Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị

Skip to content

Động đất là gì? Bạn có tò mò về hiện tượng này hay không? Bạn đang muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này? Đừng lo lắng, hãy cùng theo dõi qua bài viết sau.

Động đất là gì?

Trong khoa học người ta còn sử dụng một thuật ngữ khác để gọi tên thay cho cụm từ động đất đó là địa chấn. Vậy động đất hay địa chấn là gì? Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản thì nó là sự chuyển động trong lòng đất tạo nên sự rung lắc của các sự vật trên mặt đất.

Còn theo một khái niệm chính thống trên các tài liệu thì hiện tượng này được giải thích như sau. Sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất sẽ tác động lên bề mặt của trái đất sinh ra hiện tượng sóng địa chấn.

Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị

 Động đất chỉ xảy ra ở các hành tinh có cấu tạo lớp ở ngoài đặc biệt như trái đất chúng ta. Sự phá vỡ kết cấu bề mặt trái đất tạo nên các sóng địa chấn có thể xảy ra bất cứ nơi đâu trên bề mặt trái đất. Tuy nhiên thì mức độ của nó sẽ tùy thuộc vào kết cấu địa chất và được đo lường bằng đơn vị richter.

Thông thường những cơn động đất nhẹ xảy ra hầu như tất cả mọi nơi, nhưng đặc biệt là những trận động đất từ 7 richter trở lên chỉ xảy ra ở một số địa điểm nhất định. Mức độ động đất và tác động của nó cụ thể như sau:

  • Động đất từ 1 tới 2 độ richter: Với mức độ này thì người bình thường sẽ không nhận biết được do nó rất nhẹ, cần dùng các công cụ đo lường chuyên dụng.
  • Từ 3 tới 4 độ richter: Mức độ này khá nhẹ nên có thể bắt đầu cảm nhận được nhưng nó cũng không thể gây ra hậu quả gì đáng kể.
  • Từ 4 tới 5 độ richter: Đây là mức độ mọi người có thể cảm nhận rõ ràng nhất khi động đất xảy ra ở mức không gây thiệt hại mà chỉ có sự rung lắc nhẹ.
  • Từ 5 tới 6 độ richter: Khi nó xảy ra sẽ khiến một số công trình xây dựng bị ảnh hưởng như nghiêng, nứt hay rung chuyển.
  • Từ 7 tới 8 độ richter: Đây là mức độ động đất gây nên sự tổn hại về tài sản cho con người nghiêm trọng, nó sẽ tàn phá các công trình cơ bản.
  • Từ 8 tới 9 độ richter: Mức độ nguy hiểm này sẽ khiến thiệt hại cả về người và của. Thậm chí nó sẽ phá vỡ cả lớp cấu tạo nên bề mặt trái đất, không chỉ làm sụp đổ các công trình mà nó sẽ gây nên hiện tượng sạt lở các dãy núi.
  • Từ 9 độ richter trở lên: Hiếm khi xảy ra nhưng ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng.

Nguyên nhân của động đất?

Cho tới nay, động đất được tìm ra bởi 2 nguyên nhân chủ yếu đó là do những tác động từ bên trong và do ảnh hưởng của ngoại lực. Những ảnh hưởng từ bên trong như: núi lửa phun trào, sụt lở của các hang động trong lòng đất, sự chuyển động đứt gãy thạch quyển… Nguyên nhân khách quan tới từ tự nhiên là sự va chạm của các thiên thạch trong quá trình rơi làm va vào bề mặt của trái đất tạo nên một ngoại lực mạnh gây ra.

Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị

Ngoài ra, chúng ta còn phải nhắc tới một nguyên nhân khách quan nữa đó chính là do con người. Khi mà xã hội ngày càng phát triển hiện đại thì những hoạt động của con người có thể nguyên nhân chính làm xảy ra hiện tượng này. Các cuộc phóng thử hạt nhân, các vụ nổ nhà máy hạt nhân hoặc do áp suất quá cao của các công trình thủy điện cũng dễ dàng tạo nên những trận động đất.

Tác hại của động đất

Động đất xảy ra luôn mang lại những thiệt hại không mong muốn cho con người. Chúng ta thấy rằng khi một cơn địa chấn đi qua nó sẽ để lại những hậu quả hiển nhiên như: phá vỡ, hư hỏng, suy sụp các công trình xây dựng, thay đổi cấu tạo địa chất, gây ra sóng thần, hỏa hoạn… Không những vậy nó còn khiến cho các sinh hoạt của con người bị gián đoạn, ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế, trực tiếp ảnh hưởng tới tính mạng con người, làm lây lan dịch bệnh…

Các vùng động đất tại Việt Nam

Tên vùng Độ Richter Tên vùng Độ Richter
Sơn La 6,8 Sông Mã – Fumâytun 6,5
Đông Triều 6,0 Sông Hồng – Sông Chảy 6.0
Sông Cả – Khe Bố 6,0 Rào Nạy 5,5
Cao Bằng – Tiên Yên 5,5 Đông Bắc trũng Hà Nội 5,5
Cẩm Phả 5,5 Sông Lô 5,5
Phong Thổ – Than UyênMường La – Chợ Bờ 5,5 Sông Đà 5,5
Mường Nhé 5,5 Hạ lưu sông Mã 5,5
Sông Hiếu 5,5 Khe Giữa – Vĩnh Linh 5,5
Trà Bồng 5,5 Huế 5,5
Đà Nẵng 5,5 Tam Kỳ – Phước Sơn 5,5
Sông Pô Cô 5,5 Sông Ba 5,5
Ba Tơ – Củng Sơn 5,5 Kinh tuyến 109,5 5,5
Tuy Hoà – Củ Chi 5,5 Thuận Hải – Minh Hải 5,5
Vũng Tàu –  Tôn Lê Sáp 5,5 Sông Hậu 5,5
Phú Quý 1 5,5 Phú Quý 2 5,5

Trên đây là những thông tin bài viết về động đất, mong rằng mọi người đã giải đáp được những thắc mắc của mình. Động đất luôn mang lại những hậu quả khủng khiếp nên mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu những thông tin để bảo vệ mình.

Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị

Động đất là gì? Nguyên nhân nào hình thành động đất

Đánh giá bài viết

Động đất được đánh giá là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất đối với nhân loại. Vậy động đất là gì? Những nguyên nhân nào hình thành nên động đất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng này qua bài viết sau đây nhé!

Tìm hiểu động đất là gì?

Động đất là hiện tượng rung chuyển đột ngột của lớp vỏ Trái đất, mạnh hay yếu sẽ tùy từng trận (được đo đạc bằng độ Richter), xảy ra do sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hay các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn.

Động đất hay địa chấn là kết quả của sự giải phóng năng lượng một cách bất ngờ ở lớp vỏ Trái Đất và phát sinh ra sóng địa chấn.

Một chấn động đơn độc thường sẽ kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa trong khoảng thời gian 3 phút.

Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị
Động đất là gì?

Khi một trận động đất xảy ra sẽ kéo theo những rung chấn ở các khu vực xung quanh. Rung chấn là gì? Rung chấn hay sóng địa chấn là rung động truyền qua lòng Trái Đất hoặc chạy dọc theo bề mặt của nó. Rung chấn là một dạng sóng cơ học chứa năng lượng phát sinh từ các nguồn chấn động trong đất như động đất, núi lửa, đập, nổ, rung,… và truyền qua các lớp khác nhau của Trái Đất.

Nguyên nhân nào hình thành động đất?

Nguyên nhân nội sinh

– Động đất xảy ra do sạt lở các hang động ngầm dưới mặt đất hay động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với một khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển trong một khu vực hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số các trận động đất trên thế giới.

– Động đất do núi lửa phun trào, chủ yếu liên quan đến các hoạt động phun nổ trở lại của núi lửa (loại động đất này thường không mạnh lắm và chiếm khoảng 7%).

– Động đất kiến tạo, loại động đất chiếm 90% tổng số các trận động đất trên trái đất:

  • Có liên quan đến hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa của các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm.
  • Liên quan đến hoạt động magma núi lửa xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước đó của đá vây quanh, làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ sẽ xảy ra hiện tượng động đất.
  • Liên quan đến sự biến đổi tướng đá, đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây ra co rút và dãn nở thể tích đá, làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra hiện tượng động đất.
Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị
Biết bao người tan cửa nát nhà sau thảm họa động đất

Nguyên nhân ngoại sinh

Động đất là gì? Bên cạnh các nguyên nhân nội sinh, nguyên nhân ngoại sinh cũng là yếu tố gây ra các trận động đất. Nguyên nhân ngoại sinh ở đây là động đất do thiên thạch ngoài không gian va chạm vào trái đất.

Nguyên nhân nhân sinh

Động đất là gì? Nguyên nhân cuối cùng gây ra động đất là nguyên nhân nhân sinh. Tức là động đất xảy ra do các hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt trái đất của con người, đặc biệt như là các vụ thử hạt nhân, vụ nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước trong các hồ chứa nước, hồ thủy điện.

Động đất nguy hiểm đến mức độ nào?

Động đất là một nguyên nhân chính gây ra các trận sóng thần. Khi xảy ra động đất ở trong lòng đại dương, sức địa chấn sẽ đẩy các khối nước khổng lồ lên cao. Trong khoảng hơn mấy trăm km vuông khối nước bị đẩy lên cao rồi rơi xuống, sẽ tạo ra những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ vào đất liền.

Đôi khi động đất còn khiến cho các núi lửa hoạt động lại, thậm chí là những núi lửa đã tắt từ rất lâu. Do lòng đất bị nứt gãy ra tạo cơ hội cho những dòng magma núi lửa phun trào. Những hiện tượng thiên tai này khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra những tai họa không lường hết được.

Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị
Động đất kéo theo sự phun trào của các núi lửa

Vì động đất thường xảy ra rất bất ngờ cũng như tính chất nguy hiểm của nó, trong khi đó chúng ta không thể làm gì để ngăn chặn nó, nên cách duy nhất để đối phó động đất là làm sao để giảm thiểu tối đa các mức độ thiệt hại mà động đất gây nên.

Độ lớn của động đất được xác định thế nào?

Độ lớn của động đất (M) hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là độ Richter. Chúng ta có thể hình dung về độ richter như sau:

  • Từ 1 – 2 độ richter: Con người thường không nhận biết được
  • Từ 2 – 4 độ richter: Có thể nhận biết nhưng thường sẽ không gây thiệt hại.
  • Từ 4 – 5 độ richter: Mặt đất sẽ rung chuyển, nghe thấy tiếng nổ, mức thiệt hại không đáng kể.
  • Từ 5 – 6 độ richter: Nhà cửa bắt đầu rung chuyển, một số công trình có hiện tượng nứt, gãy.
  • Từ 6 – 7 độ richter: Nhà cửa, công trình bị hư hại nhẹ.
  • Từ 7 – 8 độ richter: Đây là động đất mạnh phá hủy hầu hết được các công trình xây dựng thông thường, có các vết nứt lớn hoặc lún sụt trên mặt đất.
  • Từ 8 – 9 độ richter: Nhà cửa, đường xá đổ nát, nền đất sẽ bị lún sâu đến 1m, sụp đổ lớn ở vùng núi kèm theo thay đổi về địa hình trên diện rộng.
  • Trên 9 độ richter: Rất hiếm khi xảy ra có thể hình rung mức độ tàn phá rất khủng khiếp.

Những trận động đất có độ richter M > 7 không xảy ra khắp mọi nơi trên trái đất mà thường tập trung ở những vùng, khu vực nhất định, gọi là đới hoạt động địa chấn mạnh.

Xem thêm: Khám phá những con sông dài nhất thế giới

Tác hại của động đất là gì?

Tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn trên mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ bề mặt, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất, lở tuyết. Mức độ nghiêm trọng của nó còn dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm động đất và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại địa phương bị ảnh hưởng.

Động đất cũng thường gây ra các trận hỏa hoạn khi chúng phá hủy các đường dây điện, các đường ống khí, hay làm núi lửa phun trào.

Các trận động đất khi xảy ra dưới đáy đại dương có thể gây ra lở đất hay biến dạng địa hình đáy biển, làm phát sinh trận sóng thần (những đợt sóng lớn tràn qua các đại dương rồi đổ bộ trực tiếp vào đất liền). Đôi khi động đất còn khiến các núi lửa hoạt động, thậm chí là những núi lửa được dự đoán đã tắt từ lâu,…

Động đất là hiện tượng lớp vỏ Trái đất bị
Động đất nguyên nhân chính dẫn đến các thảm họa sóng thần

Động đất nguy hiểm và gây ra các thiệt hại nặng nề vì động đất thường kéo theo các hiện tượng thiên tai khác như sóng thần, núi lửa phun trào, sàn lở,… gây ra các chuỗi thảm họa khủng khiếp. Động đất gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, tài sản con người. Nó có thể dẫn tới các đợt dịch bệnh, thiếu các nhu cầu cơ bản, ảnh hưởng đến tinh thần,…sau động đất.

Bài viết trên là những thông tin cơ bản về động đất, động đất là gì?  Nguyên nhân nào hình thành nên động đất, cùng với các yếu tố liên quan.  Hy vọng bài viết giúp các bạn có thêm những kiến thức thú vị, hãy tiếp tục theo dõi mayruaxegiadinh để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!