Dự thao thông tư hướng dẫn lao động

Theo đó, Thông tư này quy định việc ký kết, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với lao động hợp đồng tại các Bộ Tư lệnh, Cục và tương đương, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp công lập trong CAND.

* Điều 8 quy định về điều kiện ký kết hợp đồng lao động như sau:

Đối với các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp, trên cơ sở yêu cầu sản xuất, kinh doanh tính toán số lượng lao động và yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề để ký kết hợp đồng với người lao động, nhưng không được trái với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.

Đối với Công an các đơn vị, địa phương, việc ký kết hợp đồng với người lao động phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Trong số lượng của từng loại hợp đồng lao động được phê duyệt theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và đúng thẩm quyền ký kết quy định tại Điều 12 Thông tư này;

- Người lao động bảo đảm các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và là người trúng tuyển trong đợt tuyển lao động của đơn vị, địa phương theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 15 Thông tư này.

* Điều 10 quy định về các loại hợp đồng lao động, gồm những loại sau:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, theo đó, hợp đồng lao động không xác định thời hạn áp dụng với những công việc mà đơn vị sử dụng lao động và người lao động không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn, theo đó, hợp đồng lao động xác định thời hạn áp dụng với những công việc mà đơn vị sử dụng lao động và người lao động xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng [gọi tắt là hợp đồng mùa vụ].

- Cũng theo quy định tại Điều 10, khi hợp đồng lao động quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 hết hạn mà người lao động tại các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại Khoản 3 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Đối với hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, khi hợp đồng lao động quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này hết hạn, Công an đơn vị, địa phương không được tiếp tục sử dụng người lao động làm các công việc đã giao kết trong hợp đồng. Trong trường hợp tiếp tục có nhu cầu sử dụng, Công an đơn vị, địa phương phải căn cứ vào số lượng, loại hợp đồng lao động được Bộ duyệt trong năm để ký kết hợp đồng lao động mới.

* Quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động; giải quyết tranh chấp lao động, xử lý vi phạm được quy định tại Chương III của Dự thảo.

Toàn văn của dự thảo Thông tư được đăng trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong thời gian 02 tháng kể từ ngày đăng.

Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng quy định trách nhiệm của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ sở đào tạo nghề nghiệp, người học là lao động đang làm việc trong doanh nghiệp; đặc biệt là trách nhiệm của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc./.

[Moha.gov.vn] Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, ngày 29/9/2016, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đăng dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của tổ chức, cá nhân.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung phát biểu tại buổi làm việc với Bộ Nội vụ về cơ cấu tổ chức Chính phủ khóa XIV [Ảnh: Moha.gov.vn]

Theo dự thảo Nghị định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: giáo dục nghề nghiệp [các trường sư phạm thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo]; việc làm; quan hệ lao động, tiền lương; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; giảm nghèo, bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

Nhiệm vụ và quyền hạn trong dự thảo Nghị định gồm 28 khoản, các nội dung chính sửa đổi, bổ sung như sau:

Về lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp [các trường sư phạm thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo]:

- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quy định cụ thể điều kiện, yêu cầu, thủ tục thành lập, sáp nhập, chia, tách hoặc cho phép thành lập, sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục nghề nghiệp [trừ thủ tục đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài], điều kiện thẩm quyền, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu và cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ ban hành điều lệ trường cao đẳng, trường trung cấp và trung tâm giáo dục nghề nghiệp; quy chế tuyển sinh đào tạo; quy chế kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp. Quy định mẫu bằng, chứng chỉ đào tạo, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng, chứng chỉ đào tạo; quy định trách nhiệm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc cấp bằng, chứng chỉ đào tạo tại Việt Nam; quy định việc công nhận tương đương đối với những người đã tốt nghiệp các trình độ đào tạo nghề nghiệp ở nước ngoài; quy định trình tự, thủ tục công nhận bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp do cơ sở giáo dục nghề nghiệp nước ngoài cấp.

- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ quy định khối lượng kiến thức tối thiểu ở mỗi trình độ đào tạo; quy trình xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo các trình độ cơ cấp, trung cấp và cao đẳng; việc tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định, duyệt và sử dụng giáo trình giáo dục nghề nghiệp.

- Bổ sung mới nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

- Bổ sung mới nhiệm vụ quản lý và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy các chương trình đào tạo thường xuyên.

Với lĩnh vực việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; tuyển dụng và quản lý lao động Việt Nam và lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động là chỉ tiêu thống kê quốc gia. Ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động; xây dựng mạng thông tin và cơ sở dữ liệu thị trường lao động. Bên cạnh đó, Bộ còn hướng dẫn: việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; hướng dẫn xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia; quy định việc cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; hướng dẫn quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm.

Đối với lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Bộ có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát triển thị trường lao động ngoài nước; xây dựng và hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; quy định nội dung, chương trình và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; quy định về giấy phép; quyết định việc cấp, đổi, thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức, hướng dẫn việc đăng ký hợp đồng của doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cá nhân; giám sát việc thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức và chỉ đạo công tác quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và quản lý Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước.

Về quan hệ lao động, tiền lương

- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về tiền lương tối thiểu, định mức lao động, thang lương, bảng lương, trả lương trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

- Bổ sung mới nhiệm vụ hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hoạt động của tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật lao động; thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia về lĩnh vực lao động trong quá trình Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế.

- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ hướng dẫn về tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước; xác định chi phí lao động trong giá sản phẩm, công ích.

Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung mới một số nhiệm vụ thuộc các lĩnh vực: bảo hiểm xã hội an toàn, vệ sinh lao động; người có công; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới; quan hệ lao động, tiền lương…, cụ thể như:

- Tổ chức tập huấn, đào tạo về bảo hiểm xã hội.

- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền trẻ em.

Cơ cấu tổ chức

Theo dự thảo Nghị định, các đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước gồm: Vụ Bảo hiểm xã hội; Vụ Bình đẳng giới; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Vụ Thi đua - Tuyên truyền; Thanh tra; Văn phòng; Cục Việc làm; Cục Quản lý Lao động ngoài nước; Cục Người có công; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Cục Trẻ em; Cục An toàn, vệ sinh lao động; Cục Quan hệ lao động và Tiền lương; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.

Các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ gồm: Trung tâm Thông tin; Viện Khoa học Lao động và Xã hội; Tạp chí Lao động và Xã hội; Tạp chí Gia đình và Trẻ em; Báo Lao động và Xã hội; Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lao động - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác hiện có thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Thanh tra, Văn phòng, đơn vị sự nhgiệp công lập và các đơn vị khác thuộc Bộ theo quy định của pháp luật.

Chủ Đề