Gây thương tích trên bao nhiêu thì bị truy tố năm 2024

Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Vậy, cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

1. Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thế nào?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BYT, nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể [TTCT] như sau:

- Tổng tỷ lệ % TTCT của một người phải nhỏ hơn 100%.

- Mỗi bộ phận cơ thể bị tổn thương chỉ được tính tỷ lệ % TTCT một lần. Trường hợp bộ phận này bị tổn thương nhưng gây biến chứng, di chứng sang bộ phận thứ hai đã được xác định thì tính thêm tỷ lệ % TTCT do biến chứng, di chứng tổn thương ở bộ phận thứ hai.

- Nếu nhiều TTCT là triệu chứng thuộc một hội chứng hoặc thuộc một bệnh đã được ghi trong các Bảng tỷ lệ % TTCT thì tỷ lệ % TTCT được xác định theo hội chứng hoặc theo bệnh đó.

- Khi tính tỷ lệ % TTCT chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân, ở kết quả cuối cùng thì làm tròn để có tổng tỷ lệ % TTCT là số nguyên [nếu số hàng thập phân bằng hoặc lớn hơn 0,5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị].

- Khi tính tỷ lệ % TTCT của một bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

- Khi giám định, căn cứ tổn thương thực tế và mức độ ảnh hưởng của tổn thương đến cuộc sống, nghề nghiệp của người cần giám định, giám định viên đánh giá, xác định tỷ lệ % TTCT trong khung tỷ lệ tương ứng với Bảng tỷ lệ % TTCT.

- Đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

- Trường hợp trên cùng một người cần giám định mà vừa phải giám định pháp y lại vừa phải giám định pháp y tâm thần thì tổ chức giám định thực hiện giám định sau tổng hợp tỷ lệ % TTCT của người cần giám định theo phương pháp xác định tỷ lệ % TTCT.

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự [Ảnh minh họa]

2. Cách xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể

Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định việc xác định tỷ lệ % TTCT được tính theo phương pháp cộng như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +...+ Tn

Trong đó:

  • T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất [nằm trong khung tỷ lệ các TTCT được quy định tại Thông tư này].
  • T2: Là tỷ lệ % của TTCT thứ hai được tính như sau: T2 = [100 - T1] x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100
  • T3: Là tỷ lệ % của TTCT thứ ba được tính như sau: T3 = [100-T1-T2] x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100
  • Tn: Là tỷ lệ % của TTCT thứ n được tính như sau: Tn - {100-T1-T2-T3-...-T[n-1]} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100
  • Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

3. Gây thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố hình sự

Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, hành vi cố ý gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên thì bị khởi tố hình sự.

Thứ nhất, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội Cố ý gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị xử lý như sau:

- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này như: dùng hung khí nguy hiểm; dùng hóa chất nguy hiểm; phạm tội đối với 02 người trở lên;…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

- Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

- Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

- Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Làm chết 02 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

- Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, theo quy định của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình sự theo khoản 1 Điều 134 nêu trên, nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%.

Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì dù mức độ thương tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.

Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự cũng quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp như dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 134.

Khi xác định được đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Bên cạnh việc có thể phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật thì người nào bị truy tố còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại tức là người phụ nữa bị đánh kia do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Bao gồm:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại [nếu có] và các chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại [nếu có].

- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

- Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc [người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên] thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

- Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Thứ hai, nếu chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự do không đủ dấu hiệu để khởi tố vụ án hình sự thì trong trường hợp tỷ lệ thương tật đó dưới 11% thì người này chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình. "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: e] Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;" hoặc theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 quy định thì: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì bị truy tố?

Người nào cố ý gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì bị truy cứu trách nhiệm theo Điều 136 Bộ luật Hình sự 2015.

Thương tích 20% đi tù bao nhiêu năm?

Em bạn sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu cả 2 bên bị thương tật với tỷ lệ như trên chỉ bị truy tố trách nhiệm hình sự khi các bên khởi kiện, nếu các bên không khởi kiện thì sẽ chỉ cần bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự.

Gây thương tích 12% đi tù bao nhiêu năm?

Như vậy, trường hợp anh bạn gây thương tật 12% là đã đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự, sửa đổi 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, mức án phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Thương tích bao nhiêu thì đi tù?

Nếu tỷ lệ đó từ 11% thì người này cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134, trường hợp tỷ lệ thương tật đó dưới 11% thì người này chỉ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Chủ Đề