Giá bò giống hiện nay 2023

Chiều 14/10, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị ''Đánh giá kết quả phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2018 - 2022; Kế hoạch, giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2023 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn TP Hà Nội''.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Ánh Ngọc

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, tính đến tháng 9/2022, toàn TP có tổng đàn bò 130.300 con. Trong đó, bò sinh sản gần 90.000 con, bò thịt, bê các loại trên 40.000 con. Trên địa bàn đã hình thành các vùng chuyên canh, tập trung và trang trại quy mô lớn với đàn bò thịt, sinh sản tại 39 xã, vùng chăn nuôi bò thịt trọng điểm trên 50.00 con; hơn 100 trại chăn nuôi bò thịt quy mô lớn ngoài khu dân cư [quy mô từ 20 con trở lên].

Về cơ cấu giống đa dạng, với các giống bò thịt chất lượng cao: 65% bò lai Zebu, trên 30% bò lai hướng thịt [Angus, Wayu, BBB, Droughmaster…].

Tỷ lệ thụ tinh nhân tạo trên đàn bò sinh sản đạt trên 90%, số bê sinh ra từ phương pháp thụ tinh nhân tạo đạt khoảng 60.000 con/năm, cung cấp cho thị trường trên 50.000 con bò giống, bê giống các loại, gồm: BBB, Angus, Wayu, Charolais, Brahman… Khối lượng bò lai xuất chuồng ở 18 - 24 tháng đạt 550 - 600kg.

Chăn nuôi bò thịt tại huyện Ba Vì. Ảnh: Ánh Ngọc

Từ năm 2018 đến nay, TP đã đưa công nghệ 4.0 vào quản lý theo dõi bò sinh sản. Cụ thể: Tổ chức giám định, bình tuyển, gắn chip điện tử cho 5.000 con bò cái lai Zebu, và 3.000 bê lai chất lượng cao để đưa vào quản lý giống tại các xã: Minh Châu, Tòng Bạt, Thụy An, Minh Quang [Ba Vì]; Tự Lập [Mê Linh]; Lệ Chi [Gia Lâm]; Thanh Mỹ [Sơn Tây]; Nam Sơn, Bắc Sơn [Sóc Sơn]; Vân Hà [Phúc Thọ].

Về lai tạo, sản xuất giống bò thịt, Hà Nội tập trung phát triển các giống theo 3 nhóm chiến lược: Chuyên thịt năng suất cao [F1, F2 BBB], chuyên thịt chất lượng cao [F1 Wagyu], kiêm dụng [lai Brahaman, Charolais, Angus…] thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ đạt trên 90% đàn bò sinh sản.

Đáng chú ý, Hà Nội phối hợp với Công ty CP T&T 159, tổ chức kết nối thu mua 5 đợt bê lai Wagyu cho hộ chăn nuôi các huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Mê Linh, với giá bình quân 17 triệu đồng/con. Đây là phương thức thu mua mới, minh bạch, không qua trung gian và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi thêm từ 3 - 5 triệu đồng/con.

Hà Nội cũng đã phối hợp với Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Nam Thái để xây dựng dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, chuỗi khép kín tiêu thụ sản phẩm thịt bò Waygu tại xã Minh Châu [huyện Ba Vì].

Ngoài ra, Trung tâm Nghiên cứu bò và Đồng cỏ Ba Vì đã xây dựng thành công chuỗi sản xuất, cung cấp thịt bò lai Wagyu mang nhãn hiệu “F1Wagyu Ba Vì” cho thị trường Hà Nội và các tỉnh với giá bán bình quân gần 1 triệu đồng/kg.

Về định hướng trong thời gian tới, TP Hà Nội sẽ tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt chủ yếu tại các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng, Sóc Sơn, Mê Linh, Mỹ Đức…

TP phấn đấu đến năm 2025, đàn bò thịt, bò sinh sản có quy mô 150.000 - 155.000 con; sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 13.000 - 15.000 tấn/năm. Tăng số lượng đàn bò sinh sản khoảng 3%/năm ở vùng trọng điểm, giảm quy mô chăn nuôi thương phẩm. Đến năm 2030, đàn bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo đạt trên 90% tổng đàn, trong đó lai tạo giống bò cao sản 50%.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho hay, để đạt được mục tiêu đề ra, TP tăng cường phối hợp với các cơ quan nghiên cứu trên địa bàn để chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ cao trong lĩnh vực di truyền; cải tạo nâng cao năng suất chất lượng giống bò.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Ánh Ngọc 

Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất con giống, phát triển ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị; xây dựng các cơ sở giống chất lượng cao, vùng sản xuất chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, tập trung cải tạo con giống theo hướng tăng năng suất, chất lượng.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý giống, thực hiện bình tuyển đánh số, gắn chip theo dõi và đánh giá chất lượng. Đặc biệt, triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm là bò giống, bò thịt chất lượng cao; đưa công nghệ mới vào sản xuất tinh bò, từng bước nghiên cứu, khảo nghiệm chọn tạo giống bò mang thương hiệu Hà Nội.

Sở NN&PTNT sẽ đề xuất với UBND TP Hà Nội có cơ chế, chính sách mới phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu về chăn nuôi bò; đồng thời đề xuất TP điều chỉnh, bổ sung những chính sách không còn phù hợp nhằm khuyến khích cá nhân, DN liên kết, hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt trên địa bàn TP.

Về phía các huyện, thị xã cũng cần có cơ chế riêng để khuyến khích DN hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi. Cùng với đó, phối hợp với Sở NN&PTNT Hà Nội trong việc thực hiện các chương trình, dự án về phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn TP. Đặc biệt là quan tâm đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn cho dẫn tinh viên và cán bộ thú y cơ sở.

Chủ Đề