Dữ liệu là gì tin học 10

1. PHÂN LOẠI VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH Khi đưa vào máy tính thông tin được chuyển thành dữ liệu. Dữ liệu trên máy cũng cần được phân loại cho phù hợp với các phép xử lí trong máy tính. Ví dụ:đối với các dữ liệu là số có thể tính toán và so sánh. Còn đối với các dữ liệu dạng văn bản thì có thể tách, ghép, so sánh. Việc mã hóa thông tin thành dữ liệu nhị phân được gọi là biểu diễn thông tin. Biểu diễn thông tin là bước đầu để có thể đưa thông tin vào máy tính.

2. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU VĂN BẢN Việc đưa văn bản vào máy tính như thế nào không chỉ phụ thuộc vào kiểu dữ liệu là kí tự, xâu kí tự hay tệp văn bản mà còn phụ thuộc vào các kí tự ấy được mã hóa như thế nào? Cách mã hóa được quy định trong bảng kí tự.

  1. Bảng mã ASCII - Là bảng mã được dùng phổ biến nhất trong tin học - “bảng mã chuẩn của Mĩ để trao đổi thông tin”. - Ban đầu bảng mã này dùng các mã 7 bit, với 128 [27] mã khác nhau nên chỉ thể hiện được đúng 128 kí tự. - Bảng mã ASCII mở rộng [8 bit], cho phép mã hoá 256 kí tự, trong đó giữ nguyên 128 kí tự cũ. 128 vị trí được thêm vào trong bảng mã 8 bit so với bảng mã 7 bit được gọi là phần mở rộng của bảng mã ASCII. - Trong bảng này, muốn lấy mã nhị phân của một kí tự thì chỉ cần ghép 4 bit ở chỉ số hàng với 4 bit ở chỉ số cột tương ứng với kí tự. - Ví dụ mã nhị phân của "A" [có số thứ tự là 65] là 01000001.

  1. Bảng mã Unicode và tiếng Việt trong Unicode - Unicode thực tế là một bộ tiêu chuẩn biểu diễn kí tự văn bản trong máy tính, cho phép biểu diễn kí tự thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. - Các kí tự Unicode có thể mã hóa nhờ một số hệ thống định dạng chuyển đổi [tiếng anh là UTF], trong đó phổ biến nhất là UTF-8 [UTF 8 bit]. UTF-8 là hệ thống mã hóa kí tự với độ dài khác nhau [từ 1 tới 5 byte] dành cho Unicode. \=> Như vậy, hiểu một cách ngắn gọn, các bảng mã ASCII và Unicode quy định cách biểu diễn kí tự.
  2. Số hóa văn bản + Tệp văn bản là định dạng lưu trữ ở bộ nhớ ngoài. Việc số hóa văn bản được thực hiện bằng các phần mềm soạn thảo văn bản như Word [của Microsoft] hay writer [của Open Office]. + Gần đây người ta có thể nhập văn bản bằng nhận dạng tiếng nói.

- The end! -

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Chủ đề 1: Máy tính và xã hội tri thức Lý thuyết: Bài 1-Thông tin và dữ liệu Lý thuyết: Bài 2-Vai trò của thiết bị thông minh và tin học đối với xã hội Lý thuyết: Bài 3-Một số kiểu dữ liệu và dữ liệu văn bản Lý thuyết: Bài 4-Hệ nhị phân và dữ liệu số nguyên Lý thuyết: Bài 5-Dữ liệu lôgic Lý thuyết: Bài 6-Dữ liệu âm thanh và hình ảnh Lý thuyết: Bài 7-Thực hành sử dụng thiết bị thông dụng Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet Lý thuyết: Bài 8-Mạng máy tính trong cuộc sống hiện đại Lý thuyết: Bài 9-An toàn trên không gian mạng Lý thuyết: Bài 10-Thực hành khai thác tài nguyên trên Internet Chủ đề 3: Đạo đức, pháp luật và văn hóa trong môi trường số Lý thuyết: Bài 11-Ứng dụng trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền Chủ đề 4: Ứng dụng tin học Lý thuyết: Bài 12-Phần mềm thiết kế đồ hoạ Lý thuyết: Bài 13-Bổ sung đối tượng đồ hoạ Lý thuyết: Bài 14-Làm việc với đối tượng đường và văn bản Lý thuyết: Bài 15-Hoàn thiện hình ảnh đồ hoạ Chủ đề 5: Giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính Lý thuyết: Bài 16-Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python Lý thuyết: Bài 17-Biến và lệnh gán Lý thuyết: Bài 18-Các lệnh vào ra đơn giản Lý thuyết: Bài 19-Câu lệnh điều kiện if Lý thuyết: Bài 20-Câu lệnh lặp for Lý thuyết: Bài 21-Câu lệnh lặp while Lý thuyết: Bài 22-Kiểu dữ liệu danh sách Lý thuyết: Bài 23-Một số lệnh làm việc với dữ liệu danh sách Lý thuyết: Bài 24-Xâu kí tự Lý thuyết: Bài 25-Một số lệnh làm việc với xâu kí tự Lý thuyết: Bài 26-Hàm trong Python Lý thuyết: Bài 27-Tham số của hàm Lý thuyết: Bài 28-Phạm vi của biến Lý thuyết: Bài 29-Nhận biết lỗi chương trình Lý thuyết: Bài 30-Kiểm thử và gỡ lỗi chương trình Lý thuyết: Bài 31-Thực hành viết chương trình đơn giản Lý thuyết: Bài 32-Ôn tập lập trình Python Lý thuyết: Bài 33-Nghề thiết kế đồ hoạ máy tính Lý thuyết: Bài 34-Nghề phát triển phần mềm

XEM THÊM:

Lý thuyết tin học 10 - Sách Kết nối tri thức Thực hành tin học 10 - Sách Kết nối tri thức Gợi ý trả lời SGK tin học 10 - Sách Kết nối tri thức Trắc nghiệm tin học 10 - Sách Kết nối tri thức Bài giảng điện tử tin học 10 - Sách Kết nối tri thức ôn bài vui nhộn tin học 10 - Sách Kết nối tri thức Kiểm tra tin học 10 - Sách Kết nối tri thức

Dữ liệu là gì Tin học lớp 10?

Dữ liệu [Data] là các số liệu hoặc các tài liệu thu thập được chưa qua xử lý, chưa được biến đổi [dạng thô] cho bất cứ một mục đích nào khác. Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau bao gồm: âm thanh, văn bản, hình ảnh,…

Thông tin và dữ liệu là gì cho ví dụ?

- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình. - Dữ liệu là những gì con người tiếp nhận để có được thông tin. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh. Ví dụ: giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ, ….

Thông tin và dữ liệu khác nhau như thế nào?

Nói một cách tổng quát, thông tin là sự hiểu biết của con người về một thực thể nào đó, có thể thu thập, lưu trữ, xử lí được. - Dữ liệu cũng là một khái niệm rất trừu tượng, là thông tin đã được đưa vào máy tính. Dữ liệu sau khi tập hợp lại và xử lí sẽ cho ta thông tin.

Dữ liệu tin học là gì?

Dữ liệu là chuỗi bất kỳ của một hoặc nhiều ký hiệu có ý nghĩa thông qua việc giải thích một hành động cụ thể nào đó. Dữ liệu cần phải được thông dịch để trở thành thông tin. Để dữ liệu thành thông tin, cần xem xét một số nhân tố bao gồm người [hoặc vật]tạo ra dữ liệu và thông tin được mong muốn từ dữ liệu đó.

Chủ Đề