Gãy tay bao lâu thì tháo bột

Chơi thể thao, lực tác động nhanh và đột ngột từ đồ vật cũng dễ làm gãy cánh tay. Chấn thương này cần được sơ cứu và điều trị kịp thời để không gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Vậy thời gian lành cánh tay mất khoảng bao lâu?

Dấu hiệu cho biết bạn đã bị gãy cánh tay

Gãy cánh tay là tình trạng một hoặc nhiều xương ở cánh tay bị nứt hoặc gãy, nằm trong phần từ vai cho đến khuỷu tay. Chấn thương này gặp nhiều ở mọi lứa tuổi, chiếm một nửa số ca gãy xương (ở người lớn) và đứng sau gãy xương đòn (ở trẻ em).

Bạn nên đến phòng khám để kiểm tra xem mình có bị gãy cánh tay không khi gặp những triệu chứng sau:

- Cánh tay bị sưng, bầm tím

- Khi cử động nghe tiếng nứt hoặc gãy răng rắc

- Đau nhức trong xương cánh tay và tăng dần lên lúc chuyển động

- Phần cánh tay bị biến dạng hoặc cổ tay cong lại

- Không thể lật sấp hoặc ngửa lòng bàn tay, cánh tay không xoay được.

Gãy tay bao lâu thì tháo bột

Điều trị gãy xương tay kịp thời để ngăn chặn biến chứng

Nguyên nhân gây nên chấn thương gãy cánh tay

- Ngã với bàn tay duỗi thẳng là nguyên nhân hàng đầu khiến cánh tay bị gãy. 

- Cú đánh trực tiếp từ vật như gậy

- Chấn thương do tai nạn giao thông hoặc bất kỳ áp lực trực tiếp nào vào một phần của cánh tay.

Gãy cánh tay mất bao lâu để hồi phục hoàn toàn?

Khi gãy cánh tay, bạn cần kiểm tra và nhận hướng dẫn điều trị từ bác sĩ chuyên môn. Thời gian hồi phục chấn thương phụ thuộc nhiều vào vị trí và mức độ. Đối với người bình thường cần 4 - 6 tuần để xương lành lại hoàn toàn. 

Trong thời gian điều trị, người bệnh nên tái khám thường xuyên để theo dõi và nắm được tốc độ hồi phục. Những bài tập kết hợp chế độ ăn uống hợp lý giúp xương nhanh lành hơn.

Gãy tay bao lâu thì tháo bột

Gãy xương tay mất từ 4 – 6 tuần để lành lại

Nguy cơ gãy xương cánh tay từ các môn thể thao

Chơi thể thao là một cách rèn luyện cơ thể và tăng sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện không đúng cách sẽ làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Bất cứ loại môn thể thao nào liên quan tới tiếp xúc cơ thể hoặc dễ bị ngã như đá bóng, bầu dục, trượt tuyết,...

Ngoài ra, các bất thường về xương như loãng xương, khối u xương cũng có thể tác động và làm gãy cánh tay.

Điều trị gãy cánh tay bằng kỹ thuật hiện đại

Để xác định vị trí và mức độ gãy, bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên biểu hiện bên ngoài kết hợp chụp X - quang (hoặc chụp MRI). Tiếp đến là tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Cụ thể:

- Điều trị bảo tồn: Áp dụng trường hợp gãy hở ở trẻ em, gãy kín ít hoặc không di lệch. Bác sĩ tiến hành gây tê, nắn chỉnh và cố định bằng bó bột ở ngực, vai và cánh tay. Kết hợp uống thuốc để giảm sưng và đau.

- Điều trị phẫu thuật khi gãy hở và có tổn thương mạch máu thần kinh. Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, sử dụng nẹp vít, đóng đinh. Sau phẫu thuật cần tập luyện vật lý trị liệu nhằm phục hồi chức năng và không gặp biến chứng.  

Lưu ý: Ngay khi bị gãy cánh tay, người bệnh cần được sơ cứu bằng cách cố định tay (có thể dùng khăn như băng đeo). Hoặc chườm đá lạnh ở khu vực bị thương.

Gãy tay bao lâu thì tháo bột

Tùy thuộc vào vị trí và mức độ gãy mà bác sĩ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp

Những điểm người bệnh cần lưu ý

- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn, không uống rượu bia

- Chườm đá tại vùng bị gãy từ 20 - 30 phút/lần, một ngày thực hiện 4 đến 5 lần.

- Giữ nẹp hoặc bột sạch, khô

- Giảm sưng bằng cách giữ cánh tay cao trên tim càng nhiều càng tốt. Khi nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế thì nên sử dụng gối để đỡ cánh tay

- Liên lạc với bác sĩ khi cơn đau tăng, ngón tay hoặc bàn tay chuyển lạnh (xanh tái) hay mất cảm giác.

Gãy cánh tay nhanh hồi phục khi người bệnh tuân theo các nguyên tắc và hướng dẫn từ bác sĩ. Phòng khám cơ xương khớp La Văn Lường với bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Trang thiết bị hiện đại giúp bạn không còn lo lắng nhiều về chấn thương của mình. Đặt lịch khám nhanh qua hotline 0898 12 14 16 - 0907 567 567 hoặc truy cập trang web https://phongkhamlavanluong.vn/.

Thông tin liên hệ

Địa chỉ: 09 Nguyễn Huy Lượng – P14 – Quận Bình Thạnh – TPHCM

Số ĐT: 0898 12 14 16 – 0907 567 567

Email:

Website: https://phongkhamlavanluong.vn

Giờ làm việc

+ Thứ 2 – Chủ nhật: Sáng (8h – 12h) – Chiều (15h – 19h30).

+ Các ngày lễ hoạt động bình thường.

Những lưu ý đối với bệnh nhân sau bó bột điều trị gãy xương, chấn thương phần mềm

12/01/2021

Bột là một vật liệu rắn, có vai trò bất động xương gãy và giữ cho xương ở tư thế giải phẫu, thúc đẩy quá trình liền xương (nếu gãy xương); bảo vệ và giúp phần mền chóng hồi phục (nếu tổn thương phần mềm). Ngoài ra bó bột còn giúp bệnh nhân giảm đau, giảm sưng nề và giảm co cơ sau chấn thương. Trong một số trường hợp, bó bột nhằm bất động tạm thời trong thời gian chờ phẫu thuật.

Các loại bột

  • Bột làm từ thạch cao (bột thông thường, thấm nước)
  • Bột làm từ nhựa, sợi thủy tinh (bột nhẹ, không thấm nước)
  • Bột rạch dọc (giai đoạn còn sưng nề)
  • Bột tròn kín (hết giai đoạn sưng nề)
  • Nẹp bột (nếu sưng nề nhiều)

Lưu ý sau bó bột

Trong thời gian 24-72 giờ đầu do hiện tượng sưng nề tăng lên làm cho bột có xu hướng chặt lại, người bệnh cảm giác chật chội, căng tức phần chi bó bột. Nếu không được nới bột kịp thời có thể dẫn đến tình trạng chèn ép bột.

Do vậy, giảm sưng nề trong 24-72 giời đầu rất quan trọng. Các biện pháp giúp giảm sưng nề:

  • Kê cao chi trong 24-72 giờ đầu để máu trở về tim được dễ dàng. Chi bó bột kê cao hơn mức tim.

Gãy tay bao lâu thì tháo bột

Hình 1. Kê cao chân

  • Tập vận động lên cơ, gồng cơ trong bột, tập vận động đầu chi phần không bó bột
  • Chườm đá. Cho đá vào túi nilon hoặc túi chườm lạnh đặt lên trên bột tại vị trí tổn thương.

Lưu ý các dấu hiệu của chèn ép bột

       Khi tình trạng sưng nề tăng lên làm tăng áp lực trong bột, sẽ gây nên tình trạng chèn ép bột. Nếu người bệnh thấy các biểu hiện sau đây thì đến bệnh viện khám ngay:

  • Đau tăng và cảm giác bột bó chặt lấy chi
  • Tê bì hoặc căng tức ở bàn ngón tay hoặc bàn ngón chân (đầu chi)
  • Đau rát bỏng hoặc như kim châm
  • Đầu chi sưng nhiều
  • Mất vận động chủ động đầu chi

Chăm sóc bột​

  • Trong những ngày đầu cần chú ý:
  • Giữ cho bột khô ráo. Nếu để bột ẩm hoặc thấm nước, nước có thể thấm vào lớp vải hoặc giấy lót trên da, gây kích ứng da
  • Đi lại trên bột. Trong trường hợp được phép đi lại trên bột, không đi ngay sau khi bó bột mà phải chờ ít nhất 1 giờ đối với bột thủy tinh và 2-3 ngày đối với bột thạch cao. Nếu đi lại sớm (khi bột chưa cứng chắc) sẽ làm hỏng bột.
  • Giữ cho bột sạch sẽ. Lau sạch da đầu chi phần không bột.
  • Đi lại với bột. Nếu bột ở chân, chỉ đi lại sau khi bột đã khô và cứng. Đối với bột thạch cao thời gian bột khô và cứng khoảng 2-3 ngày. Bột bằng sợi thủy tinh thời gian khô và cứng là 1 giờ
  • Ngứa. Không được dùng các vật dụng như que để luồn dưới bột gãi ngứa, nếu làm vậy dễ gây tổn thương da, dẫn đến viêm nhiễm da.
  • Cắt bột. Bệnh nhân không được tự ý cắt ngắn bột hoặc cắt xén mép bột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ
  • Để ý màu sắc da. Quan sát màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy da tấy đỏ hoặc trầy xước thì tái khám bác sĩ
  • Để ý tình trạng bột. Nếu thấy bột gãy, vỡ hoặc lỏng cần tái khám bác sĩ
  • Tháo bột: Tháo bột cần có dụng cụ chuyên dụng, do nhân viên y tế thực hiện, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý tháo bột. Nếu tự ý tháo bột có thể gây tổn thương da, hoặc xương không liền nếu chưa đủ thời gian bó bột.

Gãy tay bao lâu thì tháo bột

Hình 2. Cắt bột

Xương gãy cần nhiều tuần, nhiều tháng để liền xương. Triệu chứng đau chỉ xuất hiện thời gian đầu, trước khi xương liền một thời gian rất dài. Do vậy hết đau chưa phải là xương đã liền chắc. Chỉ tháo bột khi xương đã liền vững chắc. Đối với chấn thương phần mêm đơn thuần, thời gian bó bột thường là 3 tuần. Đối với gãy xương có thể 3, 6, 8 tuần hoặc lâu hơn tùy loại xương gãy.

Tập luyện: Khi tháo bột, sẽ xuất hiện tình trạng teo cơ cứng khớp. Tập phục hồi chức năng sau tháo bột rất quan trọng, nhằm nhanh chóng phục hồi lại sức mạnh của cơ, biên độ vận động của khớp./.

ĐD. Trần Trung Hiệp - Khoa Khám bệnh.