Em lấy ví dụ về hiện tượng thoái hóa ở thực vật mà em đã gặp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

  • Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
  • Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
  • Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
  • Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9

Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 34: Thoái hóa do tự thụ phấn và do giao phối gần giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 99: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

Hiện tượng thoái hóa di tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện: các cá thể của các thế hệ tiếp có sức sống kém dần ở các dấu hiệu biểu hiện như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết,… bộc lộ các đặc điểm có hại như: bạch tạng, thân lùn, kết hạt ít,…

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 100: Hãy trả lời các câu hỏi sau: giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?

Trả lời:

– Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái.

– Hậu quả: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 101: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

– Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào?

– Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

Trả lời:

– Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng và thể dị hợp giảm.

– Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa vì xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp lặn gây hại cho cơ thể sinh vật.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 34 trang 101: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?

Trả lời:

Trong chọ giống, người ta sử dụng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần chủng, thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng, phát hiện các gen xấu để loại bỏ ra khỏi quần thể.

Bài 1 (trang 101 sgk Sinh học 9) : Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá? Cho ví dụ.

Lời giải:

Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá vì các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp biểu hiện ra kiểu hình.

Em lấy ví dụ về hiện tượng thoái hóa ở thực vật mà em đã gặp

Bài 2 (trang 101 sgk Sinh học 9) : Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì?

Lời giải:

Trong chọn giống, người ta dùng hai phương pháp này để củng cố và giữ tính ổn định của một số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen, phát hiện các gen xấu loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Chào bạn,

Ưu thế lai
Biểu hiện:Con lai có sức sống cao hơn bố mẹ :sinh trưởng nhanh,phát triển mạnh,khả năng chống chịu tốt với các điều kiện môi trường ,năng suất cao......

Cơ chế:

Con lai ở trạng thái dị hợp ,nên các kiểu gen lặn (xấu)không biểu hiện được do bị gen trội lấn át

Nguyên nhân:

Xuất hiện do lai khác dòng và biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1

Ứng dụng:


Con lai F1 là thể dị hợp được đưa ngay vào sản xuất (nuôi ,trồng) để tận dụng ưu thế lai;không dùng làm giống

Thoái hóa giống:
Biểu hiện:Con lai có sức sống kém hơn bố mẹ ,sinh trưởng chậm,phát triển yếu,khả năng chống chiu kém với các điều kiện môi trường,năng suất kém,xuất hiện nhiều tính trạng có hại

Cơ chế:

Con lai ở trạng thái đồng hợp và thể đồng hợp lặn biểu hiện thành kiểu hình xấu,gây hại

Nguyên nhân

Xuất hiện do sự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hoặc giao phối cận huyết của thực vật

Ứng dụng:


Để củng cố một tính trạng nào đó mà con người mong muốn hoặc tạo ra dòng thuần chủng dùng làm giống để lai với nhau,tạo ra ưu thế lai

SINH HỌC 9SINH HỌC 9Tiết 37 – Bài 34Tiết 37 – Bài 34THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦNTiết 37 – Bài 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦNI. Hiện tượng thoái hóa1. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấnTự thụ phấn Giao phấn Dạng ban đầu: cây điển hình ở quần thể giao phấn. Từ 1-7: cây tự thụ phấn sau 1-7 thế hệ Qua hinh ảnh trên em có nhận xét gì?2,93m2,46m2,34 mNsuất: 47,6 tạ/haNsuất: 24,1 tạ/haNsuất: 15,2 tạ/ha Ở thực vật hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn được biểu hiện như thế nào?Em lấy ví dụ về hiện tượng thoái hóa ở thực vật mà em đã gặp?Thoái hóa Ban đầu Tiết 37 – Bài 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦNI. Hiện tượng thoái hóa1. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn2. Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật.Giao phối gần là gì?Giao phối gần gây ra hậu qủa gì?Ở động vật hiện tượng thoái hóa do giao phối gần được biểu hiện như thế nào?Em lấy ví dụ về hiện tượng thoái hóa ở động vật mà em đã gặp?

Tiết 37 – Bài 34:

THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦNI. Hiện tượng thoái hóaII. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa? Thế nào là thể đồng hợp, thể dị hợp?* Thể đồng hợp là thể chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau.(AA, aa)* Thể dị hợp là thể chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau (Aa)Quan sát hình ảnh, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi sau1. Qua các thế hệ tự thụ phấn và giao phối gần, tỷ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp thay đổi như thế nào?2. Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?? Nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng thoái hóa?? Tại sao ở chim bồ câu, đậu Hà lan, cà chua thường xuyên giao phối gần lại không bị thoái hóa? Vì chúng mang những cặp gen đồng hợp không gây hại? Thoái hóa chỉ xảy ra đối với những cơ thể mang kiểu gen nào?Thoái hóa xảy ra đối với những cơ thể mang kiểu gen dị hợp ( Cơ thể lai)? Tại sao các giống ngô trồng hiện nay lại không để giống được cho mùa sau?Vì các giống ngô trồng hiện nay chủ yếu là các giống ngô lai. Nên nếu để giống cho mùa sau thì sẽ gây ra hiện tượng thoái hóa làm cho năng suất ngô giảmTiết 37 – Bài 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦNI. Hiện tượng thoái hóaII. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóaIII. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cạn huyết trong chọn giống? Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?AA aa Vì sao trong luật hôn nhân gia đình người ta không cho những người có quan hệ huyết thống lấy nhau ? * Ở người 20-30% số con của các cặp bố mẹ kết hôn gần bị chết non hay mang cac dị tật bẩm sinh .* Tại Brazin, ở một hòn đảo nhỏ có một cộng đồng khoảng 300 người. Do cách li, họ phai ket hôn gần nên sinh ra Một lớp người bị bạch tạng. Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa ?Trả lời: + Tỉ lệ đồng hợp tăng, tỉ lệ dị hợp giảm + Gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu .+ Gen lặn gây hại khi ở thể dị hợp không được biểu hiện + Các gen lặn khi gặp nhau ( thể đồng hợp ) thì biểu hiện ra kiểu hình Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống? + Củng cố đặc tính mong muốn + Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp + Phát hiện gen xấu để loại ra khỏi quần thể + Chuẩn bị lai khác dòng tạo ưu thế laiTrả lời:

Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.

Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.

Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa giống do tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể giảm, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần, trong đó các gen lặn có hại tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn và biểu hiện các tính trạng có hại ra bên ngoài → gây thoái hóa giống

Ví dụ: Ở gà thả nuôi trong vườn của hộ gia đình ở thôn quê do giao phối gần nên chỉ sau 1 → 2 năm thì chúng bị sinh trưởng và phát triển kém và dễ bị toi.