Giá trần cho vay margin là gì

Giá trần cho vay margin là gì
Mục Lục Chính
  1. Margin là gì?
  2. vay margin là gì?
  3. Tỷ lệ margin trong chứng khoán là gì?
  4. Cách tính margin chứng khoán
  5. Call margin là gì?
  6. Margin: con dao 2 lưỡi?
  7. Tài khoản margin là gì?
  8. Margin trong kinh doanh là gì?
  9. Danh sách cổ phiếu được kí quỹ
  10. Cách sử dụng margin hiệu quả
  11. lãi margin trên thị trường
  12. Case study: khái niệm về biên an toàn trong đầu tư
  13. Kinh nghiệm "xương máu" khi sử dụng margin


margin là gì

Margin là khoản đặt cọc của người kinh doanh chứng khoán khi thực hiện một số nghiệp vụ như: vay tiền từ một đối tác( trong chứng khoán là vay tiền cty chứng khoán) khác để mua chứng khoán hay quyền chọn, bán khống chứng khoán (hiện tại có bán khống chứng khoán phái sinh) hoặc quyền chọn hoặc khi tham gia vào một hợp đồng tương lai.
Margin trong đòn bẩy tài chính dễ nhầm lẫn với margin trong kinh doanh. Xem thêm mục margin trong kinh doanh để phân biệt rõ.
Giá trần cho vay margin là gì

Bạn cũng có thể xem qua video tóm tắt sau để hiểu nhanh về margin



vay margin là gì

Là việc mua hoặc bán chứng khoán trong đó người đầu tư chỉ thực có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay.
Bằng cách sử dụng giao dịch ký quỹ, những người đầu tư có thể mang lại những tác động tích cực như ổn định giá chứng khoán và tăng cường tính thanh khoản của thị trường.
Tuy nhiên, giao dịch ký quỹ cũng ẩn chứa mức độ rủi ro cao có khả năng làm tổn hại đến hoạt động của thị trường (xem thêm rủi ro trong giao dịch kí quỹ). Giao dịch ký quỹ có hai loại: mua ký quỹ và bán khống (hiện tại bán khống chỉ có tại thị trường chứng khoán phái sinh).
Room margin là gì? room margin chính là hạn mức cho vay mà các công ty chứng khoán dành cho một mã cổ phiếu nào đó. Theo luật, room margin trong chứng khoán có mức trần là 5% so với vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán.
Noted: khái niệm này dễ nhầm lẫn với khái niệm về hạn mức cho vay margin. Vậy hạn mức cho vay margin là gì? nhà đầu tư cần xem qua phần cách cho vay margin bên dưới để hiểu rõ khái niệm này.

tỷ lệ margin trong chứng khoán là gì

Người kinh doanh chứng khoán có thể đặt cọc (hay còn gọi là kí quỹ margin) bằng tiền mặt hoặc chứng khoán, và khoản đặt cọc đó được ghi vào tài khoản đặt cọc. Với hợp đồng tương lai thì khoản đặt cọc này thường được hiểu là đặt cọc thực hiện hợp đồng - bảo chứng.
Đặt cọc bổ sung (hay gọi là nộp tiền force sell): khoản đặt cọc bổ sung được sử dụng để đề phòng sự sụt giá của khoản đầu tư trong những ngày giao dịch tiếp theo, tương đương với khoản lỗ trong tình huống xấu nhất.
Khi tiến hành một thương vụ nào đó, nhà đầu tư có thể cùng lúc phải đảm bảo từng mức tối thiểu của các loại đặt cọc(kí quỹ) trên. Tổng tất cả các mức tối thiểu đó được gọi là yêu cầu đặt cọc tối thiểu, và nhà đầu tư phải duy trì tài khoản đặt cọc không thấp hơn mức này. Ví dụ sau về cách tính margin chứng khoán sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Cách tính margin chứng khoán

cách tính margin chứng khoán, thể hiện qua ví:
Một nhà đầu tư mua 100 cổ phiếu ABC với giá 100.000đ/cp. Với tỉ lệ margin 1:1. Số tiền này tương đương với số tiền đặt cọc = 100*100.000*50% (50% tài sản nhà đầu tư, 50% tài sản vay).
Lưu ý là các cty chứng khoán lại có định nghĩa về tỉ lệ kí quỹ rất khác nhau, nhà đầu tư kiểm tra kĩ trước khi sử dụng. Thông thường giữa các cty hay khác nhau ở ví dụ sau:Tài sản nhà đầu tư có 100 đồng, tỉ lệ kí quỹ công ty ACB là 50% thì tài sản 50% vay 50%, nhưng vẫn có công ty định nghĩa tỉ lệ 50% là tỉ lệ khoản vay chỉ được 50% so với tài sản ròng 100 đồng của nhà đầu tư.
Noted: Theo công thức trên, hạn mức cho vay margin chính là 50% đối với cổ phiếu ACB
Giá trần cho vay margin là gì


Call margin là gì

Để hiểu call margin là gì thì bạn cần hiểu khi nào bị call margin: khi mức đặt cọc trong tài khoản đặt cọc thấp hơn mức hơn mức đặt cọc tối thiểu, người môi giới hoặc công ty chứng khoán sẽ đưa ra yêu cầu tăng đặt cọc (margin call). Lúc này nhà đầu tư hoặc phải tăng khoản đặt cọc hoặc phải kết thúc thương vụ (thuật ngữ trên thị trường gọi là bán giải chấp, hoặc call margin) tại đây.
Theo định nghĩa này, full margin là gì? Chính là lúc mức đặt cọc (kí quỹ) trong tài khoản ngang bằng với mức đặt cọc (kí quỹ) tối thiểu.

Leverage là gì, tỉ lệ ký quỹ margin là gì

Định nghĩa leverage là việc sử dụng một số tiền nhỏ để thực hiện một khoản đầu tư có giá trị lớn hơn rất nhiều. Ví dụ bạn có thể mua một hợp đồng tương lai VN30 trị giá vài chục triệu với khoản đầu tư ban đầu chỉ bằng 15% tổng trị giá hợp đồng (15% ở đây cũng chính là tỉ lệ ký quỹ margin). Ví dụ, nếu bạn mua một hợp đồng vàng trị giá 10.000.000 bạn có thể chỉ cần bỏ ra 1.500.000 đồng.
Vì vậy, nếu giá tăng 1.500.000 đồng, tương ứng 15% chỉ số thôi, giá trị đầu tư của bạ đạt mức lãi 200% so với đầu tư gốc 1.500.000 của bạn.

Ngược lại, nếu giá giảm 15% và giá trị đầu tư của bạn cũng sụt xuống 200%, việc này có thể lấy mất hơn 1.500.000 của bạn, đôi khi còn nhiều hơn để thực hiện đúng cam kết của hợp đồng khi bạn bị lỗ. Vì vậy, mặc dù đòn bẩy tài chính khiến cho lợi nhuận ban đầu có vẻ thuận lợi nhưng cũng có thể gây ra cho bạn những khoản thua lỗ lớn.
Lưu ý: định nghĩa này rất dễ nhầm lẫn với định nghĩa margin.

Margin trong kinh doanh

margin trong kinh doanh ở đây phải hiểu là khoảng cách giữa chi phí và giá bán/doanh thu. Định nghĩa margin trong kinh doanh còn hiểu là "tỷ lệ lợi nhuận" hay "tỷ suất lợi nhuận". Định nghĩa đi kèm với định nghĩa về margin trong kinh doanh là:

Gross margin hay lợi nhuận biên

Đây là tỉ lệ được tính toán bằng cách lấy tổng thu nhập hoặc lãi ròng chia cho doanh thu. Biên lợi nhuận được biểu hiện bằng con số phần trăm(%), ví dụ nếu biên lợi nhuận là 20% tức là một công ty sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng.

Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập ròng. Đây là một chỉ báo khá hữu ích khi tiến hành so sánh hiệu quả các công ty trong cùng một ngành. Công ty nào có biên lợi nhuận cao hơn thể hiện công ty đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.

Margin con dao 2 lưỡi

Giá trần cho vay margin là gì

Khi nhà đầu tư dùng margin, đặc biệt là dùng margin với tỉ lệ đòn bảy cao thì rủi ro bị thua lỗ lớn, thậm chí cháy tài khoản mất hết tiền đầu tư sẽ luôn thường trực bởi các lý do sau đây:

Áp lực khi dùng margin: Việc dùng margin sẽ gây ra áp lực về tâm lí, khiến các quyết định đầu tư bị chệch hướng so với ban đầu.

Áp lực phải trả lãi margin: Phí vay tiền của các CTCK ở mức khoảng 14%/1 năm (hầu hết cty chứng khoán, tuy nhiên vẫn có cty có lãi margin khoản 8%/ năm), nếu nhà đầu tư đầu tư bằng tiền vay thì phải có lợi nhuận cao hơn con số đó thì mới có lãi.

Áp lực khi bị margin call: Khi cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư được yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo, việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng với nhà đầu tư. Vì đa phần nhà đầu tư đã sử dung hết khả năng tài chính rồi thì mới đi vay.

Tất cả những áp lực trên sẽ gây tác động lớn đến tâm lý và hành vi của nhà đầu tư. Và rất nhiều nhà đầu tư đã không còn sáng suốt xử lý khi bị margin call dẫn đến thiệt hại lớn trong đầu tư.


CTCK hạ tỉ lệ cho vay: Để quản lý rủi ro đối với khoản tiền cho nhà đầu tư vay thì CTCK sẽ hạ tỉ lệ margin ở mã cổ phiếu có thông tin xấu. Việc hạ tỉ lệ margin và thông tin xấu cộng hưởng lại có thể làm giá cổ phiếu giảm rất sâu dẫn đến thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Khó khăn nhất là khi còn đang giữ hàng, nhưng bị buộc giảm chấp. Điều này đã từng xảy ra thường xuyên trong bối cảnh thị trường khó khăn.
Có những khách hàng sở hữu hàng triệu cổ phiếu nhưng khi bị CTCK hạ tỉ lệ margin hoặc cắt margin không cho vay nữa phải bán một lượng lớn cổ phiếu ra thị trường đã làm ảnh hưởng rất lớn đễn giá cổ phiếu. Trong năm 2016 vừa rồi, rất nhiều cổ phiếu giảm giá đến 90% vì bị CTCK cắt margin. Điển hình là: CDO, HAG, TTF, FID, HQC,

Lãi suất margin

Lãi suất margin trên thị trường mỗi công ty chứng khoán quy định khác nhau, tổng hợp sau là của 3 cty có thị phần lớn nhất trên sàn chứng khoán hiện nay, có dịch vụ margin ổn định, nguồn lực cho vay lớn, tránh được các rủi ro bị cạn margin.

lãi suất margin ssi

Lãi suất cho vay hiện hành: 0,0389%/ngày
Lãi suất do vượt Tỷ lệ nợ cho phép: 150% x 0,0389%/ngày
Thời hạn vay tối đa: 9 tháng.
Link tham khảo

lãi suất margin hsc

Lãi suất cho vay hiện hành: 0,04%/ngày
Lãi suất do vượt Tỷ lệ nợ cho phép: 150% x 0,04%/ngày
Lãi suất Ứng trước tiền bán chứng khoán: 0.04%/ngày
Thời hạn vay tối đa: 3 tháng.
Link tham khảo

lãi suất margin vcsc

Lãi suất cho vay hiện hành: 0,037%/ngày
Lãi suất do vượt Tỷ lệ nợ cho phép: 150% x 0,037%/ngày
Lãi suất Ứng trước tiền bán chứng khoán: 0.037%/ngày
Thời hạn vay tối đa: 6 tháng.
link tham khảo

Thuật ngữ về biên an toàn- Margin safety của ông tổ nghành đầu tư

Giá trần cho vay margin là gì

Khái niệm biên an toàn được sử dụng không chỉ trong lĩnh vực tài chính mà còn được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ: giả sử rằng các kĩ sư xây dựng đang xây một chiếc cầu chịu được trọng tải 100 tấn. Như vậy liệu có phải chiếc cầu này được xây dựng với khả năng chống đỡ chính xác là 100 tấn ? Chắc chắn là không rồi vì con số 100 tấn có thể còn có những sai số, và lượng giao thông qua cầu sẽ có lúc nào đó vượt ngưỡng 100 tấn, vì thế sẽ là an toàn hơn nếu xây một chiếc cầu có thể chịu được trọng tải là 130 tấn, như vậy biên an toàn đối với cây cầu là 30 tấn và nó sẽ đảm bảo rằng cây cầu sẽ không sập khi bị quá tải trong phạm vi 30 tấn.

Việc đầu tư vào chứng khoán cũng tương tự như vậy. Bạn thấy rằng chứng khoán này đáng giá đến tận 100.000 đồng, việc mua nó ở mức giá 75.000 đồng sẽ cho bạn một biên an toàn trong trường hợp các phân tích của bạn không chính xác và cổ phiếu thực chất chỉ trị giá 90.000 đồng. Trong kế toán thì biên an toàn là khoảng chênh lệch giữa doanh số bán hàng kì vọng và điểm hoà vốn.

Đây là ý tưởng chính trong lý thuyết đầu tư giá trị của Benjamin Graham, trong đó việc bảo toàn vốn đầu tư là nguyên tắc số một.

tài khoản margin là gì

Một loại tài khoản môi giới trong đó người môi giới cho khách hàng vay tiền mặt để mua chứng khoán. Khoản vay trong tài khoản được ký quỹ bởi chứng khoán và tiền mặt.
Khi sử dụng một tài khoản ký quỹ, nghĩa là bạn đang đầu tư bằng tiền của người môi giới cho mình (ở đây là công ty chứng khoán). Bằng cách sử dụng sức mạnh đòn bẩy của khoản vay, bạn có thể làm khuếch đại cả lãi và khoản lỗ của khoản đầu tư.

Danh sách cổ phiếu được kí quỹ


Giá trần cho vay margin là gì

Để góp phần hạn chế rủi ro có thể gặp phải cho nhà đầu tư, UBCKNN đã ban hành Công văn số 557/UBCK-PTTT ngày 7/4/2008 gửi các CtyCK về việc tuân thủ các quy định về giao dịch chứng khoán, trong đó yêu cầu các CtyCK phải tuân thủ các quy định về kiểm tra ký quỹ giao dịch đối với khách hàng. Theo đó, khi đặt lệnh bán chứng khoán, khách hàng phải có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản chứng khoán. Khi đặt lệnh mua chứng khoán, số dư tài khoản bằng tiền của khách hàng phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ ký quỹ giao dịch theo quy định từng thời kỳ.
Bạn có thể theo dõi danh sách cổ phiếu được phép margin của sở ở đây:
https://www.hsx.vn/Modules/Listed/

Kinh nghiệm sử dụng margin hiệu quả

Sẵn sàng thua lỗ nặng

Day trader hầu như đều chịu thua lỗ nặng trong những tháng giao dịch đầu tiên và nhiều người không bao giờ có lãi trở lại. Do vậy, day trader chỉ nên thua lỗ với số tiền họ có thể chấp nhận được. Cần luôn chuẩn bị tinh thần và phương án khi rủi ro xảy ra, đây cũng là nguyên nhân mà phần đông nhà đầu tư mất vốn: không biết cắt lỗ.

Day trader không bao giờ đầu tư

Day trader ngồi trước màn hình máy tính và tìm kiếm cơ hội từ giá cổ phiếu lên xuống. Họ muốn tận dụng xu hướng và thoát ra trước khi đảo chiều. Họ không biết chắc chắn giá cổ phiếu sẽ biến động thế nào nhưng luôn hy vọng nó đi theo 1 hướng hoặc lên hoặc xuống. Day trader thực thụ không sở hữu cổ phiếu qua đêm do rủi ro lớn khi giá thay đổi đáng kể ở ngày giao dịch kế tiếp, dẫn đến khả năng thua lỗ lớn.

Day trading là công việc căng thẳng toàn thời gian

Day traders phải theo dõi thị trường liên tục trong phiên tại bàn vi tính. Việc này thực sự khó khăn và đòi hỏi sự tập trung lớn khi phải theo dõi hàng chục mã cổ phiếu cùng với biến động giá trong xu hướng chung của thị trường. Là một day trader, bạn phải chịu những khoản chi phí lớn. Và các công ty chứng khoán cần phải thu về hoa hồng sau khi họ đã mất chi phí đào tạo và máy móc. Vì vậy, 1 day trader cần phải tính toán được xem lợi nhuận đem về có đủ bù lại chi phí và đâu là điểm hòa vốn.

Lệ thuộc vào tiền vay

Việc vay tiền phục vụ day trading là rất phổ biến nhưng luôn luôn ẩn chứa rủi ro. Đó là lý do tại sao nhiều day trader mất tiền và kết thúc trong cảnh nợ nần. Vì vậy, day trader phải hiểu cơ chế margin và tính toán được thời điểm bị margin call, và khả năng bị giải chấp.

Đừng tin vào lợi nhuận dễ dàng

Đừng tin vào những tuyên bố, những cam kết kiếm tiền nhanh. Trước khi bỏ tiền cho ai đó thay bạn lướt sóng, cần biết được bao nhiêu khách hàng mất tiền và có lời với day trader đó. Nếu công ty chứng khoán cũng không biết hoặc không tiết lộ, hãy suy nghĩ kỹ về những rủi ro khi bạn hoàn toàn không biết gì.

Cẩn thận với những lời khuyên nóng từ thư điện tử, website

Một số website kiếm lợi từ day trader bằng cách đưa ra lời khuyên nóng và tư vấn chọn cổ phiếu có phí. Một lần nữa, đừng tin bất kỳ tuyên bố thổi phòng nào về lợi nhuận dễ dàng của day trading. Cần kiểm chứng nguồn thông tin và hỏi xem họ có được trả tiền để đưa ra nhận định.
5 nguyên tắc dùng margin hiệu quả


kinh nghiệm sử dụng margin

Giá trần cho vay margin là gì

- Vấn đề margin trích của bác Đông Tà:
Điều này đã trở thành một phần của thị trường hiện nay khi hầu hết các nhà đầu tư từ nhỏ tới lớn đều sử dụng nhằm mục đích gia tăng nhanh chóng nguồn vốn và lợi nhuận. Tuy nhiên đây là một con dao 2 lưỡi và đa số đều thất bại trong vịêc sử dụng margin một cách hợp lý. Hầu hết các nhà đầu tư chỉ nghĩ đến phần cơ hội trong việc sử dụng margin mà ít khi chú ý đến phần rủi ro trong vấn đề này. Các sai lầm thường thấy khi sử dụng margin :

Tỉ lệ sử dụng margin quá cao : 1-2, 1-3,1-4 và hơn nữa. Khi bạn sử dụng tỉ lệ margin càng cao thì mức độ call margin (tỉ lệ an toàn) của bạn càng thấp khiến cho sự chủ động của bạn trong vấn đề xử lý khi chạm mức an toàn của margin hoàn toàn bị động. Ví dụ với mức margin 3-7 thì mức xử lý cảnh báo sẽ vào khoản sụt giảm 20% so với giá vốn ban đầu. Tuy nhiên vào những tình huống thị trường xấu hay có ý đồ của một thế lực nào đó thì cổ phiếu của bạn có thể giảm nhiều phiên sàn liên tiếp là điều khó tránh khỏi. Với biên độ 7% ở HOSE hay 10% ở HNX thì chỉ cần 2 phiên sàn bạn đã chạm mức xử lý margin trong khi cổ phiếu của bạn chưa về đến tài khoản. Lúc này hành động của bạn sẽ trở nên luống cống, không còn sáng suốt nữa và rơi vào tình trạng lo sợ và khi tình trạng giải chấp xảy ra sẽ khiến bạn thiệt hại nặng hoặc mất hoàn toàn vốn mà không có cơ hội làm lại. Điều nay cho thấy tỉ lệ sử dụng margin càng cao và vựơt qua kiểm soát là quá nguy hiểm hơn là cơ hội mà nó mang tới .

Sử dụng margin về cuối sóng: bạn bắt đúng đáy nhưng chỉ bằng tiền tươi và chưa hoàn toàn tin tưởng vào đà đi tiếp của con sóng này, đến khi mọi sự rõ ràng bạn mới tự tin gia tăng margin nhằm thu lợi nhiều hơn. Tuy nhiên khi bạn nhận thấy thị trường rõ ràng như vậy thì thường là lúc thị tường tạo đỉnh và đi xuống vì vậy bạn sẽ bị lỗ kép nhanh hơn và khoản lời trước đó bằng tiền tươi cũng không đủ bù đắp cho khoản lỗ này. Cộng thêm với việc chần chữ cắt lỗ sẽ khiến khoản lỗ của bạn gia tăng mạnh vì khi thị trường tạo đỉnh thì thương đi xuống rất nhanh.

Sử dụng margin để lướt sóng liên tục: đây cũng là một điểm yếu mà khá nhiều nhà đầu tư mắc phải khi liên tục sử dụng margin để lướt sóng. Khi đó tần suất vào ra thị trường của bạn tăng lên rất nhiều vì vậy rủi ro của bạn cũng tăng lên tương ứng. Các điểm yếu của phương pháp này thứ nhất thuộc về lãi vay, và phí giao dịch , phí ứng tiền. khi bạn gia tăng lướt sóng các loại phí này sẽ tăng lên rõ rệt và nếu như lợi nhuận mang lại thấp thì ban sẽ lỗ vì khoản lợi nhuận này không đủ bù đắp khoản phí mà bạn phải trả cho công ty chứng khoán. Thứ 2 đó là khi bạn thất bại trong lướt sóng và cắt lỗ nhiều lần thì càng làm cho bạn cụt vốn nhanh hơn do lỗ kép và xuất hiện tình trạng nôn nóng gỡ lại vốn. Khi đó bạn không còn đủ bình tĩnh để giao dịch một cách hợp lý nữa.

Trên đây là 3 sai lầm mà nhà đầu tư hay mắc phải khi sử dụng margin. Mà khi bạn đã mắc sai lầm thì thường các hành động sau đó cũng thường sai theo do sự mất ổn định của tâm lý. Hành xử hợp lý ở đây là khắc phục từng sai lầm mà mình mắc phải và hạn chế nó trong lần giao dịch sau. Các bước khắc phục:

Tỉ lệ margin ở mức an toàn : 1-0,5 hoặc 1-1, chỉ sử dụng trên 1-1 khi thị trường thật sự bùng nổ dựa trên giá trị giao dịch gia tăng, kì vọng cảu nhà đầu tư, vĩ mô tốt, dòng tiền mạnh...( thường xảy ra ở cuối một chu kì bùng nổ kinh tế). Tỉ lệ margin cao từ 1-1,5 trở lên chỉ dành cho những người thật sự có kinh nghiệm và am hiểu thị trường. Vì với tỉ lệ này việc bạn bị cháy tài khoản là điều khó tránh khỏi nếu thị trường rơi vào một đợt dowtrend mạnh hoặc bị rơi vào tình trạng đánh xuống có chủ định của các lực lượng tham gia thị trường.

Nên sử dụng margin ngay từ đầu sóng và thoát dần margin khi thị trường đi lên và thoát toàn bộ margin khi thị trường đi vào chu kì tăng cuối.( tâm lý lạc quan quá mức, có quá nhiều topic PR cổ phiếu trên các diễn đàn chứng khoán tài chính, tin tức tốt nhiều, ai ai cũng khoe đã sử dụng full margin... )

Hạn chế lươt sóng liên tục bằng margin, xin nhắc lại là bạn càng hành động nhiều thì khả năng mắc sai sót của bạn càng tăng lên. Hãy xác định mình là nhà đầu tư đi săn cơ hội, tức khi cơ hội thật sự đến thì hãy giao dịch cũng như sử dụng margin, đừng lâm vào tình trạng thử vài sai tức bạn không đoán chắc xu hướng nhưng vẫn cố giao dịch và chấp nhận cắt lỗ. Nếu tình trạng này lập lại nhiều lần vốn của bạn sẽ hao hụt nhanh chóng.
Giá trần cho vay margin là gì


Câu hỏi thường gặp:

_ Có nếu sử dụng margin hay không?: Theo em thì đã tham gia lướt sóng thì nên sử dụng margin nhằm gia tăng lợi nhuận cũng như phòng ngừa rủi ro ở những tình huốn bình quân giá xuống bằng margin khi đã hết tiền mặt. Tuy nhiên khi lâm vào tình trạng bình quân giá xuống này thì bạn phải cực kì cẩn thận và xác định cho đúng vùng hỗ trợ của cổ phiếu mà bạn đang nắm và mua bình quân ở vùng hỗ trợ đó. Nếu hành động này sai sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng vì cổ phiếu không phục hồi đựoc và tiếp tục đi xuống mạnh hơn, lúc đó bạn sẽ lâm vào tình trạng lõ kép và khả năng bị giải chấp là rất cao.

_ Có nên sử dụng full margin?: Theo em thì điều tùy thuộc vào hoàn cảnh thị trường và cổ phiếu mà bạn đang nắm giữ , nếu thị trường ở trạng thái bull mạnh thì bạn nên sử dụng full margin để tối đa hóa lợi nhuận , hoặc bạn hiểu rõ cũng như nắm đựoc tin tức nội gián tốt của cổ phiếu mình đang nắm hay khả thi hơn là bạn là người đựoc đội lái mách nước. Tuy nhiên không có gì là chắc chắn ở đây cả. lúc thuận lợi đội lái sẽ là người hùng nhưng lúc sa cơ họ sẵng sàn bán rẻ bạn.

Bài viết trên là đúc kết nhiều nguồn tài liệu quý giá, lận kinh nghiệm thực tế khi sử dụng margin của rất nhiều người. Mong là sẽ có ích cho quý nhà đầu tư, dù là mới tham gia hay đã tham gia thị trường lâu rồi.
---------------------------------------
Bài viết có liên quan:
1. 22 chỉ số tài chính quan trọng và các màn phù phép báo cáo tài chính bạn nên biết
2. chứng khoán là gì, 10 chỉ số vĩ mô và những ngành đáng mua
---------------------------------------


Theo dõi góc nhìn đầu tư mới nhất

* indicates required
Địa chỉ email: *
Tên riêng của bạn: *