Dự báo giá lợn hơi sâu Tết Nguyên đán

Giá heo hơi tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá heo hơi ở mức cao nhất cả nước 55.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Yên Bái, Nam Định, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình giá heo hơi dược thu mua với mức 50.000 - 53.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 50.000 - 55.000 đồng/kg. 

Dự báo giá lợn hơi sâu Tết Nguyên đán

Giá heo hơi ngày 17/1/2022: Cục Chăn nuôi dự báo, giá heo sẽ tăng đến Tết Nguyên đán? Ảnh: Minh Thư

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Nghệ An giá heo hơi được thu mua với mức 53.000 đồng/kg và 54.000 đồng/kg.

Các địa phương như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 50.000 - 52.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 50.000 - 54.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam

Tương tự 2 miền trên, giá heo hơi tại miền Nam cũng đi ngang so với hôm qua. Cụ thể, tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, giá heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg.

Tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu giá heo hơi được thu mua với mức 50.000 đồng/kg.

Các địa phương như Bình Phước, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng giá heo hơi ở mức 48.000 - 49.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 48.000 - 52.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, thông thường giá heo hơi sẽ tăng dần từ cuối tháng 11 đến trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của Covid-19, sức mua của người dân có phần kém hơn nên sự biến động không mạnh so với mọi năm.

Theo ông Trọng, từ nay đến Tết Nguyên đán có thể giá thịt heo hơi sẽ tăng nhẹ thêm vài giá. Hiện nay, các địa phương đã tiêu thụ hết số lượng thịt tồn đọng, đồng thời khôi phục dần hoạt động tái đàn. Do đó, thị trường thịt heo trong quý 1/2022 dự báo sẽ ổn định trở lại.

TPO - Như mọi năm, vào giai đoạn Tết Nguyên đán, giá lợn thường biến động mạnh, nhưng năm nay các doanh nghiệp đều trong tâm trạng "rón rén" khi chuẩn bị hàng bởi dự báo sức mua trên thị trường dè dặt và giá thịt lợn khó xảy ra đột biến.

Theo ghi nhận của Tiền Phong, giá lợn hơi ngày 22/11 tại miền Bắc khoảng 41.000 - 45.000 đồng/kg; ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên khoảng 44.000 - 47.000 đồng/kg; còn khu vực miền Nam trong khoảng 42.000 - 46.000 đồng/kg. So với thời điểm cách đây 1 tháng, giá lợn hơi đã tăng khoảng 10.000 - 15.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá thịt lợn ở chợ truyền thống ở Hà Nội vẫn duy trì ở mức 80.000 - 110.000 đồng/kg tùy loại; còn trong các siêu thị là 130.000 - 190.000 đồng/kg.

Ông Phan Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản (Vissan) cho biết, sau thời gian dài giãn cách xã hội, nguồn hàng dự phòng của công ty hiện đã hết. Do vậy, để chuẩn bị nguồn hàng cho dịp Tết, doanh nghiệp đang đầu tư hơn 754 tỷ đồng để chuẩn bị 2.800 tấn thịt lợn (tăng 8% so với cùng kỳ năm trước) và 4.200 tấn thịt chế biến (tăng 6%).

Dự báo giá lợn hơi sâu Tết Nguyên đán

Giá thịt lợn năm nay được dự báo sẽ ở mức ổn định, thấp hơn so với mọi năm

Theo ông Dũng, dự báo sức mua của thị trường trong dịp Tết Nhâm Dần sắp tới sẽ giảm từ 10% - 20% so với các năm trước. Đồng thời, giá thịt lợn trong dịp Tết sẽ duy trì ở mức ổn định, thấp hơn so với mọi năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn tăng dự trữ vì nếu nhu cầu tăng đột biến, doanh nghiệp xoay sở không kịp sẽ dẫn tới thiếu nguồn cung. Còn trong trường hợp sức mua giảm, doanh nghiệp sẽ đưa vào chế biến thực phẩm cho quý I năm sau.

Đại diện MM Mega Market Việt Nam cho biết, Tết Nguyên đán năm nay diễn ra trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, nhu cầu của thị trường khó đoán định, mà trông chờ vào quá trình hồi phục trong thời gian tới.

Để chuẩn bị nguồn cung thịt lợn cho dịp Tết Nhâm Dần 2022, đơn vị đang tăng cường liên kết với các nông hộ. Đến nay, Mega Market Việt Nam đã có 2 trạm trung chuyển thịt lợn tại Đồng Nai và Hà Nội. Mỗi trạm liên kết với hơn 100 nông hộ và tổ hợp tác chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hiện, doanh nghiệp lên kế hoạch dự trữ cho những mặt hàng thiết yếu tăng từ 70-100% so với những tháng bình thường và tăng 20-30% so với dịp Tết Nguyên đán 2021.

Ông Nguyễn Văn Trọng - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, dịp Tết Nguyên đán năm nay, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn sẽ tăng nhưng không bằng những năm trước. Hiện việc giãn cách xã hội không diễn ra rộng như trước thay vào đó khoanh vùng, cách ly trong phạm vi nhỏ nên việc sản xuất, lưu thông diễn ra thuận lợi hơn.

Theo ông Trọng, từ nay đến Tết Nguyên đán, giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng, nhưng chỉ dao động ở mức 55.000 - 60.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, hiện 16 doanh nghiệp (chiếm 23 - 24% tổng sản lượng) đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng cho dịp Tết nên giá lợn hơi sẽ rất khó xảy ra đột biến.

TPO - Trong mấy ngày gần đây, giá lợn hơi trên cả 3 miền đều tăng liên tục lên mức 50.000-55.000 đồng/kg. Từ nay đến Tết Nguyên đán, dự báo giá lợn hơi có thể tăng thêm vài giá nữa.

Theo ghi nhận của Tiền Phong, giá thịt lợn hơi ngày 16/1 tiếp tục tăng trên phạm vi cả nước. Theo đó, tại miền Bắc, sau khi tăng 2.000-3.000 đồng/kg trong mấy ngày gần đây, giá thịt lợn hơi tại một số tỉnh như Yên Bái, Nam Định và Phú Thọ…tiếp tục tăng 2.000 đồng/kg lên mức 52.000 đồng/kg. Các tỉnh Thái Bình, Bắc Giang.., giá thịt lợn hơi tăng lên 53.000 đồng/kg, có nơi như ở Hưng Yên, Hà Nội tăng lên 55.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá lợn hơi tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên tăng 1.000 - 3.000 đồng/kg với giá thu mua dao động từ 52.000-54.000 đồng/kg. Tại các tỉnh phía Nam, giá lợn hơi cũng nhích liên tục trong tháng giáp Tết Nguyên đán. Theo đó, tại TP.HCM và tỉnh Đồng Nai…., giá lợn hơi đang giao dịch từ 50.000-52.000 đồng/kg, tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg.

Dự báo giá lợn hơi sâu Tết Nguyên đán

Giá thịt lợn tại các chợ dân sinh vẫn đang duy trì ở mức 80.000 - 120.000 đồng/kg tùy loại

Ông Lê Xuân Huy, Phó Tổng giám đốc Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, giá lợn hơi của công ty bán ra thị trường trong tuần này cũng bắt đầu tăng dần. Hiện giá lợn hơi trung bình của công ty bán ra dao động 49.000-50.000 đồng/kg. Song sản lượng tiêu thụ giảm khoảng 35% so cùng kỳ năm ngoái.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, thông thường giá lợn hơi sẽ tăng dần từ cuối tháng 11 đến trước Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng của COVID-19, sức mua của người dân có phần kém hơn nên sự biến động không mạnh so với mọi năm.

Theo ông Trọng, từ nay đến Tết Nguyên đán có thể giá thịt lợn hơi sẽ tăng nhẹ thêm vài giá. Hiện nay, các địa phương đã tiêu thụ hết số lượng thịt tồn đọng, đồng thời khôi phục dần hoạt động tái đàn. Do đó, thị trường thịt lợn trong quý 1/2022 dự báo sẽ ổn định trở lại.

Theo ghi nhận của Tiền Phong, giá lợn hơi tăng nhưng tại các chợ dân sinh như Phùng Khoang, Triều Khúc (Hà Đông, Hà Nội); Mễ Trì (Nam Từ Liêm)…thời điểm này, giá thịt lợn vẫn duy trì ổn định ở mức 80.000-120.000 đồng/kg tùy loại.

Còn tại một số siêu thị, giá thịt lợn bán lẻ dao động từ 75.000 - 180.000 đồng/kg. Theo đó, giá thịt đùi 80.000 đồng/kg, cốt lết 90.000 đồng/kg, nạc dăm 110.000 đồng/kg, sườn già 120.000 đồng/kg, ba chỉ 125.000 đồng/kg, ba chỉ rút sườn 150.000 đồng/kg, sườn non 180.000 đồng/kg...

Dự báo giá heo hơi mới nhất

Dự đoán giá heo hơi sau Tết 2022 - Dự đoán giá heo hơi trong năm 2022. Hoatieu xin tổng hợp các thông tin mới nhất về giá heo hơi hôm nay và trong thời gian sắp tới tại một số địa phương cũng như trên toàn quốc.

  • Thủ tục và chi phí đổi thẻ từ ATM sang thẻ chip

Gia thịt heo hơi hàng ngày là câu hỏi được nhiều bạn đọc quan tâm khi mà dịch Covid19 vẫn đang ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Giá heo hơi hôm nay

Giá heo hơi ngày 18/2, trên cả 3 miền biến động từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Hiện giá heo hơi được thu mua trong khoảng 54.000 - 57.000 đồng/kg.

Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Bắc Giang giá heo hơi báo giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 56.000 đồng/kg.

Các địa phương như Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định giá heo hơi đi ngang, hiện ở mức 57.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình giá heo hơi được thu mua với mức 56.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Phú Thọ giá heo hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 55.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 55.000 - 57.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Thanh Hóa giá heo hơi giảm nhẹ 1.000 đồng/kg, hiện ở mức 56.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận giá heo hơi ở mức 57.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Định giá heo hơi được thu mua với mức 56.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên đang dao động trong khoảng từ 56.000 - 57.000 đồng/kg.

Giá heo hơi tại miền Nam

Cụ thể, tại tỉnh Tiền Giang giá heo hơi bất ngờ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 57.000 đồng/kg.

Ngược lại, giá heo hơi tại tỉnh Bến Tre lại giảm 1.000 đồng/kg xuống 55.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại TP Hồ Chí Minh, Long An giá heo hơi ở mức 57.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu giá heo hơi ở mức 55.000 - 56.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Hậu Giang giá heo hơi ở mức thấp nhất cả nước 54.000 đồng/kg.

Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 54.000 - 57.000 đồng/kg.

Giá thịt phục hồi vào quý II/2022?

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu các loại về Việt Nam trong năm 2021 đạt trên 4,93 tỷ USD, tăng 28,4% so với năm 2020. Như vậy, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong năm qua cao hơn năm 2020 tới hơn 1 tỷ USD (năm 2020 đạt 3,841 tỷ USD) và là mức cao nhất trong lịch sử nhập khẩu nhóm hàng này. Các thị trường chủ yếu cung cấp thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu cho Việt Nam là Argentina, Mỹ, Brazil và EU. Trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ Argentina, đạt 1,66 tỷ USD, chiếm 33,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của cả nước, tăng 7,8% so với năm 2020.

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), việc tăng giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua là do nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới giảm, nguồn cung trong nước hạn chế, chi phí vận chuyển tăng cộng thêm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến sản lượng một số loại ngũ cốc chính của một số quốc gia sụt giảm. Biến đổi khí hậu đã làm một số nước là đối tác cung cấp nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính cho Việt Nam như Mỹ, Argentina, Brazil,… bị khô hạn nên diện tích ngô, lúa mì, đậu tương phải thu hẹp làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và giá. Do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng tăng.

Trong khi đó, kết quả khảo sát của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam đối với chuyên gia và doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi về nhu cầu của một số sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong năm 2022 cho thấy có xu hướng tăng lên do nhu cầu đối với thủy sản, heo và gia cầm, trong đó thủy sản là phân khúc được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất.

Còn theo dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ là khoảng 28-30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD với mức tăng trưởng trung bình 11-12%/năm; trong đó quá nửa sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (14,5-15 triệu tấn) sẽ dành cho ngành gia cầm.

Trước bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng và ảnh hưởng trực tiếp đến người chăn nuôi, Cục Chăn nuôi cho rằng, giải pháp trước mắt, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để có thể thay thế 1 phần nguồn nhập khẩu. Bên cạnh đó, cần thực hiện quản trị tốt nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi…

Về các giải pháp lâu dài, cần chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu để đa dạng hóa nguồn cung, giảm bớt sự phụ thuộc vào một hoặc một số thị trường nhất định; tiến hành đàm phán với các nước xuất khẩu lớn sang Việt Nam để có chính sách ưu đãi về giá, ưu tiên nguồn cung cho Việt Nam; nâng cao năng lực hệ thống logistics trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa nói chung trong đó có thức ăn chăn nuôi… Đặc biệt, cần nâng cao năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước. Chính phủ cần tổ chức quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi một cách bài bản, đồng bộ.

Trong bối cảnh giá cả hàng hóa đều tăng phi mã, việc giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi là khó khăn chung của doanh nghiệp sản xuất thức ăn và người chăn nuôi. Các chuyên gia cho rằng, việc cân đối làm sao hài hòa lợi ích giữa các bên là việc cần phải làm. Theo đó, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi cần chia sẻ với doanh nghiệp, hộ chăn nuôi, không tăng giá sốc. Bởi lẽ nếu giá cám quá cao, người chăn nuôi không mặn mà tái đàn, tăng đàn thì doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, ngoài ra có thể mất khách hàng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, cũng kỳ vọng tổng cầu thực phẩm trong thời gian tới tăng lên, đặc biệt, trong quý II và quý III tới đây khi du lịch, các trường học, bếp ăn tập thể... quay trở lại hoạt động bình thường... sẽ đẩy giá thực phẩm chăn nuôi trong đó có thịt, trứng, gia cầm tăng lên, giảm khó khăn cho người chăn nuôi.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Phổ biến pháp luật của HoaTieu.vn.