Giá tính phí bảo vệ môi trường mới nhất

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Thực hiện thu phí bảo vệ môi trường đối với khoáng sản theo quy định tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; tăng cường quản lý khai thác khoáng sản. Qua đó, khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, khai thác hiệu quả, tiết kiệm khoáng sản gắn liền với công tác bảo vệ môi trường; góp phần phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường; khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; bảo vệ, tái tạo cảnh quan môi trường nơi khai thác khoáng sản.

Giá tính phí bảo vệ môi trường mới nhất
Bộ Tài chính đề xuất tăng Khung mức phí đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng mức phí tối thiểu bằng mức phí tối đa hiện hành; mức phí tối đa bằng 200% mức phí tối đa hiện hành. Ảnh minh họa

Nghị định số 164/2016/NĐ-CP được ban hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết và tổ chức thực hiện thu phí đồng bộ, đúng quy định, góp phần hình thành hệ thống văn bản thu phí thống nhất trong cả nước.

Theo Bộ Tài chính, số thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản hàng năm đã góp phần tích cực để địa phương bổ sung nguồn đầu tư cho bảo vệ môi trường tại nơi khai thác. Số thu phí năm 2017 là 3.029 tỷ đồng; năm 2018 là 3.448 tỷ đồng; năm 2019 là 3.737 tỷ đồng; năm 2020 là 3.576 tỷ đồng.

Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện Nghị định số 164/2016/NĐ-CP đã phát sinh một số vấn đề cần hoàn thiện nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong chính sách phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; khắc phục những hạn chế của chính sách hiện hành về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; từng bước hạn chế tác động xấu đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Ngoài ra, cần sửa đổi Nghị định 164/2016/NĐ-CP để bảo đảm thống nhất với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý thuế và Luật Bảo vệ môi trường.

Do đó, Bộ Tài chính đã xây dựng Dự thảo Tờ trình Chính phủ và Nghị định thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Hiện nay, Nghị định số 164/2016/NĐ-CP quy định khung mức phí đối với sỏi, cuội, sạn, cát, đất sét, đá làm vật liệu xây dựng thông thường là 1.500 - 6.000 đồng/m3. Mức phí này còn thấp, chưa khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay thế các khoáng sản này.

Để hạn chế khai thác manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả; khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh tăng Khung mức phí đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo hướng mức phí tối thiểu bằng mức phí tối đa hiện hành; mức phí tối đa bằng 200% mức phí tối đa hiện hành.

Dự thảo Nghị định cũng bổ sung quy định người nộp phí để bảo đảm thống nhất với pháp luật khoáng sản. Theo đó, người nộp phí gồm, tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.

Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản; Tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua khoáng sản mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua khoáng sản là người nộp phí cũng là đối tượng nộp phí.

Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản sử dụng đất đá bốc xúc thải ra để cải tạo, phục hồi môi trường, Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định miễn thu phí đối với việc sử dụng đất đá bốc xúc để cải tạo, phục hồi môi trường.

Tại dự thảo, Bộ Tài chính cũng đã sửa quy định thu phí đối với khai thác tận thu khoáng sản; thu phí đối với khai thác đá làm mỹ nghệ “khối lớn”; thu phí đối với đá hoa trắng để sản xuất bột carbonat. Dự thảo còn sửa phương pháp tính phí đối với đất đá bốc xúc, bỏ tỷ lệ quy đổi số lượng khoáng sản thành phẩm ra khoáng sản nguyên khai; quy định căn cứ tính phí khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm.

Dự thảo nghị định cũng sửa đổi quy định tổ chức thực hiện. Hiện nay, UBND cấp tỉnh trình HĐND ban hành nghị quyết và thực hiện thu phí bảo vệ môi trường với khai thác khoáng sản. Cơ quan thuế địa phương hướng dẫn, đôn đốc thu nộp phí. Qua phản ánh một số địa phương, thông tin số lượng khoáng sản khai thác và số lượng đất đá bốc xúc có thể bị gian lận, làm thất thu ngân sách.

Do đó, để hạn chế tình trạng thông tin kê khai với cơ quan Thuế về số lượng khoáng sản nguyên khai và số lượng đất đá bốc xúc làm căn cứ tính phí không khớp với số lượng do cơ quan tài nguyên và môi trường quản lý, gây thất thu ngân sách, Bộ Tài chính trình Chính phủ bổ sung quy định phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan tài nguyên và môi trường trong đối chiếu thông tin.

Phí bảo vệ môi trường là gì? Các loại phí môi trường hiện nay? Mức xử phạt khi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai, kê khai việc thu, nộp phí và lệ phí? Phân biệt thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường?

Để phục vụ cho như cầu sống cũng như phát triển kinh tế, con người đang vô tình hoặc cố ý tàn phá thiên nhiên. Những năm gần đây, ô nhiễm môi trường đã lên mức báo động. Do đó, nhà nước, các tổ chức, cá nhân đã và đang chung tay góp sức gìn giữ, bảo vệ, khôi phục môi trường.

Chính vì vậy, nhà nước ta đã quy định về các loại thuế, phí bảo vệ môi trường để hạn chế phần nào mức độ gây ô nhiễm và khôi phục, gìn giữ môi trường.

Luật sư tư vấn pháp luật về thuế phí bảo vệ môi trường: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

1. Phí bảo vệ môi trường là gì?

Nhìn chung hiện nay các văn bản luật hay văn bản dưới luật vẫn chưa có một quy định chi tiết nào để định nghĩa phí bảo vệ môi trường là gì. Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường chúng ta sẽ hiểu phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.

Đây được xem là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.

Phí bảo vệ mội trường theo tiếng anh là: Environment fee

Tiền phạt thuế Tax penalty
Phí bảo vệ mội trường Environment fee
Ô nhiễm môi trường Environmental pollution
Thuế tài nguyên Natural resources tax
Cục thuế Tax department
Thanh tra viên Inspector
Người nộp thuế Tax-payer
Đăng ký thuế Registration
Thanh tra thuế Inspect
Tiền phạt do đóng thuế trễ hạn Late payment penalty
Tiền phạt do khai thuế trễ hạn Late filing penalty

2. Các loại phí môi trường hiện nay:

Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, việc quy định phí môi trường cần phải là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và là tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau:

– Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.

– Phí BVMT đối với nước thải: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở các Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 và 04/2003/NĐ-CP ngày 8/1/2007 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.

Xem thêm: Đối tượng nào phải nộp thuế bảo vệ môi trường? Thuế suất, phương pháp tính thuế bảo vệ môi trường?

– Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.

– Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2008. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit.

3. Mức xử phạt khi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai, kê khai việc thu, nộp phí và lệ phí:

Thứ nhất,  đối với đăng ký, kê khai chậm thời hạn quy định của pháp luật phí, lệ phí sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai thu, nộp phí, lệ phí hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kê khai việc thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.

Thứ hai, đối với hành vi vi phạm quy định về thu, nộp phí, lệ phí

  • Hành vi chậm nộp phí, lệ phí theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền:

+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;

Xem thêm: Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.

  • Hành vi không nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật phí, lệ phí:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị dưới 10.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.

Lưu ý: Ngoài việc bị xử phạt hành chính trên, nhiều trường hợp còn dựa vào tính chất, mức độ vi phạm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

Xem thêm: Ưu điểm của Luật thuế bảo vệ môi trường

–  Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật;

–  Tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính.

  • Ngoài ra khi cá nhân, tổ chức khi vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
  • Buộc phải bồi hoàn số tiền thất thoát do vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí gây ra;
  • Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí;
  • Truy thu các khoản phí, lệ phí trốn nộp;
  • Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch phí, lệ phí có được do vi phạm hành chính.

Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trên đây chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

4. Phân biệt thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường:

Tiêu chí Thuế bảo vệ môi trường Phí bảo vệ môi trường
Khái niệm Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm và hàng hóa khi sử dụng có thể gây tác động xấu đến môi trường. Việc đánh thuế môi trường là cách để tọa ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước và hạn chế sản phẩm
(hay hoạt động) có thể gây hại đến môi trường.
Phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường.
Chủ thể ban hành Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan nhà nước khác theo thẩm quyền
Bản chất Là khoản thu nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới MT và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đây hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường

–       Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm: Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi ni lông; /Thuốc diệt cỏ; thuốc trừ mối; Thuốc bảo quản lâm sản; Thuốc khử trùng kho (loại hạn chế sử dụng).

Là khoản thu nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng MT và tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp phí.

-Nước ta đang áp dụng một số loại phí như: Phí BVMT đối với nước thải, chất rắn, khai thác khoáng sản…

Mục tiêu Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xử lý ô nhiễm hoặc khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trường. – Làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm;

– Ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được

– Tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường.

Tính chất -Không mang tính đối giá

-Không mang tính hoàn trả trực tiếp

-Mang tính đối giá

-Mang tính hoàn trả trực tiếp

Tầm quan trọng Cao hơn Thấp hơn
Tính lợi ích Không liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp Liên quan trực tiếp đến lợi ích của người nộp
Tính ổn định Có tính ổn định cao, ít thay đổi Tính ổn định thấp, có thể thay đổi nhanh
Chủ thể chịu trách nhiệm trả Thuế BVMT thu vào một số loại hàng hóa mà khi sử dụng nó gây ô nhiễm MT, thể hiện định hướng nhằm hạn chế việc sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm.

Người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người sản xuất là người nộp thay

Phí BVMT thu vào hành vi xả chất thải ra MT (thu trực tiếp vào chủ thể xả chất thải gây ô nhiễm MT).

Người chịu phí và người nộp phí BVMT là người xả thải ra môi trường

Nguyên tắc xác định mức thu Thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến MT.

->Thu theo mức thuế tuyệt đối bằng số tiền trên đơn vị hàng hoá.

Dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra MT, mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hàng hoá, lợi nhuận của doanh nghiệp.
Mức độ liên quan đến quy mô đối tượng Mức độ liên quan đến quy mô đối tượng thấp Hầu như liên quan trực tiếp đến quy mô sử dụng dịch vụ
Chủ thể có quyền thu Chỉ có Nhà nước Nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc được uỷ quyền