương
  • Ôn tập làm văn [tiếp theo]
  • Những đứa trẻ [trích Thời thơ ấu]
  • Những ngôi sao xa xôi
  • Trả bài tập làm văn số 7
  • Biên bản
  • Bố của Xi-Mông
  • Ôn tập truyện lớp 9
  • Tổng kết về ngữ pháp [tiếp theo]
  • Bắc Sơn
  • Tổng kết phần văn học nước ngoài
  • Tổng kết phần tập làm văn
  • Tôi và chúng ta
  • Tổng kết phần văn học
  • Kiểm tra tổng hợp cuối năm

Phong cách Hồ Chí Minh

1. Câu 1 [tr. 8, SGK]:

Trả lời:

- Vốn tri thức văn hóa nhân loại của chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng thể hiện ở:

    + Bác có thể nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga, Hoa

    + Bác am hiểu sâu sắc về các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới

- Bác có vốn tri thức văn hóa sâu rộng như vậy là vì:

    + Bác có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa nước ngoài

    + Bác có ý thức học hỏi toàn diện, sâu sắc đến mức uyên thâm, không chịu ảnh hưởng một cách thụ động

    + Bác học một cách chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài

2. Câu 2 [tr. 8, SGK]:

Trả lời:

- Lối sống bình dị của Bác Hồ thể hiện ở:

    + nơi ở: là chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ có một phòng

    + trang phục và đồ dùng: bộ quần áo bà bà nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su

    + bữa ăn hằng ngày: đạm bạc chỉ có vài món dân dã cá kho, rau luộc, dưa ghém, cá muối, cháo hoa

3. Câu 3 [tr. 8, SGK]:

Trả lời:

- Lối sống giản dị của Bác là sự kết hợp giản dị và thanh cao vì:

   + đây không phải là lối sống khắc khổ của những người tự vui trong cảnh nghèo khổ

   + đây không phải là cách tự thần thánh hóa tự làm cho hơn đời, khác đời

   + đây là một cuộc sống có văn hóa đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ

4. Sự giản dị mà thanh cao trong phong cách Hồ Chí Minh biểu hiện trong thơ của Bác:

Trả lời:

- Bài Tức cảnh Pác Pó:

   + cuộc sống gian khổ: nơi ở chỉ là hang tối, thức ăn chỉ có cháo ngô và rau măng, bàn làm việc là một tảng đá chông chênh

   + Nhưng Hồ Chí Minh thanh cao vui thú lâm tuyền, tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non song [Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng], niềm tự hào tỏa rạng bài thơ.

- Bài Ngắm trăng:

   + nhà thơ bị đày đọa trong nhà tù vô cùng khắc khổ: không rượu, không hoa, không có cả tự do

   + nhưng người cách mạng này vẫn thưởng trăng một cách trọn vẹn đầy đủ, không vướng bận bởi sự thiếu thốn về vật chất và tình trạng bị giam cầm

5. Bài luyện tập [tr. 8, SGK]:

Trả lời:

    Chiếc thắt lưng của Bác

    Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu. Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác. Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.

    Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù... cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.

    Cá gì không xương?

    Sau cách mạng, Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ. Buổi trưa, Bác ở lại cơ quan, và cùng xuống ăn cơm với cán bộ, nhân viên. Thức ăn cũng chẳng có gì mấy, khi "sang" thì có thêm đĩa cà pháo, dưa cà muối, cá khô, về sau bà con Nghệ An còn gửi Nhút thanh chương ra biếu. Bác thường dặn phải ăn cho hết, đừng để thức ăn thừa trong bát đĩa. Anh em đùa, gọi như thế là " Ăn theo tác phong Hồ Chủ Tịch". Trong bữa ăn, đôi lúc Bác hỏi chuyện công tác, nhưng thường là nói chuyện vui, có lần Bác hỏi:

- Các chú có biết cá gì ko có xương ko ?

- Thưa Bác, đó là cá biển hay cá sông ạ ?

Thấy anh em hỏi lại, Bác hơi mỉm cười:

- Không phải cá sông mà cũng không phải cá biển

Mọi người ngạc nhiên. Bác lại cười bảo:

- Các chú không biết à ? Đó là con cá..........Gỗ

Anh em cùng cười vui vẻ. Và Bác tiếp tục kể "sự tích cá gỗ " của xứ Nghệ...

[Theo hồi kí của Huy Cận - tác phẩm mới - số 7 - 1970]

Các phương châm hội thoại

1. Bài tập 2 [tr. 10- 11, SGK]

Trả lời:

a. Nói có căn cứ chắc chăn là nói có sách mách có chứng
b. Nói sai sự thực một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối
c. Nói một cách hú dọa, không có căn cứ là nói mò
d. Nói nhảm nhí vu vơ là nói nhăng nói cuội
e. Nói khoác lác, làm ra vẻ tài giỏi hoặc nói những chuyện bông đùa, khoác lác cho vui là nói trạng

2. Bài tập [4, tr. 11, SGK ]

Trả lời:

a. Những cách diễn đạt này liên quan đến phương châm hội thoại về chất. Bởi vì người nói phải dùng những cách nói trên nhằm đảm bảo cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng.

b. Những cách diễn đạt này liên quan đến phương châm hội thoại về lượng. Bởi vì mục đích của cách dùng này có thể để nhấn mạnh ý, hay chuyển ý, dẫn ý, người nói cần nhắc lại một nội dung nào đó đã nói hay giả định là mọi người đã biết.

3. Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau có cung cấp đủ lượng thông tin cần thiết mà câu hỏi yêu cầu không? Cách trả lời như thế có ngụ ý gì?

A: - Cậu có mang sách và bút cho tớ không?

B: - Tớ có mang bút cho cậu đây.

Trả lời:

- So với yêu cầu của câu hỏi thì câu trả lời chưa cung cấp đầy đủ thông tin mà câu hỏi yêu cầu khi không đề cập đến việc có mang sách hay không

- Cách trả lời như thế có ngụ ý để người hỏi tự hiểu là không mang sách mà chỉ mang bút mà thôi

4. Trong bài thơ Mời trầu, Hồ Xuân Hương mở đầu bằng câu:

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Hãy cho biết:

a. Khi nói trầu hôi, tác giả có nói đúng sự thật không?

b. Nói như vậy nhằm mục đích gì?

Trả lời:

a. Khi nói trầu hôi, tác giả đã không nói đúng sự thật → vi phạm phương châm về chất: miếng trầu vừa mới quệt đáng lẽ phải còn tươi xanh, ngọt bùi.

b. Nói như thế tác giả có ngụ ý bộc lộ một cách kín đáo tấm lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của mình

Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh

1. Đọc văn bản Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh trong SGK, tr. 14 và trả lời câu hỏi trắc nghiệm bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.

Trả lời:

[1] Nhận xét nào nêu đúng nhất về văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

    →Chọn B: Đó là một văn bản thuyết minh sinh động về loài ruồi xanh

[2] Dòng nào nêu đúng nét đặc biệt của văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

   →Chọn B: Kết hợp chặt chẽ yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật

[3] Dòng nào nêu đúng tính chất thuyết minh của văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

   →Chọn A: Giới thiệu loài ruồi một cách hệ thống với những kiến thức chung đáng tin cậy, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh, phòng bệnh

[4] Dòng nào nêu đúng các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

   →Chọn B: Định nghĩa, phân loại, nêu số liệu, liệt kê

[5] Điền phương pháp thuyết minh và cột bên trái tương ứng với các ví dụ trích trong văn bản nêu ở cột bên phải.

[6] Dòng nào nêu đúng các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

   →Chọn C: Nghệ thuật kể chuyện: tưởng tượng, nhân hóa, nhiều tình tiết

[7] Dòng nào nêu đúng tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Ngọc Hoàng xử tội Ruồi xanh?

   →Chọn A: Giúp cho việc giới thiệu về loài ruồi xanh một cách sinh động, vui nhộn; nhiều tình tiết, gây hứng thú cho bạn đọc nhất là lứa tuổi thiếu niên

Phương pháp thuyết minh Ví dụ thể hiện trong văn bản
Định nghĩa Ruồi thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới
Phân loại Họ hàng ruồi rất đông, gồm ruồi trâu, ruồi giấm,...
Nêu số liệu Bên ngoài ruồi mang 6 triệu vi khuẩn, trong ruột chứa đến 28 triệu vi khuẩn.....
Liệt kê Nơi ở là nhà vệ sinh, chuồng lợn, chuồng trâu, nhà ăn, quán vỉa hè,...

2. Bài tập 2 [tr. 15, SGK]

Trả lời:

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản: kể chuyện ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối cho câu chuyện

- Nhận xét: Mở đầu đoạn văn là tập tính của chim cú dưới dạng ngộ nhận gắn với hồi ức tuổi thơ, với nhận thức mê tín từ thuở bé. Sau này lớn lên tri thức khoa học đã đẩy lùi sự ngộ nhận ngây thơ ấy.

Video liên quan

Chủ Đề