Em hãy tóm tắt lại truyện làng, lặng lẽ sa pa và chiếc lược ngà.

Mục Lục bài viết:
1. Mẫu số 1
2. Mẫu số 2
3. Mấu số 3
4. Mẫu số 4
5. Mẫu số 5

Đề bài: Tóm tắt truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa

5 bài văn mẫu Tóm tắt truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa
 

1. Tóm tắt truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa ngắn gọn, mẫu số 1:

Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn.

Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết.

Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng.

2. Tóm tắt  văn bản Lặng Lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, mẫu số 2:

Trên chuyến xe từ Hà Nội đến Lào Cai, bác lái xe, ông họa sĩ lão thành và cô kĩ sư nông nghiệp trẻ vui vẻ trò chuyện. Chiếc xe dừng lại 30 phút để hành khách nghỉ ngơi. Nhân dịp đó, bác lái xe giới thiệu với mọi người anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn.

Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp của người lao động mới qua hình ảnh anh thanh niên.

Ông định vẽ chân dung anh nhưng anh từ chối và giới thiệu 2 người khác xứng đáng hơn, đó là ông kĩ sư trồng rau và người cán bộ nghiên cứu sét. Ông họa sĩ và cô gái chia tay anh để tiếp tục cuộc hành trình với bao tình cảm lưu luyến.

3. Tóm tắt truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa ngắn gọn, mẫu số 3:

Lặng lẽ Sa Pa kể về nhân vật chính là 1 anh thanh niên 27 tuổi sống 1 mình trên đỉnh núi Yên Sơn quanh năm mây mù bao phủ. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi anh phải có tinh thần trách nhiệm cao vì thế 4 năm anh chưa về nhà 1 lần. Ở đây anh luôn thèm người vì vậy anh đã dùng cây chắn ngang đường để mong được tiếp xúc với người qua đường. Trong 1 lần anh làm quen với bác lái xe và nhờ bác giới thiệu anh gặp gỡ với hành khách trên xe trong đó có ông hoa sĩ và cô kĩ sư họ đã lên thăm chỗ anh ở. Trong cuộc gặp gỡ anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình - những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Sau 1 lúc nói chuyện họ chia tay. Trước khi ra về anh không quên tặng hành khách trên xe 1 làn trứng để ăn trưa. Anh đã để lại ấn tượng tốt trong lòng ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ đã hứa sẽ có dịp quay trở lại thăm anh.

4. Tóm tắt  Lặng Lẽ Sa Pa siêu ngắn, mẫu số 4:

Lặng lẽ Sa-Pa là câu chuyện về cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, một cô kĩ sư với anh thanh niên hai mươi bảy tuổi làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ở một mình trên đỉnh núi cao của vùng đất Sa-Pa. Hai người gặp chàng thanh niên này trong ba mươi phút tạm dừng chân khi đang đi trên chuyến hành trình của mình qua vùng đất Sa-Pa. Chỉ ba mươi phút ngắn ngủi mà ba con người như hiểu thấu nhau, nhận ra được vẻ đẹp của nhau, cảm thấy yêu mến nhau thêm nhiều phần. Câu chuyện là lời ngợi ca vẻ đẹp bình dị của con người và ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng.

5.  Tóm tắt bài Lặng Lẽ Sa Pa, mẫu số 5:

Lặng lẽ Sa Pa nội dung chính kể về anh thanh niên làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn thời tiết khắc nghiệt, công việc chính của anh thực hiện công tác khí tượng cung cấp các số liệu thời tiết thu thập được. Công việc cực nhọc, vất vả vì vậy đã 4 năm anh chưa về nhà.

Trong một lần anh được gặp gỡ với những người ở xuôi đó là ông họa sĩ và cô kĩ sư đến thăm cho anh làm việc. Ở đây anh kể ra công việc thực hiện hàng ngày của mình, công việc khó khăn vất vả nhưng anh vẫn tự giác thực hiện nó hàng ngày. Từ đây ông họa sĩ là người đã phát hiện ra phẩm chất cao quý, tâm hồn chân thực của anh thanh niên nên đã phác họa ra bức chân dung. Không chỉ vậy ở đây đều có những người lao động cần cù và chăm chỉ như anh thanh niên. Họ đều thể hiện lao động chăm chỉ, thầm lặng để đóng hộp cho đất nước.

Khi về anh tặng cho họ một lần trúng, quả chuyến đi anh thanh niên để lại những ấn tượng tốt đẹp cho ông họa sĩ và cô kĩ sư về những người lao động âm thầm cống hiến sức lực của mình cho đất nước.

----------------HẾT-------------

Sau khi nắm được nội dung của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, các em có thể bắt tay vào tìm hiểu và phân tích tích tác phẩm qua việc tham khảo: Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa, Mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Giải thích nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, Phân tích tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Những mẫu Tóm tắt truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa dưới đây không chỉ giúp các em khái quát nội dung tác phẩm, giúp cho việc học và ghi nhớ dễ dàng hơn mà còn củng cố kĩ năng tóm tắt tác phẩm và phục vụ trực tiếp cho việc đọc hiểu và phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Các em hãy cùng theo dõi nhé.

Kết bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Mở bài truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Giải thích nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Thuyết minh truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Đoạn văn phân tích nhân vật ông họa sĩ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Cảm nhận về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa

Phần II: truyện (làng, lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà)

1. Tóm tắt ngắn gọn về các truyện trên

2. Trình bày những hiểu biết về tác giả; hoàn cảnh sáng tác cácc truyện ngắn trên.

-” Chiếc lược ngà” của tác tác giả Nguyễn Quang Sáng. Ông sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 ( khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ).

– ” Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long. Ông sinh năm 1925 và mất năm 1991, quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.

– ” Làng” của tác giả Kim Lân, tên khai sinh của ông là Nguyễn Văn tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông chuyên viết truyện ngắn. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

3. Em hiểu tình huống truyện là gì? Nêu và phân tích ý nghĩa của tình huống các truyện đã học.

-Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũиɢ đượς bộc lộ sắc nét nhất.

-Làng – Kim Lân Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống rất gay cấn. Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình với sự giàu có và tinh thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh mang tai từ những người tản cư – làng ông theo Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã. Cách tạo tình huống ɴнư vậʏ nhà văn Kim Lân muốn làm иổι вậт lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Vιệт Nαм thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. – Lặng lẽ Sa Pa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có tình huống rất đơɴ gíảɴ. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn tượng sâu sắc về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống ɴнư vậʏ nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm иổι вậт hình ảnh những con người đang ʟᴀo độɴԍ âm thầm lặng lẽ, đầy тrácн иhιệм để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã нộι ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX. – Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng. Tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà thật éo le. Anh Sáu sau tám năm xa nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phép thăm quê trước khi chuyển đơи νị này với anh thật ý nghĩa bởi anh śẽ đượć gặp con – đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng bé Thu đã không ɴнậɴ ʀa anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu ɴнậɴ ʀa anh là ba. Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây lược ngà để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ. Tạo tình huống ɴнư vậʏ Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Vιệт Nαм.

4. Giải thích ý nghĩa nhan đề các truyện.

Làng Đặt tên “Làng” mà кhôиɢ ρнảι là “Làng chợ Dầu” mà ” làng” là tất cả tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai Thu. Lặng lẽ Sa Pa – Giữa thiên nhiên yên ắng, hiu hắt, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn có những con người sống sôi nổi, yêu ʟᴀo độɴԍ, hết mình vì ͼôռɡ ʋɩệͼ và sống luôn có тrácн иhιệм như anh thanh niên trẻ tuổi sống trên đỉnh núi Yên Sơn. – Chiếc lược ngà Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của người cha yêu thương vô cùng để lại cho con trước lúc hy sinh. Với ông Sáu, chiếc lược ngà như phần nào gỡ mối tâm trạng của ông тrσиɢ иhữиg ngày ở chiến khu. Chiếc lược ngà còn là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu.

5. Cảm nhận về cái hay (về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa) một đoạn văn

Trong tác phẩm ” Chiếc lược ngà”

Từ ” Đến lúc về,… ” buông xuống như bị gãy”.

Tác giả đã xây dựng tình huống thật éo le. ông Sáu vừa trở về quê,nhìn thấy bé Thu, bao nhiêu nỗi nhớ mong, cảm xúc của ông Sáu ùa về khi nhìn thấy đứa con gái bé bỏng sau tám năm ròng xa cách,ông vui mừng từ trên xuồng vội nhảy lên kêu to ” Thu! Con” và định ôm hôn con gái cho thỏa bao nhiêu năm nhớ mong con mà chẳng được gặp. Nhưng thật trái ngang, vừa nhìn thấy vết sẹo trên mặt ông Sáu, Thu giật mình, sợ hãi la lên không chịu nhận ba. . Một đoạn văn khiến người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu mà ông Sáu dành cho con gái, đối với một người ba đâu còn điều gì đau lòng hơn là khi đứa con ruột thịt của mình lại chối bỏ mình. Thấy con ɴнư vậʏ, ông Sáu rất đau lòng nhưng chẳng hiểu vì sao lại ɴнư vậʏ.Chi tiết ” vết sẹo” là иɢuуêи иhâи khiến bé Thu không chịu nhận ông Sáu là ba, một chi tiết nhỏ nhưng đã góp phần tạo nên sự lôi cuốn cho người đọc, ɢιúρ cнσ bài văn sống mãi với thời gian.