Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm

Thế nào là giết người không thành?

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Trong đó, giết người không thành là hành vi cố ý thực hiện tội phạm giết người nhưng không thực hiện đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn, đồng thời chưa gây ra hậu quả làm thiệt hại đến tính mạng của người khác.

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015, người có hành vi giết người nhưng không thành được xem là phạm tội chưa đạt. Cụ thể, tại Điều 15 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định:

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Theo quy định trên, hành vi được coi là giết người chưa đạt phải đáp ứng các dấu hiệu sau đây:

– Thứ nhất, người phạm tội đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm. Có nghĩa là họ đã thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội giết người [ví dụ: chuẩn bị dao, đâm vào người nạn nhân…]

– Thứ hai, người phạm tội đã thực hiện hành vi giết người nhưng hậu quả chết người chưa xảy ra.

– Thứ ba, người phạm tội mong muốn thực hiện tội phạm đến cùng để hậu quả chết người xảy ra nhưng do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn nên không được [người bị hại tránh được, có người can ngăn kịp thời, được cứu chữa kịp thời,…]

Giết người không thành bị đi tù bao nhiêu năm? [Ảnh minh họa]

Giết người không thành phạm tội gì?

Tại Điều 15 Bộ luật Hình sự nêu rõ:

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Như vậy, người thực hiện hành vi giết người chưa đạt có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

Mức phạt của tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như sau:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a] Giết 02 người trở lên;

b] Giết người dưới 16 tuổi;

c] Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d] Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ] Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e] Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g] Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h] Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i] Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k] Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l] Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m] Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n] Có tính chất côn đồ;

o] Có tổ chức;

p] Tái phạm nguy hiểm;

q] Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Với người từ đủ 18 tuổi trở lên

Theo Điều 57 Bộ luật Hình sự, hình phạt với hành vi giết người không thành sẽ được quyết định theo Tội giết người tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

Người thực hiện hành vi giết người không thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người với mức phạt tù không quá 20 năm nếu thuộc trường hợp áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình. Trường hợp phạt tù có thời hạn thì được áp dụng mức phạt không quá 3/4 mức phạt theo quy định.

Với người dưới 18 tuổi

Hình phạt với người dưới 18 phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 101 và 102 Bộ luật Hình sự, trong đó:

- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, mức phạt cao nhất với hành vi giết người không đạt là không quá 9 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/8 mức phạt tù mà điều luật quy định.

- Đối với người người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với hành vi giết người đạt là không quá 4 năm tù nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/6 mức phạt tù mà điều luật quy định.

Trên đây là các quy định về: Giết người không thành bị đi tù bao nhiêu năm? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Mức phạt với Tội cố ý gây thương tích

>> Tự ý xông vào nhà người khác đánh người phạm tội gì?

Dùng dao đâm người bị xử lý như thế nào? Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Dùng dao đâm người bị xử lý như thế nào? Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, xin luật sư tư vấn giúp tôi: tôi có một anh em bạn cột chèo, tôi là  rể thứ tư còn người kia là út và có mâu thuẩn với tôi. Vợ rể út phát hiện chú ấy ngoại tình, rể út nghi ngờ tôi kể cho vợ chú ấy nghe. Vào đêm mùng 3 tháng 6 năm 2016, lúc 2h15p, rể út và một số anh em lạ mặt kêu cửa nhà tôi, tôi mở cửa thì bị rể út và một người cùng đi chung xông vào đâm tôi liên tiêp. Khi thấy tôi máu ra nhiều họ bỏ đi. Sau đó, tôi phải nhập viện để cấp cứu, kết quả tôi bị một dao vào vai trái một dao vào vùng bụng và một dao vào đùi, đều là bên trái. Tôi phải nằm viện đúng 15 ngày. Nay tôi mới xuất viện, như vậy tôi phải trình báo ở đâu? và nhóm người anh em bạn kể sẽ bị xử lý như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp tôi?

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 

2. Nội dung tư vấn:

Việc người em rể út của bạn dẫn người đến nhà đâm bạn bị thương là hành vi có lỗi. Theo quy định tại Điều 104  Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Với trường hợp của bạn: bạn bị đâm ba nhát dao vào vùng vai, bụng, đùi phải đi cấp cứu nằm viện 15 ngày, như vậy hành vi đâm bạn bị thương sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Phá hoại tài sản của người khác phạm tội gì? Trách nhiệm bồi thường?

"Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a] Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b] Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân

c] Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d] Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ ]Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e] Có tổ chức;

g] Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h] Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i] Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k] Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".

Trường hợp của bạn, đối chiếu với quy định trên, nhận thấy hành vi của em rể bạn có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích theo Điều 104  Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009:

Thứ nhất, khách thể của tội phạm: Khách thể của tội cố ý  gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, là quyề được pháp luật bảo vệ về sức khỏe của con người, bị kẻ phạm tội xâm phạm.

Thứ hai, mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích:

– Hành vi khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

– Công cụ, phương tiện: nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: dao găm, lựu đạn…có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn nhân chết, dấu hiệu của tội Giết người. Ngược lại, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công: nếu kết hợp sử dụng công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những  nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải hành vị giết người.

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Xử lý kỉ luật viên gây thương tích cho lãnh đạo

– Hậu quả của tội phạm: Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật [tỷ lệ %] mất sức lao động của nạn nhân.

Thứ ba, chủ thể của tội phạm: là người có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.

Thứ tư, mặt chủ quan của tội phạm: người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.

Như vậy, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi của em rể bạn lên cơ quan công an huyện, quận và yêu cầu giám định thương tích xác nhận mức độ thương tích của bạn để biết được mức độ chịu trách nhiệm của người em rể và đồng phạm. 

Video liên quan

Chủ Đề