Giải thích sự khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái

Bài tập Sinh học 9: So sánh quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái* Giống nhau:- Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.- Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân tạora giao tử.- Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.* Khác nhauĐặc điểm so sánhGiảm phân 1Quá trình phát sinh giao tửQuá trình phát sinh giao tửcáiđực- Noãn bào bậc 1 qua GP I - Tinh bào bậc 1 qua GPI cho haicho thể cực thứ nhất có kích tinh bào bậc 2.thước nhỏ và noãn bào bậc 2có kích thước lớnGiảm phân 2- Noãn bào bậc 2 qua GP II - Mỗi tinh bào bậc 2 qua GPIIcho 1 thể cực thứ 2 có kích cho hai tinh tử phát triển thànhthước bé và 1 tế bào trứng có tinh trùng.kích thước lớnKết quả- Từ noãn bào bậc 1 qua GP - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GPcho 3 thể cực và 1 tế bào cho4 tinh trùng, các tinh trùngtrứng , trong đó chỉ có trứng này đều tham gia sự thụ tinh.trực tiếp thụ tinh- Các tinh trùng đều chứa bộ NST đơn bội(n) nhưng lại khác nhau về nguồn gốc NST

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 11 trang 35: Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc?

Trả lời:

Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử này trong thụ tinh đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.

Bài 1 (trang 36 sgk Sinh học 9) : Trình bày quá trình phát sinh giao tử ở động vật.

Lời giải:

– Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật diễn ra như sau:

– Quá trình phát sinh giao tử đực:

+ Các tế bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào (2n NST).

+ Các tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào bậc I (2n NST).

+ Sự tạo tinh bắt đầu từ tinh bào bậc 1 giảm phân tạo ra 2 tinh bào bậc 2 (n NST) ở lần phân bào I và 4 tế bào con ở lần phân bào II, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng (n NST).

+ Kết quả là từ 1 tinh nguyên bào (2n NST) qua quá trình phát sinh giao tử cho 4 tinh trùng (n NST).

– Quá trình phát sinh giao tử cái:

+ Các tế bào mầm cũng nguyên phân nhiều lần liên tiếp tạo ra nhiều noãn nguyên bào (2n NST).

+ Các noãn nguyên bào phát triển thành noãn bào bậc I (2n NST).

+ Các noãn bào bậc I tiến hành quá trình giảm phân.

+ Ở lần phân bào I, tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất (n NST) và 1 tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2 (n NST).

+ Ở lần phân bào II, thể cực thứ nhất phân chia tạo ra 2 thể cực thứ 2 (n NST) và noãn bào bậc II tạo ra 1 tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ 2 (n NST) và 1 tế bào khá lớn gọi là trứng (n NST).

+ Kết quả: từ 1 noãn nguyên bào (2n NST) cho ra 3 thể cực (n NST) và 1 trứng (n NST).

Bài 2 (trang 36 sgk Sinh học 9) : Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính lại được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể?

Lời giải:

Nhờ có quá trình giảm phân, giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội (n NST). Qua quá trình thụ tinh giữa giao tử đực và giao tử cái, bộ NST lưỡng bội (2n NST) được phục hồi. Vì vậy, sự phối hợp các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể.

Bài 3 (trang 36 sgk Sinh học 9) : Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính được giải thích trên cơ sở tế bào học nào?

Lời giải:

Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở các loài sinh sản hữu tính được giải thích dựa trên cơ sở:

– Do giảm phân đã tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST và sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

– Do sự tổ hợp lại các gen vốn có của tổ tiên, bố mẹ làm xuất hiện tính trạng đã có hoặc chưa có ở các thế hệ trước.

Bài 4 (trang 36 sgk Sinh học 9) : Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì trong các sự kiện sau đây?

a) Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực với một giao tử cái.

b) Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội.

c) Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.

d) Sự tạo thành hợp tử.

Lời giải:

Đáp án: c.

Bài 5 (trang 36 sgk Sinh học 9) : Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, hai cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và các hợp tử?

Lời giải:

– Khi giảm phân sẽ có sự phân chia ngẫu nhiên của các NST trong cặp NST tương đồng về các tế bào con (các giao tử). Ở đây ta có 2 cặp gen dị hợp nên số giao tử mà mỗi loại có thể tạo ra là 2² = 4 loại. Bốn loại giao tử đó sẽ là: AB, Ab, aB và ab.

– Khi tái tổ hợp để hình thành hợp tử cũng có sự tái tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử nên số hợp tử được hình thành sẽ là 4 x 4 = 16.

Giải thích sự khác nhau giữa phát sinh giao tử đực và giao tử cái

Kiểu gen:

1 AABB : 4 AaBb : 2 AABb : 2 AaBB : 2 Aabb : 1AAbb: 1 aaBB : 1aaBb : 1 aabb.

Trong quá trình phát sinh giao từ cái, các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào.

Các tế bào con được tạo thành qua giảm phân sẽ phát triến thành các giao tử sự hình thanh giao tử  đực và giao tử cái có sự khác nhau. Sự hình thành giao tử ở đọng vật khác với ở  thực vật. Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật được phác hoạ ờ hình 11.

Trong quá trình phát sinh giao tử đực, các tể bào mầm nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều tinh nguyên bào. Sự tạo tinh bắt đầu khi tinh nguyên bào hình thành. Tế bào này giảm phân, lần phân bào I tạo ra 2 tinh bào bậc 2, lần phân bào II tạo ra 4 tế bào con, từ đó phát triển thành 4 tinh trùng.

Trong quá trình phát sinh giao từ cái, các tế bào mầm cũng nguyên phân liên tiếp nhiều lần tạo ra nhiều noãn nguyên bào. Noãn nguyên bào phát triển thành noãn bậc 1. Tế bào này giảm phân, lần phân bào I tạo ra một tế bào có kích thước nhỏ gọi là thể cực thứ nhất và một tế bào có kích thước lớn gọi là noãn bào bậc 2, lần phân bào II cũng tạo một tế bào khá lớn gọi là trứng. Sau này chỉ có trứng thụ tinh với tinh trùng.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Câu hỏi:So sánh phát sinh giao tử đực và cái?

Trả lời:

* Giống nhau:

+ Đều phát sinh từ các tế bào mầm sinh dục.

+ Đều lần lượt trải qua 2 quá trình: nguyên phân của các tế bào mầm và giảm phân tạo ra giao tử.

+ Đều xảy ra trong tuyến sinh dục của cơ quan sinh dục.

* Khác nhau

Đặc điểm so sánh

Quá trình phát sinh giao tử cái

Quá trình phát sinh giao tử đực

Giảm phân 1

- Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc 2 có kích thước lớn - Tinh bào bậc 1 qua GP I cho hai tinh bào bậc 2.

Giảm phân 2

- Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn - Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho hai tinh tử phát triển thành tinh trùng.

Kết quả

- Từ noãn bào bậc 1 qua GP cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng , trong đó chỉ có trứng trực tiếp thụ tinh - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 tinh trùng, các tinh trùng này đều tham gia sự thụ tinh.

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về giao tử đực và cái nhé!

I. SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ

- Giao tử là tế bào sinh dục có chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n) được hình thành từ quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử (2n) có khả năng thụ tinh tạo ra hợp tử.

- Sự hình thành giao tử ở thực vật và động vật khác nhau.

- Quá trình phát sinh giao tử cái (trứng) và giao tử đực (tinh trùng) ở động vật:

II. THỤ TINH

- Khái niệm: thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái để tạo thành hợp tử.

- Bản chất: là sự kết hợp của hai bộ phận nhân đơn bội (n) trong giao tử tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n) có nguồn gốc từ bố mẹ ở hợp tử.

III. Ý NGHĨA CỦA GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH

- Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và sự kết hợp trong thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp khác nhau→ Tạo nguồn biến dị tổ hợp cho chọn giống và tiến hóa.

- Thụ tinh khôi phục lại bộ NST lưỡng bội của loài→ Duy trì ổn định bộ NST đặc trưng qua các thế hệ cơ thể.

IV. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình phát sinh giao tử đực và cái ở động vật giống nhau ở

A. Các tế bào mầm đều thực hiện nguyên phân liên tiếp nhiều lần.

B. Các tế bào mầm đều thực hirjn giảm phân liên tiếp nhiều lần.

C. Noãn bào bậc hai và tinh bào bậc hai đều thực hiện giảm phân để tạo giao tử.

D. Cả A và C.

Đáp án: D

Câu 2: Thụ tinh là

A. Sự kết hợp giữa một giao tử đực với một giao tử cái tạo thành hợp tử.

B. Sự kết hợp 2 bộ nhân đơn bội hay tổ hợp 2 bộ NST của 2 giao tử đực và cái tạo thành bộ nhân lưỡng bội ở hợp tử có nguồn gốc từ bố và mẹ.

C. Sự kết hợp của hai bộ nhân lưỡng bội của 2 loài.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 3: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ nhờ

A. Giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân và giảm phân.

C. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

D. Nguyên phân và giảm phân.

Đáp án: C

Câu 4: Nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp phong phú ở loài sinh sản hữu tính là

A. Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST.

B. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử trong thụ tinh tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau.

C. Nguyên phân tạo ra các tế bào có bộ NST giống nhau về bộ NST.

D. Cả A và B.

Đáp án: D

Câu 5: 5 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 5040 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 5120 nhiễm sắc thể đơn. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài.

A. 8. B. 16. C. 32. D. 46.

Đáp án: B

Gọi k là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có:

2n x (2k - 1) x 5 = 5040 và 2n x 2k x 5 = 5120

=> 2n = 16

Câu 6: 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 4 lần. Các tế bào con chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. Số lượng giao tử đực và giao tử cái được tạo thành là

A. 64 và 64.

B. 64 và 4.

C. 64 và 16.

D. 16 và 16.

Đáp án: C.

Số tinh trùng được tạo ra là: 24 x 4 = 64

Số trứng được tạo ra là: 24 x 1 = 16

Câu 7: Xét 4 tế bào sinh dục sơ khai của ruồi giấm 2n = 8 đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 2,34375% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử cái được sinh ra.

A. 192. B. 48. C. 24. D. 2048.

Đáp án: B

Số tế bào tham gia giảm phân là 4 x 29 x 2,34375% = 48

Số tế bào trứng được tạo ra: 48 x 1 = 48

Câu 8: 5 tế bào sinh dục cái sơ khai đều nguyên phân 6 đợt tạo ra các tế bào sinh trứng. Các tế bào này chuyển sang vùng chín nhận của môi trường 5120 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài là

A. 32. B. 64. C. 16. B. 8.

Đáp án: C

Số tế bào sinh trứng được sinh ra là: 5 x 26 = 320

320 tế bào chuyển sang vùng chín tức là xảy ra quá trình nhân đôi NST.

Bộ NST lưỡng bội của loài là: 5120 : 320 = 16

Câu 9: Xét 8 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt . Tất cả các tế bào con đều tham gia giám phân tạo giao tử . Số thoi vô sắc xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm phân các tế bào nói trên

A. 128. B. 384. C. 512. D. 8.

Đáp án: B

Số tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng được tạo ra là : 8 x 24 = 128 tế bào

Số thoi vô sắc được hình thành và phá hủy là : 3 x 128 = 384 thoi.

Câu 10: 10 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp 5 lần. Hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% và tạo ra 128 hợp tử. Hãy xác định số giao tử tham gia thụ tinh.

A. 320. B. 128. C. 1280. D. 4.

Đáp án: C