Giá điện sản xuất năm 2023 là bao nhiêu?

Theo đó, EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh [chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng] từ ngày 4 tháng 5 năm 2023. 

Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Trước đó vào ngày 31/3/2023, Bộ Công Thương đã công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và 2022 của EVN theo quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg. 

Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2021 và năm 2022 của EVN cho thấy giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 là 2.032,26 đ/kWh, tăng 9,27% so với năm 2021. 

Điều này cũng dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ tới hơn 26.462 tỷ đồng.

Thủ tướng Chính phủ ban hành khung giá bán lẻ điện bình quân 

Trước đó, ngày 03/02/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định 02/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân.

Cụ thể, khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân [chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng] như sau: Mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh; mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.

Khi có biến độ lớn về các thông số tính toán khung giá, chi phí sản xuất kinh doanh điện và yêu cầu phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân, Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tính toán, điều chỉnh khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính khi có biến động lớn về các thông số tính toán khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, chi phí sản xuất kinh doanh điện và cần phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá bán lẻ điện bình quân.

Trong đó, bậc 1: từ kWh 0 - 50 kWh/ tháng, giá bán lẻ điện là 1.728 đồng/kWh; bậc 2 từ kWh 50 - 100 kWh/ tháng giá bán là 1.786 đồng/kWh; bậc 3 từ kWh thứ 101 - 200 kWh/ tháng giá điện là 2.074 đồng/kWh; bậc 4 từ kWh thứ 201 - 300 kWh/ tháng, giá bán là 2.612 đồng/ kWh; bậc 5 từ kWh thứ 301 - 400 kWh/ tháng giá bán là 2.919 đồng/kWh; bậc 6 dành cho hộ dùng từ 401 kWh điện một tháng trở lên, giá bán là 3.015 đồng/kWh.

Từ ngày 4/5/2023: Giá điện sinh hoạt cao nhất 3.015 đồng/kWh. Ảnh: TL

Như vậy, giá bán lẻ điện sinh hoạt đã tăng khá mạnh, đặc biệt đối với các hộ dùng từ bậc 4 sẽ có chênh lệch khá rõ với giá cũ.

Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN] vừa có thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3732 đồng/kWh từ ngày 4/5/2023, tương đương tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Việc tăng giá bán điện được thực hiện căn cứ Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [ngày 30/6/2017] quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; căn cứ văn bản số 304/BCT-ĐTĐL [ngày 27/4/2023] của Bộ Công thương về việc thực hiện chỉ đạo của Thường trực Chính phủ./.

Để đạt được các mục tiêu đó, Bộ Công thương đã xây dựng giá tiền điện theo bậc thang, tính theo lũy tiến. Cụ thể là ban hành Quyết định 648/QĐ-BCT, từ ngày 20/3/2019 mức giá bán lẻ điện bình quân là 1.864,44 đồng/kWh chưa gồm thuế GTGT, tăng so với Quyết định 4495/QĐ-BCT là 143,79 đồng/kWh. Trong đó, giá điện sinh hoạt hiện nay được chia làm 6 bậc như sau:

Giá điện sinh hoạt thành phố 10/2023

STTNhóm đối tượng khách hàngGiá bán điện [đồng/kWh]1Thành phố, thị xã1.1Sinh hoạt1.1.1Trạm biến áp do Bên bán điện đầu tưBậc 1: Cho kWh từ 0 – 501.7282Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 1001.7863Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 2002.0744Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 3002.6125Bậc 5 Cho kWh từ 301 – 4002.9196Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên3.0151.1.2Trạm biến áp do Bên mua điện đầu tưBậc 1: Cho kWh từ 0 – 501.5452Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 1001.6013Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 2001.7864Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 3002.2575Bậc 5 Cho kWh từ 301 – 4002.5386Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên2.6521.2Mục đích khác1.4852Thị trấn, huyện lỵ2.1Sinh hoạt2.1.1Trạm biến áp do Bên bán điện đầu tưBậc 1: Cho kWh từ 0 – 501.5142Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 1001.5703Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 2001.7474Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 3002.2105Bậc 5 Cho kWh từ 301 – 4002.4866Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên2.5692.1.2Trạm biến áp do Bên mua điện đầu tưBậc 1: Cho kWh từ 0 – 501.4912Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 1001.5473Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 2001.7084Bậc 4: Cho kWh từ 201 – 3002.1195Bậc 5 Cho kWh từ 301 – 4002.3996Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên2.4802.2Mục đích khác1.485

 

Giá điện kinh doanh mới nhất 10/2023

Điện ápGiờ bình thườngGiờ thấp điểmGiờ cao điểmĐiện áp từ 22kV trở lên2.442 đ/kWh1.361 đ/kWh4.251 đ/kWhĐiện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV2.629 đ/kWh1.547 đ/kWh4.400 đ/kWhĐiện áp dưới 6 kV2.666 đ/kWh1.622 đ/kWh4.587 đ/kWh

Giá điện sản xuất EVN 10/2023

Điện ápGiờ bình thườngGiờ thấp điểmGiờ cao điểmĐiện áp từ 110 kV trở lên1.536 đ/kWh970 đ/kWh2.759 đ/kWhĐiện từ 22 kV đến dưới 110 kV1.555 đ/kWh1.007 đ/kWh2.871 đ/kWhĐiện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV1.611 đ/kWh1.044 đ/kWh2.964 đ/kWhĐiện dưới 6kW1.685 đ/kWh1.100 đ/kWh3.076 đ/kWh-

Chính phủ quy định mức giá điện bình quân cho một kWh điện và giao cho Bộ Công thương xây dựng bảng giá điện bán lẻ phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh. Theo đó, giá tiền điện sinh hoạt bán lẻ phải đảm bảo hai mục tiêu:

  • Thực hiện chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ tốt cho những người có mức thu nhập thấp
  • Khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm.

Cách tính giá bán điện theo giờ

1. Quy định về giờ bán điện

a] Giá điện giờ bình thường

Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

– Từ 04 giờ 00 đến 9 giờ 30 [05 giờ và 30 phút];

– Từ 11 giờ 30 đến 17 giờ 00 [05 giờ và 30 phút];

– Từ 20 giờ 00 đến 22 giờ 00 [02 giờ].

Ngày Chủ nhật

Từ 04 giờ 00 đến 22 giờ 00 [18 giờ].

b] Giá điện giờ cao điểm

Gồm các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy

– Từ 09 giờ 30 đến 11 giờ 30 [02 giờ];

– Từ 17 giờ 00 đến 20 giờ 00 [03 giờ].

Ngày Chủ nhật: không có giờ cao điểm.

c] Giá điện giờ thấp điểm:

Tất cả các ngày trong tuần: từ 22 giờ 00 đến 04 giờ 00 sáng ngày hôm sau [06 giờ].

2. Đối tượng mua điện theo hình thức ba giá:

a] Khách hàng sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được cấp điện qua máy biến áp chuyên dùng từ 25 kVA trở lên hoặc có sản lượng điện sử dụng trung bình ba tháng liên tục từ 2.000 kWh/tháng trở lên;

b] Đơn vị bán lẻ điện tại khu công nghiệp;

c] Đơn vị mua điện để bán lẻ điện ngoài mục đích sinh hoạt tại tổ hợp thương mại – dịch vụ – sinh hoạt;

Theo Quyết định, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia thành 6 bậc thang theo quy định hiện hành. Cụ thể từ 0 – 50 kWh giá bán 1.728 đồng; từ 51 – 100 kWh giá bán 1.786 đồng/kWh; từ 101 – 200 kWh giá bán 2.074 đồng/kWh; từ 201 – 300 kWh giá bán 2.612 đồng/kWh; từ 301 – 400 kWh giá bán 2.919 đồng và từ kWh thứ 401 trở lên giá bán 3.015 đồng.

Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất cấp điện áp từ 110 kV trở lên dao động từ 999 đồng/kWh đến 2.844 đồng/kWh phụ thuộc vào giờ thấp điểm đến giờ cao điểm; cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV dao động từ 1.037 đồng đến 2.595 đồng/kWh; cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22 kV từ 1.075 đến 3.055 đồng/kWh; cấp điện áp dưới 6kV từ 1.133 đồng đến 3.171 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện cho kinh doanh cũng được chia thành 3 cấp điện áp: Từ 22kV trở lên; từ 6kV đến dưới 22 kV và dưới 6 kV với các mức giá trong giờ bình thường, giờ thấp điểm và giờ cao điểm.

Giá bán lẻ điện cho các bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông với cấp điện áp từ 6kV trở lên là 1.690 đồng/kWh; cấp điện áp dưới 6kV là 1.805 đồng/kWh. Giá điện chiếu sáng công cộng, đơn vị hành chính sự nghiệp được bán tương ứng với giá 1.690 đồng/kWh và 1.805 đồng/kWh với hai cấp điện áp nêu trên.

Bên cạnh đó, quyết định cũng quy định giá bán buôn điện sinh hoạt vùng nông thôn, cho khu tập thể, cụm dân cư; tổ hợp thương mại – dịch vụ, khu công nghiệp, chợ… hay các mục đích khác với những mức giá cụ thể cho từng cấp điện áp và những khung giờ thấp điểm, giờ bình thường và giờ cao điểm.

Chủ Đề