Em hay chứng Minh tại sao ở vùng nhiệt đới ẩm thi sinh vật phát triển động đúc

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng duy nhất ở nước ta không có đường biên giới trên đất liền với bất kỳ quốc gia nào. Nhưng lại là vùng có điều kiện phát triển kinh tế bậc nhất ở nước ta do có mật độ dân cư cao nhất và có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Vậy điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng là gì? Điều kiện tự nhiên có tác động như thế nào đến kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng?

Sau đây, Chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị những nội dung sau để hỗ trợ khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến đồng bằng sông Hồng.

Khái quát chung về Đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng với diện tích 15 nghìn km2 [chiếm 4,5% diện tích cả nước], gồm 10 tỉnh [thành phố] là: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Tiếp giáp với Trung du miền núi bắc bộ, bắc trung bộ và biển đông nên khu vực này dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.

– Địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, đây là vùng địa hình đồng bằng châu thổ và có diện tích lớn thứ 2 ở nước ta.

– Khí hậu nằm trong vùng khí hậu phía bắc và có khí hậu là nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. Đầu mùa đông se lạnh còn cuối mùa đông ngoài lạnh ra còn có các cơn mưa phùn nên có hơi ẩm.

– Đất đa dạng thể hiện ở việc có nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa, đất phèn, đất mặn, …

+ Đất phù sa là đất chủ yếu, chiếm diện tích lớn nhất, phân bố ở hầu hết các tỉnh/thành phố. Nhóm đất này có đặc điểm thuận lợi cho phát triển kinh tế đặc biệt là trồng trọt như cây lúa;

+ Đất phèn, mặn nằm dọc theo vịnh bắc bộ.

Điều kiện tự nhiên trên đã tác động đến sự phát triển kinh tế

Điều kiện tự nhiên trên đã tác động đến sự phát triển kinh tế như sau:

– Những điều kiện thuận lợi:

+ Đất phù sa chiếm diện tích lớn, màu mỡ là tài nguyên quý giá nhất của vùng, phân bố trên nền địa hình bằng phẳng. Khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa mưa nên nguồn nước dồi dào thuận lợi cho cho gia tăng trong sản xuất nông nghiệp như trồng lúa nước có thêm một vụ thu đông, …

+ Có một mùa đông lạnh phù hợp để phát triển rau màu ưa lạnh như bắp cải, cà chua, … mà không cần vận chuyển từ vùng lạnh như Đà lạt về để sử dụng.

+ Khoáng sản không phong phú nhưng có giá trị là các mỏ đá [Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình], sét cao lanh [Hải Dương], than nâu [Hưng Yên], khí tự nhiên [Thái Bình]. Thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khí tự nhiên.

+ Nguồn nước dồi dào của sông Hồng, nước khoáng và vùng biển rộng lớn phía Đông Nam. Đã cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, phát triển du lịch, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển…

+ Tài nguyên biển đang được khai thác hiệu quả nhờ vào phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

– Những khó khăn:

+ Địa hình thấp, có nhiều ô trũng, mùa mưa dễ gây ngập lụt kéo dài và cuốn trôi hoa màu;

+ Đất phía trong đê không được bồi đắp thường xuyên và đang dần thoái hóa, rìa đồng bằng đất bạc màu;

+ Phải chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc với những đợt giá rét, khí hậu nhiệt đới ẩm dễ phát sinh dịch bệnh như sốt xuất huyết và khó khăn trong bảo dưỡng máy mọc thiết bị sản xuất;

+ Nguồn tài nguyên trong khu vực hạn chế, phần lớn phải nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ các vùng khác về.

Điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển du lịch

Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi để phát triển du lịch:

– Có các tài nguyên thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch phong phú bao gồm:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên điển hình như: địa điểm sông nước: Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động [Ninh Bình], Tam Đảo, Đại Lải [Vĩnh phúc], hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm [Hà Nội] … và các Vườn quốc gia: Cát Bà [Hải Phòng], Cúc Phương [Ninh Bình], Ba Vì [Hà Tây], Xuân Thủy [Nam Định]; Bãi tắm Đồ Sơn [Hải Phòng].

+ Tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật như: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, Cổ Loa, chùa Một Cột … [Hà Nội], Côn Sơn – Kiếp Bạc [Hải Dương], di tích Hoa Lư [Ninh Bình], chùa Tây Phương [Hà Tây], chùa Dâu [Bắc Ninh], cầu Long Biên [Hà Nội]; chùa Hương [Hà Tây], hội Lim [Bắc Ninh], Phủ Giầy [Nam Định]; gốm Bát tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc … [Hà Nội], tranh Đông Hồ, mực Đồng Kị [Bắc Ninh], sứ Thanh trì [Hà Nội] …

– Khí hậu thuận lợi, không quá khắc nghiệt giúp cho hoạt động du lịch có thể diễn ra quanh năm.

– Các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định với nhiều trung tâm thương mại lớn, các khu vui chơi, mua sắm là những điểm đến hấp dẫn khách du lịch.

– Hà Nội là thủ đô của cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, y tế và giáo dục quan trọng. Hà Nội là đầu mối giao thông lớn nhất các tỉnh phía bắc, cảng Hải phòng và sân bay quốc tế: Nội Bài [Hà Nội], Cát Bi [Hải Phòng].

– Vị trí giao thông thuận lợi cho giao lưu với các vùng trong nước và nước ngoài. Thu hút nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các khu du lịch hiện đại mang tầm cỡ quốc tế.

– Dân cư tập trung đông đúc và đời sống người dân ngày càng nâng cao, nên nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng cũng tăng lên.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng là gì? Điều kiện tự nhiên có tác động như thế nào đến kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng? Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Việt Nam trải qua hàng nghìn năm hình thành và phát triển, với nền lịch sự văn hóa lâu đời được hình thành bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến yếu tố về điều kiện tự nhiên. Do vậy với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.

Đôi nét về điều kiện tự nhiên của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, có khí hậu nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm.

Biên giới Việt Nam tiếp giáp với nhiều quốc gia, phía nam tiếp giáp với vịnh Thái Lan, phía đông tiếp giáp vịnh Bắc bộ và biển Đông, phía bắc giáp với Trung Quốc, Lào và Campuchia ở phía tây. Ngoài ra Việt Nam có đường bờ biển dài, rơi vào khoảng 3260 km không kể diện tích các đảo.

Dọc theo lãnh thổ nước ta thì được phân chia thành 3 vùng khí hậu khác nhau, là: Miền bắc có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, miền trung mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền nam thì nằm trong vùng nhiệt đới xavan. Nhìn chung khí hậu Việt Nam có độ ẩm tương đối trung bình, vào khoảng 84-100% cả năm.

Tuy nhiên, vì có sự khác biệt lớn về vĩ độ và địa hình nên nhìn chung khí hậu giữa các vùng ở nước ta cũng có sự khác biệt rõ nét. Lượng mưa hàng năm ở mỗi vùng cũng đều có sự dao động lớn từ 120 đến 300 cm và ở một số nơi có thể dẫn đến tình trạng ngập lụt. Khoảng 90% lượng mưa đổ xuống vào mùa hè, nền nhiệt trung bình hàng năm ở đồng bằng thường cao hơn so với vùng núi và cao nguyên.

Về sông ngòi thì Việt Nam hiện nay có khoảng 392 con sông, với mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, đem lại nguồn phù sa lớn đã tạo ra một số đặc điểm cho thiên nhiên Việt Nam như:

– Địa hình Việt Nam được xác định chủ yếu là đồi núi được Tân kiến tạo làm trẻ lại do có độ dốc lớn

– Mật độ sông suối dày đặt, phân bố không đồng đều, thường đều là những con sông ngắn và dốc.

Ngoài giải đáp cho Qúy khách về điều kiện tự nhiên của Việt Nam, thì với nội dung tiếp theo của bài viết, chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thêm cho Qúy khách các nội dung khác về Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực Việt Nam

Mỗi vùng miền khác nhau sẽ có điều kiện địa lý khác nhau, chính vì vậy mà con người phải có những ứng xử nhất định để có thể phù hợp và thích nghi với môi trường sống.

Ở những khu vực châu thổ, đồng bằng có điều kiện thuận lợi để phát triển lúa nước, đây được coi là nguồn lương thực chính cho người dân Việt Nam, từ đó sáng tạo ra nhiều loại bánh được làm từ gạo.

Còn những khu vục đồng bằng khô ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới thì lượng thực chính lại là lúa mì, ở vùng thảo nguyên thì nguồn thức ăn chính của con người lại là thịt, do địa hình tự nhiên thuận lợi cho hoạt động chăn nuôi phát triển.

Tiếp đến là sự khác biệt về khí hậu giữa các vùng miền sẽ quyết định đến hương vị của món ăn, ví dụ ở những vùng có khi hậu mát lạnh thì những món ăn sẽ có chút cay hoặc nêm nếm sẽ nghiêng về tính nóng hơn, còn đối với những vùng có khí hậu nóng thì món ăn sẽ thường thanh mát, nhiều rau xanh với trái cây. Vì vậy có thê thấy, miền Bắc thì với hương vị đậm đà, miền Trung đặc trưng với hương vị chua cay, còn miền Nam thì lại thanh ngọt hơn.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa trang phục Việt Nam

Với diện tích kéo dài, địa hình có sự phân biệt rõ ràng nên những dân tộc sẽ có những nơi tập trung sinh sống khác nhau, mà mỗi dân tộc sẽ có những nét văn hóa riêng trong trang phục mang bản sắc văn hóa riêng của minh.

Ngoài ra về mặt khí hậu, nơi có khí hậu nóng, nhiều ánh sáng thì con người thường sử dụng các trang phục với loại vải mỏng, sáng màu. Ngược lại những vùng có khí hậu lạnh giá thì con người thường sử dụng các loại vải dầy, chất len sợ để giữ ấm cơ thể.

Đặc biệt cái riêng này còn được thể hiện thông qua chất liệu của trang phục. Ví dụ ở những khu vực phát triển mạnh với nghề nông nghiệp thì trang phục thường sẽ được làm từ sợi gai, đay, tơ tờm…với các màu sắc đặc trưng như tím, đen, nâu…cho những trang phục thường ngày.

Các trang phục của người Việt qua các thời kì đều chịu sự chi phối của hai nhân tố chính đó là khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt nóng và công việc trồng lúa nước.

Trước khi người dân ưu chuộng váy vì một phần đây là trang phục truyền thống, phần còn lại thì nó không chỉ mát mà còn thuận tiện với công việc đồng áng, đối với nam giới thì quấn khố, phù hợp với khí hậu đồng thời dễ thao tác trong lao động.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa ở và đi lại của Việt Nam

Việc ở là để đối phó với các hiện tượng tự nhiên, những hiện tượng tự nhiên này luôn tác động trực tiếp đến đời sống của con người. Chúng ta không thể thay đổi được tự nhiên cho nên chỉ có thể thích nghi với môi trường tự nhiên để tồn tại.

Theo quan niệm của người Việt thì ngôi nhà là cái tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, mưa nắng, gió bão, là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho cuộc sống định cư ổn định. Ở các khu vực là vùng sông nước thì ngôi nhà của người Việt truyền thống cũng mang đậm dấu ấn của vùng sông nước.

Những người chài lưới, chèo đò thường sử dụng ngay thuyền bè làm nhà ở, nhiều gia đình tụ họp với nhau lại tạo nên các làng chài, xóm chài…. Rồi nhiều người, tuy không sống bằng nghề sông nước nhưng cũng làm nhà sàn để ứng phó với tình trạng lũ lụt xảy ra quanh năm.

Ngôi nhà Việt cổ thường làm với chiếc mái cong mô phỏng hình thuyền – kỉ niệm sông nước và thường rất được chú trọng đến việc chọn hứng nhà. Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam vì Việt Nam gần biển, trong khu vực gió mùa, trong 4 hướng chỉ có Nam và Đông Nam là tránh được cái nóng từ phương Tây, cái bão từ phương Đông và gió lạnh thổi vào mùa rét từ phương Bắc, nhưng lại tận dụng được cái gió mát từ phương Nam vào mùa nóng. Ngoài ăn ở thì việc đi lại cũng là để thích nghi với môi trường tự nhiên.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề