Dụng cụ nhà bếp được chia thành máy nhôm

[PLO]- Nồi, chảo được làm chủ yếu từ nhôm, gang, gốm và đồng... mỗi nguyên liệu để tạo ra các dụng cụ bếp đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. 

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đang được rất nhiều gia đình quan tâm đến. Để bảo vệ cho sức khỏe của gia đình ngoài việc chọn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thì nguyên liệu chính để tạo nên dụng cụ bếp cũng đáng để chúng ta quan tâm.

Theo Healthline để lựa chọn được dụng cụ bếp phù hợp, chúng ta nên tự đặt ra bốn câu hỏi trước khi mua như: dụng cụ bếp này có dễ vệ sinh không? Nó có gây hại cho sức khỏe? Dụng cụ làm bếp này có bền không? Và những sản phẩm này có gây hại cho môi trường?

Ngoài những câu hỏi tự đặt ra trước khi mua dụng cụ làm bếp thì Healthline cũng cho biết lên tầm quan trọng của nguyên liệu chính để chế tạo các dụng cụ làm bếp cũng ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Dụng cụ làm bằng nhôm

Nhôm là một kim loại khá nhẹ dẫn nhiệt nhanh. Kim loại này cũng đơn giản để vệ sinh và có giá thành rẻ. Tuy nhiên, nếu sử dụng các dụng cụ bếp bằng nhôm lâu ngày, rất có thể kim loại nhôm sẽ đi theo thức ăn vào trong cơ thể. Hầu hết mọi người tiêu thụ 7 đến 9 miligam nhôm mỗi ngày. Trong những năm gần đây rất nhiều quan tâm đến thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với các dụng cụ nấu nướng làm từ nhôm có thể  làm phát triển căn bệnh Alzheimer trong cơ thể.


Dụng cụ bếp làm bằng nhôm có trọng lượng nhẹ, dẫn nhiệt nhanh. Nhưng sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ảnh: Internet

Dụng cụ bếp bằng thép không gỉ

Thép không gỉ là một hợp kim gồm các thành phần chính như sắt, crôm và niken. Với độ bền vượt trội vì nó chống gỉ và ăn mòn, cho nên thép không gỉ là nguyên liệu ly tưởng để chế tạo các dụng cụ làm bếp. Thép không gỉ có xu hướng phân phối nhiệt đều trên bề mặt. Vì thế đối với những người yêu thích những món ăn được chế biến theo cách nướng thì nên lựa chọn những sản phẩm như vỉ nướng, tấm phẳng nướng được chế tạo từ thép không gỉ. Hợp kim này cũng dễ dàng vệ sinh, chúng ta nên lưu ý ngâm nước sau khi sử dụng.

Dụng cụ bếp làm từ gốm:

Hầu hết các dụng cụ nấu bằng gốm ngày nay không phải làm hoàn toàn từ gốm nguyên chất. Nồi và chảo gốm thường được được làm bằng kim loại và phủ một vật liệu không dính bên trong, chỉ có phần đế được làm bằng gốm. Dụng cụ bếp làm bằng gốm dù không gây ảnh hưởng cho sức khỏe, không gây hại cho môi trường nhưng nó vẫn lại gây ra nhiều phiền phức khi sử dụng. Bởi gốm dễ vỡ nên các bà nội trợ nên cẩn trọng khi sử dụng bên cạnh đó gốm cũng không dẫn nhiệt tốt như các loại nguyên liệu khác.


Dụng cụ bếp bằng gốm ít được ưa chuộng vì tính dẫn nhiệt không cao cùng với đó là dễ hư hại khi va chạm. Ảnh: Internet

Đồ nấu nướng làm bằng gang

Dụng cụ bếp bằng gang rất được nhiều đầu bếp yêu thích, bởi thức ăn được nấu từ nồi, chảo gang rất ít khi bám vào kim loại này. Ngoài ra nếu thức ăn được nấu bằng dụng cụ bếp làm bằng gang sẽ mang đến mùi vị riêng biệt cho món ăn. Tuy nhiên, hai nhược điểm lớn khiến dụng cụ bếp làm bằng gang khó tiếp cận được với nhiều gia đình là do giá thành đắt đỏ và rất khó để vệ sinh.


Dụng cụ bếp làm từ gang được nhiều đầu bếp ưa chuộng nhưng nhược điểm lớn của loại này là giá thành cao và khó vệ sinh. Ảnh: Internet

Dụng cụ nấu ăn bằng đồng

Dụng cụ nấu bằng đồng có ưu điểm là dẫn nhiệt tốt. Tuy nhiên, nguyên liệu đồng lại không an toàn sức khỏe nếu chúng ta sử dụng lâu dài. Thông thường bề mặt tiếp xúc với thực phẩm của các dụng cụ bếp làm bằng đồng được phủ một lớp kim loại mỏng là thiếc và niken. Đây là hai kim loại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nếu đi vào cơ thể.

MINH TUẤN

Ho 300 ml dd NaOH 1.5M vào 100 ml dd Fe[NO3]31M [Hóa học - Lớp 9]

1 trả lời

Hỏi An cần thêm bao nhiêu cốc bột nữa? [Hóa học - Lớp 7]

5 trả lời

Tìm x và y trên hình vẽ [Hóa học - Lớp 9]

2 trả lời

Hợp chất phân tử có dạng A, B [Hóa học - Lớp 8]

1 trả lời

Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

Tóm tắt lý thuyết

I. Dụng cụ và thiết bị nhà bếp

1. Dụng cụ nhà bếp

  • Dụng cụ cắt thái như: dao, kéo, dụng cụ cắt tỉa hoa quả, máy xay thịt,...có tác dụng làm nhỏ thực phẩm trước khi chế biến để món ăn nhìn đẹp và vừa miệng hơn.
  • Dụng cụ để trộn trong nhà bếp như: đánh trứng, trộn bột, máy xay, trộn thức ăn,... có tác dụng làm thức ăn được trộn và đảo đều trước khi nấu cho món ăn ngon hơn.

  • Dụng cụ đo lường thức ăn như ca đong, thìa, máy cán thức ăn, muỗng đo khối lượng chất lỏng,... giúp việc cân đo, tính toán khối lượng của thực phẩm dễ dàng; Đảo bảo vừa đủ lượng thức ăn trong 1 bữa ăn, không thiếu mà cũng không thừa.

  • Dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo giúp chúng ta nấu chín thực phẩm một cách nhanh chóng và thuận tiện . 

  • Những dụng cụ để bày và dọn thức ăn ra như mâm cơm, bát, đũa, thìa,...giúp chúng ta ăn uống thuận lợi, hợp vệ sinh.

  • Dụng cụ dọn rửa như: máy sấy bát, bồn rửa bát, rổ đựng bát, mút xốp rửa bát, đũa,...có tác dụng giúp chúng ta dọn rửa bát, đĩa, xoong nồi ... thuận tiện và sạch.

  • Dụng cụ bảo quản thức ăn trong nhà bếp như: hộp nhựa, giấy bọc thực phẩm, lò vi sóng, tủ lạnh,... giúp chúng ta bảo quản thức ăn hoặc thực phẩm không bốc mùi, không ôi thiu,…

2. Thiết bị nhà bếp

  • Thiết bị dùng điện: nồi cơm điện, bếp điện, lò vi sóng,……

  • Thiết bị dùng gas như: bếp gas, lò gas,….

II. Cách sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp

1. Đồ gỗ

  • Không ngâm nước

  • Nên rửa bằng nước rửa chén và phơi gió

  • Tránh hơ nắng hoặc lửa.

2. Đồ nhựa

  • Không để gần lửa

  • Không chứa thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ

  • Rửa nước rửa chén, phơi khô ráo.

3. Đồ thủy tinh, tráng men

  • Dễ vỡ, dễ tróc men

  • Nên đun lửa nhỏ, dùng đũa, thìa gỗ.

  • Nên rửa nước rửa chén và để khô, ráo

  • Không nên sử dụng đồ dùng đã tróc men

4. Đồ nhôm, gang

  • Dễ rạn nứt, móp méo

  • Nên dùng bùi nhùi nhôm và rửa bằng nước rửa chén

  • Không để ẩm ướt

  • Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày

5. Đồ inox

  • Không chứa thức ăn nhiều mỡ, muối, axit ... lâu ngày

  • Không đun lửa to vì dễ bi ố

  • Không dùng bùi nhùi nhôm để rửa

  • Nên dùng đũa, thìa gỗ xào nấu.

6. Đồ điện

  • Trước khi sử dụng: kiểm tra dây điện, ổ cắm

  • Khi sử dụng: thao tác đúng quy cách

  • Sau khi sử dụng: ngắt điện, lau chùi sạch, tránh dính nước.

Bài tập minh họa

Những dụng cụ thiết bị nhà bếp được làm bằng những vật liệu gì ? Nêu cụ thể một số tên các dụng cụ thiết bị đó ? 

Hướng dẫn giải

  • Đồ gỗ, nhựa, thuỷ tinh, đồ tráng men, gang, đồ nhôm, đồ sắt không gỉ, đồ dùng điện  ...

  • Tên một số dụng cụ và thiết bị đó : bát, xoong, nồi, chảo, đũa, thìa, môi, dĩa, dao, kéo, nồi cơm điện, lò vi sóng, lò nướng, tủ lạnh, nồi hầm, ấm nước ...

Bài 2:

Cho biết cách sử dụng và bảo quản đồ dùng bằng nhôm , thuy tinh , nhựa? 

Hướng dẫn giải

  • Đồ nhựa

    • Không để gần lửa;

    • Không nên chứa thức ăn có nhiều dầu mỡ và những thức ăn đang nóng , sôi …

    • Khi sử dụng xong , nên rửa bằng nước rửa chén , bát [ hoặc xà bông ] thật sạch và phơi cho khô ráo.

  • Đồ thuỷ tinh , đồ tráng men

    • Nên cẩn trọng trong khi sử dụng vì dễ vỡ , dễ tróc lớp men;

    • Chỉ nên đun lửa nhỏ;

    • Chỉ nên dùng đũa hoặc thìa[ muỗng ] bằng gỗ để xào xáo thức ăn , tránh dùng thìa nhôm;

    • Sử dung xong , phải rửa bằng nước rửa chén , bát [ hoặc xà bông ]thật sạch và phơi cho khô ráo;

    • Không nấu thức ăn trong những đồ dùng tráng men dã bị tróc lớp men.

  • Đồ nhôm, gang

    • Nên cẩn trọng khi sử dụng vì dễ tình bạn rạn nứt , móp méo;

    • Không để ẩm ướt;

    • Không đánh bóng bằng giấy nhám , chỉ nên dùng đồ chùi nhôm để chà sạch và rửa lại kĩ bằng nước rửa chén , bát [hoặc xà bông];

    • Không chứa thức ăn có nhiều mỡ , chất muối , axit …lâu ngày trong đồ dùng bằng nhôm hoặc gang. 

Bài 3:

Kể tên một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp .Cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng đó như thế nào ? 

Hướng dẫn giải

  • Một vài đồ dùng điện dùng trong nhà bếp: nồi cơm điện, bếp điện, ấm điện, lò vi sóng, lò nước ...

  • Đồ dùng điện 

    • Trước khi sử dụng: kiểm tra ổ cắm, dây dẫn điện. 

    • Khi sử dụng: sử dụng đúng quy cách. 

    • Sau khi sử dụng: chùi sạch, lau khô bằng giẻ mềm sạch , tránh để dính nước.

Lời kết

Như tên tiêu đề của bài Sử dụng và bảo quản dụng cụ, thiết bị nhà bếp, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Biết được đặc điểm và công dụng của những loại đồ dùng trong nhà bếp.

  • Biết sử dụng và bảo quản thiết bị dụng cụ trong nhà bếp để đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn.

Video liên quan

Chủ Đề