Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy

(News.oto-hui.com) – Hệ thống làm mát động cơ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của động cơ. Hệ thống làm mát giúp giảm nhiệt độ của động cơ và giữ cho động cơ làm việc ở một nhiệt độ ổn định. 

I. Tầm quan trọng của hệ thống làm mát động cơ?

Như chúng ta đã biết, trong quá trình hoạt động thì động cơ gây ra hàng ngàn “vụ nổ” mỗi giây khiến piston chuyển động lên xuống để sinh ra chuyển động cho trục khuỷu. Nhiệt lượng sinh ra trong các vụ nổ đó khiến động cơ tỏa rất nhiều nhiệt. Nếu làm mát không đủ và kịp thời thì động cơ và các chi tiết sẽ bị quá nhiệt gây ma sát lớn, dầu nhớt mất tác dụng bôi trơn, piston bị bó kẹt, gây hư hỏng các chi tiết bên trong động cơ.

II. Phân loại hệ thống làm mát:

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy

1. Hệ thống làm mát bằng không khí:

  • Gồm có 3 bộ phần chủ yếu: các cánh tản nhiệt trên thân và nắp xi lanh, quạt gió và bản dẫn gió. Nhiệt được trực tiếp truyền ra ngoài không khí.
  • Đặc điểm: gọn nhẹ, đơn giản nhưng hiệu quả làm mát thấp, thường sử dụng cho động cơ 2 kỳ, 4 kỳ cỡ nhỏ.

2. Hệ thống làm mát bằng nước:

Chia thành 3 loại:

a) Hệ thống làm mát kiểu bốc hơi: không cần bơm nước, quạt gió.

  • Gồm hai tầng chứa nước : khoang nước làm mát của thân máy và thùng chứa nước bốc hơi lắp ở trên thân máy hoặc trên nắp.
  • Khi động cơ làm việc nước ở áo nước xung quang buồng cháy sẽ sôi. Nước sôi có tỷ trọng nhỏ sẽ nổi lên mặt thoáng của thùng chứa để bốc hơi ra ngoài. Nước nguội có tỷ trọng lớn sẽ chìm xuống, điền đầy chỗ nước nóng đă nổi lên do vậy tạo thành đối lưu tự nhiên.

Đặc điểm: kết cấu đơn giản, tiêu hao nhiều nước, hao mòn xi lanh không đều, thường dùng cho động cơ nông nghiệp như động cơ bông sen, D12, D15…

b) Làm mát kiểu đối lưu tự nhiên:

  • Nước lưu động tuần hoàn nhờ chênh áp lực giữa hai cột nước nóng và nước lạnh

Đặc điểm: Hiệu quả làm mát thấp do tốc độ lưu thông nước chậm, chỉ sử dụng cho động cơ tĩnh tại.

c) Hệ thống làm mát bằng nước kiểu tuần hoàn cưỡng bức:

Nước trong hệ thống đựơc tuần hoàn nhờ bơm nước, có quạt gió để tăng hiệu quả làm mát, có van hằng nhiệt để khống chế nhiệt độ động cơ. Hệ thống có 2 loại :

  • Hệ thống tuần hoàn kín: Nước trong hệ thống đi theo 1 vòng khép kín, lặp đi lặp lại trong quá trình làm việc.
  • Hệ thống tuần hoàn hở: Dùng trên các động cơ tàu thủy, tàu biển. Lấy nước sông biến đi làm mát sau đó xả ra trực tiếp ra bên ngoài.

Hiện nay trên động cơ ôtô hầu hết sử dụng hệ thống làm mát tuần hoàn cưỡng bức, kín.

III. Hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, kín trên ô tô gồm những bộ phận sau:

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy

1. Két nước:

Được cấu tạo từ những ống nhỏ, hẹp, xen lẫn là các lá nhôm mỏng để tản nhiệt nhanh hơn. Két nước có tác dụng để chứa nước truyền nhiệt từ nước ra không khí để hạ nhiệt độ của nước và cung cấp nước mát cho động cơ khi làm việc

2. Nắp két nước:

Hệ thống làm mát được đóng kín và điều áp bằng một nắp két nước làm mát. Đóng kín làm giảm sự hao hụt nước làm mát do bốc hơi, sự tăng áp làm tăng nhiệt độ sôi của nước làm mát do đó làm tăng hiệu quả làm mát.

Nắp két nước có hai van: Van áp suất và van chân không.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy

  • Khi nhiệt độ nước làm mát tăng và áp suất trong két nước tăng thì van áp suất sẽ mở, để nước làm mát chảy về bình phụ.
  • Khi nhiệt độ nước làm mát tâng nhưng áp suất trong két nước thấp, van chân không sẽ mở để hút nước từ bình phụ vào két nước để duy trì hoạt động làm mát.

3. Van hằng nhiệt: 

Là van dùng để giữ nguyên nhiệt độ, quyết định sự lưu thông của nước làm mát từ động cơ tới két nước. Khi động cơ mới khởi động, động cơ còn lạnh, van hằng nhiệt sẽ đóng đường trao đổi nước đến két làm mát.

Khi nhiệt độ trong động cơ cao hơn mức quy định (khoảng từ 87-102 độ C tùy vào tốc độ xe) van hằng nhiệt sẽ mở. Nhờ đó, động cơ có thể khởi động nhanh chóng tăng lên tới nhiệt độ làm việc, ổn định nhiệt độ, giảm mức tiêu hao nhiên liệu.

4. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát:

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải, …ở một số dòng xe, tín hiệu này còn được dùng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, chạy quạt làm mát động cơ.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy

5. Dung dịch làm mát động cơ:

Là một loại chất lỏng đặc biệt có tác dụng truyền dẫn nhiệt.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy

6. Quạt làm mát:

Tăng tốc độ không khí lưu thông qua két nước để nước chảy qua két nước được làm mát nhanh hơn.

Ngoài ra còn có các đường ống dẫn nước, bình nước phụ, bơm nước và các bộ phận có liên quan đến điều hòa không khí hơi nước bên trong khoang xe.

Để máy móc hoạt động ổn định và lâu dài, chúng ta cần bảo dưỡng định kì các chi tiết, hệ thống làm mát cũng cần được kiểm tra và xử lý. Ví dụ két nước bám nhiều bụi bẩn, van hằng nhiệt hỏng… đó là những điều cần lưu ý để ô tô chúng ta có tuổi thọ dài hơn.

Bài viết liên quan:

Két nước làm mát xe máy trên xe lôi là bộ phận nào? Chắc hẳn nhiều người chưa biết bộ phận này. Đây là bộ phận quan trọng, giúp cho động cơ của chúng ta hoạt động trơn tru và không bị cháy.  Nếu không biết cách bảo dưỡng thường xuyên. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc xe bị ì, máy có mùi lạ, bốc hơi hay dễ chết máy, nóng máy, giảm tuổi thọ động cơ.

Vì vậy bài viết dưới đây, sẽ đi phân tích tỉ mỉ cho các bạn về cấu tạo, cách tản nhiệt của bộ phận làm mát trên. Đồng thời giúp các bạn có những biện pháp bảo dưỡng, để chiếc xe của bạn hoạt động được bền bỉ.

Thành phần – cấu tạo của két nước làm mát trên xe lôi

Cấu tạo của quạt tản nhiệt gió

Quạt tản nhiệt gió có cấu tạo gồm: Các cánh quạt bằng kim loại, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, rơ le, mô-đun điều khiển và mô-tơ quạt. Trong đó rơ-le là chi tiết hay gặp hư hỏng nhất.

Quản tản nhiệt dù chỉ là một bộ phận nhỏ. Nhưng có góp phần không nhỏ giúp động cơ xe làm việc ổn định trong bất cứ hoàn cảnh, điều kiện nào.

Quạt tản nhiệt nằm trong hệ thống làm mát bằng nước của động cơ xe máy. Nó các tác dụng làm tăng tốc độ của không khí khi đi qua két nước nhằm nâng cao hiệu quả làm mát. Quạt gió két nước hoạt động bằng điện. Với cơ chế bật tự động dựa trên ngưỡng nhiệt độ của nước trong két nước làm mát. Khi nhiệt độ nước làm mát đạt tới 1 ngưỡng nhất định thì quạt gió két nước sẽ được bật.

Thường quạt tản nhiệt được lắp sau két nước. Có nhiệm vụ rút không khí từ trước ngang qua ruột két nước. Để làm nguội nước nhanh chóng, đồng thời thổi gió vào động cơ.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy
Cấu tạo quạt tản nhiệt gió

Cấu tạo két nước làm mát

Két nước gồm có ba phần chính: Khoang nước trên, khoang nước dưới và ruột két nước.
Khoang nước trên, khoang nước dưới có nhiều lớp bằng kim loại xếp sát nhau như mang cá. Ngăn trên có lỗ đổ nước và có nắp đậy kín, có ống nối dẫn nước từ động cơ về.

Cấu trúc này giúp tăng tối đa diện tích và không gian cho nước mát chảy qua. Về cấu tạo cơ bản của hệ thống làm mát, nước làm mát sau khi tiếp xúc với động cơ. Sẽ nhận nhiệt lượng và nóng lên, sau đó theo các đường ống chạy về két nước. Tại đây, két nước có quạt tản nhiệt cộng gió tự nhiên làm mát lượng nước vừa tới. Và tiếp tục quay trở lại động cơ làm mát tiếp theo một vòng khép kín.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy
Két nước làm mát xe máy có cấu tạo nhiều tấm kim loại xếp như mang cá

Cấu tạo của hệ dây dẫn tản nhiệt

Hệ dây dẫn tản nhiệt:

Là các loại dây bằng cao su chịu nhiệt độ cao nối từ két nước đến động cơ và nối ngược lại từ động cơ xe về két nước làm mát trên xe ba gác. Quanh chúng được cuốn các vòng kim loại như dạng lò xo. Vừa giúp bảo vệ tác động từ bên ngoài vào ống cao su. Vừa giúp nó định hình tốt hơn.

Ngoài ra, phần lò xo kim loại đó còn giúp cho việc tản nhiệt tự nhiên khi nước làm mát bị nóng chảy trong dây dẫn.

Thực tế, quanh vỏ máy cũng có những đường ống được nhà sản xuất làm rồng. Nhờ đó mà dung dịch làm mát mới chạy quanh thân máy để tản nhiệt được.

Hệ dây dẫn tản nhiệt có vai trò quan trọng trong việc truyền và làm mát hệ thống động cơ xe.

Dung dịch làm mát của két nước

Nước làm mát là 1 loại dung dịch luân chuyển theo các đường nước trong động đóng vai trò là cầu nối trung chuyển nhiệt lượng từ thân động cơ ra két làm mát. Và thành phần chính gồm nước cất và dung dịch ethylene glycol cùng các chất phụ gia hỗ trợ như chống bay hơi, đóng cặn, ăn mòn.

Nước làm mát có công dụng làm mát động cơ xe máy. Giúp xe của bạn vận hành bền bỉ, êm ái, không xảy ra hiện tượng ỳ máy, nóng máy. Nước làm mát xe máy đóng vai trò là cầu nối trung chuyển nhiệt lượng từ thân động cơ ra két làm mát. Chất lượng nước làm mát sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của hệ thống làm mát.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy
Dung dịch có tác dụng làm mát động cơ

Có 3 loại nước làm mát chính là:

Nước làm mát màu xanh: Là loại nước làm mát thông dụng, không cần pha với nước cất mà chỉ cần đổ trực tiếp.

Nước làm mát màu đỏ: Cần được pha trộn với nước cất tỉ lệ 50:50.

Nước làm mát màu hồng: Thường có độ bền cao, không cần pha với nước cất, có thể duy trì hiệu quả đến 160.000km.

Nguyên lý hoạt động của két nước xe máy  trên xe lôi

Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát động cơ xe lôi

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy
Nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát động cơ xe lôi

Cấu tạo của hệ thống làm mát của động cơ xe lôi gồm có: két nước, quạt gió, các áo nước trong thân máy và nắp máy. Két nước được nối với động cơ bằng các ống dẫn bằng cao su, quạt gió được dẫn động bằng puly từ trục khuỷu động cơ.

Nguyên lý hoạt động như sau:

Khi động cơ hoạt động, đến một mức độ, đồng hồ nhiệt kế nóng 70 độ C. Thì van hằng nhiệt sẽ mở. Khi đó nhờ sự chênh lệch về trọng lượng giữa nước nóng và nước lạnh ở các khu vực có nhiệt độ khác nhau.

Nước nóng từ áo nước theo ống vào phía trên két nước rồi từ đây nước theo các ống dẫn có tiết lưu nhỏ, xung quanh có những phiến tản nhiệt, nhờ quạt gió hút hay đẩy không khí qua, nước được làm mát và đi xuống phía dưới két nước, rồi theo ống dẫn trở lại áo nước để làm mát động cơ.

Hệ thống làm mát trên xe máy hoạt động thế nào?

Đối với hệ thống làm mát trên xe máy. Nguyên lý làm việc nó cũng tương tự. Khi động cơ chạy nóng lên, nó sẽ tản nhiệt ra vỏ kim loại quanh máy. Nhờ hệ thống ống dẫn dung dịch làm mát bao quanh vỏ máy. Nó sẽ dẫn nhiệt từ vỏ máy lên toàn bộ két nước làm mát xe máy nhờ vào nguyên lý nóng ở trên lạnh ở dưới.

Tại két nước làm mát, dung dịch sẽ được quạt thổi gió tự nhiên vào. Cộng thêm với khả năng tản nhiệt của những lá nhôm sẽ giúp dung dịch tỏa nhiệt ra không khí. Khiến cho nước nóng sẽ hạ nhiệt và chuyển dần sang lạnh. Khi đó nó lại được chìm xuống phần động cơ để tiếp tục vòng tuần hoàn của việc làm mát.

Những lưu ý khi sử dụng két nước làm mát xe ba bánh

Thường xuyên sục rửa két nước làm mát

Nên thường xuyên sục rửa két nước làm mát để tránh cặn bẩn làm cho két nước dễ bị tắc. Hoặc bị gỉ sét làm cho quá trình lưu thông nước bị hạn chế. Khiến cho bộ phận làm mát không phát huy được hết công năng của nó.

Nếu không được sực rửa thường xuyên sẽ dẫn đến động cơ xe bị nóng. Lâu ngày dẫn đến tình trạng mấy chạy ì hoặc cháy máy.

Các bước sục rửa két nước làm mát rất đơn giản: Bạn chỉ cần tháo két nước ra khỏi xe. Sau đó cho vòi nước chảy liên tục xả vào két nước. Lấy thanh thép nhỏ, chọc vào các khe để thông. Sau khi đã thông xong, bạn nên vệ sinh và làm sạch nắp đậy két nước. Dùng tô vít vặn chặt lắp đậy. Và lắp lại vị trí ban đầu là bạn đã xong rồi đấy.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy
Thường xuyên xục rửa két nước tránh bị cặn

Luôn bù thêm dung dịch làm mát ở mức tối thiểu nhất

Sau một thời gian dài hoạt động, nước làm mát sẽ bị hao hụt và suy giảm tính giải nhiệt. Hao hụt quá nhiều nước mát khiến xe nóng máy nhanh, chạy ì và nặng nhất là có thể nứt vỡ lốc máy.

Bù dung dịch làm mát làm cho quá trình làm mát nguồn nước sẽ nhanh hơn. Giúp cho động cơ xe đỡ bị nóng và hỏng hơn.

Cách bù rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy que kiểm tra xem, mực nước có khô quá không. Sau đó mua một lọ dung dịch làm mát. Và đổ thêm vào rồi đậy nắp kín.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy
Thường xuyên kiểm tra để thêm dung dịch làm mát

Kiểm tra tránh két làm mát bị thủng – rò rỉ

Các đường ống dẫn nước hệ thống làm mát xe máy thường được làm bằng cao su. Trong quá trình sử dụng do lâu ngày hoặc bị tác động bên ngoài vào khiến các đường ống này có thể bị lão hóa các đầu nối, nứt hoặc thủng khiến nước bị rò rỉ ra ngoài.

Để khắc phục lỗi này, bạn chỉ cần sử dụng keo gắn chuyên dụng để khắc phục bít các vết hở nhỏ trên đường ống gây rò rỉ nước. Do đó ban nên kiểm tra thường xuyên két, để tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy
Thường xuyên kiểm tra két nước có bị rò rỉ không

Đóng nắp két nước cẩn thận khi vận hành

Khi sục rửa két hay thêm dung dịch làm mát. Điều chú ý đó là khi đóng lại, bạn phải vặn chặt nắp khi xong việc. Nếu không bị bay hơi và hao hụt. Nắp đậy của két có tác dụng đậy kín và điều hoà áp suất bên trong két với áp suất khí trời.

Do đó bạn nên lưu ý vấn đề này, cho chiếc xe ba gác chở hàng của mình nhé. Để tránh cho xe bị hỏng, nếu bạn không muốn mất thêm tiền vào khoản đầu tư này.

Em hay phân tích cấu tạo của hệ thống làm mát cho động cơ xe máy
Chú ý vặn chặt nắp két nước làm mát

Những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây. Hi vọng giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo, cách tản nhiệt của két nước làm mát xe máy trên xe lôi. Từ đó có những cách bảo dưỡng tốt nhất cho chiếc xe lôi, xe ba bánh của bạn. Để giúp cho nó vận hành tốt, giúp bạn lái xe thải mái và an toàn.